{CẢNH BÁO} Đi Ngoài Ra Nước Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Đi ngoài ra nước là một trong những biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, đi ngoài ra nước là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị ra sao?
4.9/5 - (1633 bình chọn)- 1. Đi ngoài ra nước là gì?
- 2. Các dạng đi cầu ra nước thường gặp nhất
- 2.1 Ỉa chảy do nhiễm khuẩn đường ruột
- 2.2 Đi ngoài ra nước dạng tả
- 2.3 Tiêu chảy dạng lỵ
- 3. Top 6 nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra nước
- 3.1. Đi ngoài ra nước do ngộ độc thực phẩm
- 3.2. Ung thư dạ dày
- 3.3. Viêm đại tràng cấp và mạn tính
- 3.4. Nhiễm ký sinh trùng gây tiêu chảy
- 3.5. Sử dụng thuốc kháng sinh
- 3.6. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
- 4. Đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?
- Mất nước và điện giải
- Nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng
- Suy dinh dưỡng
- Tác động đến tâm lý
- 5. Chẩn đoán đi ngoài ra nước
- 6. Chữa đi ngoài ra nước bằng cách nào?
- 6.1. Điều trị bằng Tây y
- 6.2. Điều trị bằng mẹo dân gian
- 7. Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy ra nước
- 7.1. Đi ngoài ra nước nên ăn gì?
- 7.2. Đi ngoài ra nước nên kiêng gì?
- 8. Phòng tránh đi ngoài ra nước
1. Đi ngoài ra nước là gì?
Đi ngoài ra nước (hay còn gọi là tiêu chảy, ỉa chảy) là hiện tượng rối loạn đại tiện cấp tính, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là các dấu hiệu đặc trưng của đi ngoài ra nước:
✅ TRIỆU CHỨNG | ⭐ BIỂU HIỆN CHI TIẾT |
✅ Phân lỏng | ⭐ Phân chứa nhiều nước hoặc toàn nước, có khi lẫn chất nhờn hoặc máu; lợn cợn các loại thức ăn chưa tiêu hóa hết. |
✅ Màu sắc của phân | ⭐ Tùy vào nguyên nhân gây tiêu chảy, phân có thể màu đen, màu nâu, màu hồng… |
✅ Tăng số lần đi ngoài | ⭐ Mỗi ngày có thể đi ngoài đến 4-5 lần, thậm chí nhiều hơn. |
✅ Đi ngoài ra nước kèm đau bụng | ⭐ Cảm giác đau quặn thắt vùng ổ bụng, có thể nổi các cục cứng. Khi có nhu cầu đại tiện, người bệnh không thể kìm nén (mất kiểm soát đại tiện). |
✅ Đi ngoài ra nước không kèm đau bụng | ⭐ Người bệnh đi ngoài nhiều lần/ ngày, phân lỏng hoặc toàn nước nhưng không có cảm giác đau bụng dữ dội. |
✅ Cơ thể mất nước | ⭐ Mất nước xảy ra khi tiêu chảy nhiều lần/ ngày mà không được bù nước đầy đủ. Biểu hiện của mất nước là: mệt mỏi, môi khô, họng khô, da tái nhợt… |
2. Các dạng đi cầu ra nước thường gặp nhất
Có nhiều dạng đi cầu ra nước. Với mỗi dạng, biểu hiện và cách thức điều trị lại khác nhau. Dưới đây là các dạng thường gặp nhất.
2.1 Ỉa chảy do nhiễm khuẩn đường ruột
Nếu ăn phải đồ ăn thức uống không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc để quá lâu, bị ôi thiu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập rất nhanh vào niêm mạc ruột để gây hại. Vi khuẩn thường gặp nhất là Salmonella.
Bệnh sẽ phát sau khoảng 12 đến 36 giờ, tùy vào mức độ nhiễm khuẩn của thức ăn và sức khỏe của đường ruột. Các triệu chứng điển hình là nôn mửa, sốt, đau xung quanh rốn và đau vùng thượng vị, đại tiện liên tục, phân có mùi tanh, có khi lẫn cả máu nhầy…
2.2 Đi ngoài ra nước dạng tả
Tiêu chảy dạng tả cũng do vi khuẩn gây nên. Nguy hiểm hơn, chúng có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch bệnh, gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Tiêu chảy dạng tả có thể liên quan đến vi khuẩn Vibrio cholarae hoặc E.Coli. Mỗi nguyên nhân lại có biểu hiện và thời gian ủ bệnh khác nhau:
- Ỉa chảy dạng tả do vi khuẩn Vibrio cholarae: Ủ bệnh khoảng 5 ngày; Triệu chứng thường gặp: tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân đục như nước vo gạo, không sốt, không đau bụng.
- Ỉa chảy do khuẩn E.Coli: Ủ bệnh khoảng 1 đến 3 ngày; Triệu chứng: sốt nhẹ, phân hầu như toàn nước, số lần đi một ngày không nhiều nhưng có thể kéo dài đến vài tuần.
2.3 Tiêu chảy dạng lỵ
Tiêu chảy dạng lỵ hay còn gọi là hội chứng kiết lỵ, là một trong những bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già gây nên bởi vi khuẩn Entamoeba histolyca hoặc Shigella. Đa phần, nhiễm trùng lỵ đều ở dạng không triệu chứng. Một số ít tiêu chảy nhẹ kéo dài và trầm trọng nhất là lỵ tối cấp với các triệu chứng dồn dập.
Bệnh phát nặng với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, đau quặn bụng từng cơn, sốt cao, phân dính máu…
3. Top 6 nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra nước
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra nước, cụ thể là:
3.1. Đi ngoài ra nước do ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc… đường ruột xuất hiện các phản ứng kích thích. Biểu hiện thường gặp nhất là đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc toàn nước.
Ngộ độc thực phẩm dẫn đến tiêu chảy cấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt ở những người có thể trạng yếu và ở trẻ nhỏ.
3.2. Ung thư dạ dày
Bệnh rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Biểu hiện đặc trưng là đau bụng, đi ngoài lúc táo lúc lỏng, phân có màu xanh, tanh, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Vì thế. khi gặp triệu chứng trên, cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh.
3.3. Viêm đại tràng cấp và mạn tính
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn ở đại tràng. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng liên tục, khi âm ỉ lúc dữ dội, táo bón hoặc đi ngoài liên tục, phân lỏng, nát có nhầy máu. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ thường xuyên mệt mỏi, sút cân.
3.4. Nhiễm ký sinh trùng gây tiêu chảy
Sử dụng thực phẩm tái, sống hoặc nguồn nước bị ô nhiễm có chứa giun, sán, trùng roi Giar lamblia có thể là nguyên nhân khiến ký sinh trùng xâm nhập. Từ đó dẫn đến đau bụng, đi ngoài ra nước.
Không chỉ xâm nhập và tấn công đường ruột, ký sinh trùng còn gây hại về lâu về dài đối với thể chất, thậm chí tấn công sang các bộ phận khác như gan, não, thận… của người bệnh.
3.5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, trong đó có đi ngoài liên tục, phân lỏng.
3.6. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
Đây là tình trạng cơ thể phản ứng tiêu cực khi tiếp xúc với một số loại thực phẩm, như sữa, trứng, đậu phộng, hải sản…
Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như đi ngoài ra nước, nổi mẩn, ngứa, khó thở, hạ huyết áp…
Các nguyên nhân gây dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể là do di truyền, hệ miễn dịch yếu, tiếp xúc với chất gây dị ứng, thiếu enzyme tiêu hóa…
Một số loại thực phẩm thường gây dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm là sữa bò, trứng gà, đậu phộng, hải sản, gluten, lactose…
4. Đi ngoài ra nước có nguy hiểm không?
Việc đi ngoài ra nước thường là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, và nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tình trạng tạm thời đến các vấn đề sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, mất nước nhanh chóng, hoặc có máu trong phân, bạn cần thăm bác sĩ ngay lập tức.
Nguy hiểm của tình trạng đi ngoài ra nước phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số tình huống có thể xuất hiện:
Mất nước và điện giải
Tiêu chảy liên tục có thể dẫn đến mất nước và mất các chất điện giải quan trọng như natri, kali, và clorua. Điều này có thể dẫn đến tình trạng suy nhược, sụt cân.
Nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng
Nếu nguyên nhân của tiêu chảy là do nhiễm trùng, có thể có nguy cơ tăng cao về viêm nhiễm đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân, đặc biệt là nếu bạn không chăm sóc và điều trị kịp thời.
Suy dinh dưỡng
Tiêu chảy có thể gây mất chất dinh dưỡng do khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm đi.
Tác động đến tâm lý
Tình trạng đi ngoài có thể tác động đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Người bệnh thường xuyên có cảm giác khó chịu, lo lắng vì các triệu chứng có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng đi ngoài ra nước kéo dài hoặc trở nên nặng nề, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có đánh giá chính xác và được tư vấn điều trị phù hợp.
5. Chẩn đoán đi ngoài ra nước
Để chẩn đoán đi ngoài ra nước, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
– Xét nghiệm phân: giúp xác định có vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, máu, chất nhầy trong phân hay không.
– Xét nghiệm máu: kiểm tra mức độ mất nước, nhiễm trùng, viêm, thiếu máu hay không.
– Nội soi đại tràng: quan sát trực tiếp niêm mạc đại tràng, phát hiện có viêm, loét, polyp, ung thư hay không.
– Nội soi kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non: tìm nguyên nhân gây đi ngoài ra nước từ các bộ phận này, như viêm, loét, trào ngược, ung thư…
– Chụp X-quang: để xem xét các cơ quan nội tạng, phát hiện có sự tắc nghẽn, nhiễm trùng, u nang hay không.
– Chụp CT ruột và mô: xem chi tiết về cấu trúc và hoạt động của ruột cũng như các mô xung quanh, phát hiện có viêm, nhiễm trùng, rò rỉ, u nang hay không.
– MRI chụp ảnh chi tiết về các cơ quan và mô: để phát hiện các bệnh lý như viêm đại tràng, ung thư đại tràng…
6. Chữa đi ngoài ra nước bằng cách nào?
Để ngăn chặn biến chứng khó lường của hiện tượng đi ngoài ra nước, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
6.1. Điều trị bằng Tây y
Khi bị đi ngoài, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Vì vậy, việc đầu tiên người bệnh nên thực hiện là bù nước và chất điện giải. Sử dụng ngay Oresol hoặc uống nước đun sôi để nguội.
Trường hợp nhẹ, tình trạng đi ngoài sẽ được cải thiện sau một vài ngày. Nếu các triệu chứng không đỡ, người bệnh có biểu hiện nôn, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn E.Coli sẽ được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng thuốc như: Biseptol, Tetracycline…
Các thuốc chống viêm như sulfasalazine hoặc mesalamine có thể được kê đơn để kiểm soát viêm nhiễm và giảm triệu chứng.
Loperamid là một loại thuốc chống tiêu chảy thường được sử dụng để giảm tần suất đi ngoài và làm đặc phân.
Các loại thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đi ngoài ra nước. Tuy nhiên, với người già hoặc trẻ nhỏ, có hệ tiêu hóa kém, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
6.2. Điều trị bằng mẹo dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa đi ngoài được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
– Lá mơ lông
Công dụng: Từ xa xưa, lá mơ lông đã được mệnh danh là vị thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả. Việc sử dụng lá mơ lông cũng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay mà không mất quá nhiều thời gian.
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ.
- Trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy.
- Ăn 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi.
– Hồng xiêm xanh
Công dụng: Hồng xiêm có vị chát, tính bình, khắc phục hiệu quả chứng đi ngoài ra nước. Nên lựa chọn quả hồng vẫn còn non bởi chúng chứa nhiều nhựa hơn so với những quả bánh tẻ hoặc đã già.
– Cách làm:
- Hồng xiêm thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.
- Mỗi lần dùng 10 lát sắc uống với nước.
- Duy trì trong 2 ngày sẽ thấy tác dụng.
7. Chế độ ăn uống khi bị tiêu chảy ra nước
Đối với những người đang bị tiêu chảy, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Bạn nên lưu ý đến các nhóm thực phẩm nên và không nên ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
7.1. Đi ngoài ra nước nên ăn gì?
Song song với việc sử dụng thuốc, các chuyên gia y tế khuyên người bị đi ngoài ra nước nên ăn những thực phẩm như sau:
- Lựa chọn thức ăn lỏng, nhẹ dễ tiêu hóa như cháo, súp…
- Thực phẩm giàu chất béo khỏe mạnh như cá hồi, thịt gia cầm không da, chất béo omega-3 từ hạt lanh có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất điện giải bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ như chuối, cam, quýt, cà rốt…
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước cốt dừa có thể giúp bổ sung nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy.
- Bạn có thể ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như chuối, cà chua, cà rốt, hay khoai lang. Chất xơ giúp làm đặc chất phân và giảm tần suất tiêu chảy.
7.2. Đi ngoài ra nước nên kiêng gì?
- Không ăn những món chưa được nấu chín như: tiết canh, nem chua, gỏi cá…
- Kiêng rau sống, rau chân vịt, rau cần, giá đỗ…
- Không ăn thịt mỡ, hải sản, đồ tanh, lạnh gây khó tiêu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm và gia vị sinh hơi như tỏi, hành, đậu tương, bí đỏ…
- Tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, bia, rượu… khiến tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn.
- Các thực phẩm giàu đường và đồ ăn nhanh có thể kích thích tiêu chảy.
- Các thực phẩm kích thích như ớt, gia vị, và thực phẩm chua có thể gây kích thích đường ruột và làm tăng tình trạng tiêu chảy.
8. Phòng tránh đi ngoài ra nước
Theo các chuyên gia y tế, để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra nước, mỗi người cần phải nghiêm túc thực hiện những lưu ý sau:
– Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường. Dùng xà phòng để rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn những thực phẩm sống, tái, chưa chín hoặc chưa rửa sạch, như thịt, trứng, hải sản, rau quả… Tránh ăn những thực phẩm có mùi, mốc, ôi thiu hoặc đã bị hỏng.
– Quan tâm đến nguồn gốc hạn sử dụng của thực phẩm.
– Sử dụng nước sạch trong ăn uống, nếu không có máy lọc phải dùng cloramin B để khử khuẩn.
– Khi gia đình hoặc người xung quanh có hiện tượng đi ngoài ra nước, phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
– Không được phóng uế bừa bãi, phải đi vệ sinh đúng nơi quy định.
– Khi đi du lịch, nên mang theo thuốc giảm đau, chống nôn, kháng sinh, thuốc chống ký sinh trùng, thuốc bổ sung men vi sinh vật có lợi cho đường ruột… để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có triệu chứng đi ngoài ra nước.
Bài viết trên là những thông tin hữu ích về hiện tượng đi ngoài ra nước và cách điều trị. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm từ dược sĩ, hãy liên hệ ngay tới hotline 0343.44.66.99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
- 6 nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi khó tiêu
- Đi cầu ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Từ khóa » Nôn đi Ngoài Lỏng
-
Triệu Chứng đau Bụng Buồn Nôn đi Ngoài Có Nghiêm Trọng Hay Không?
-
Buồn Nôn Và Tiêu Chảy Cảnh Báo Bệnh Gì? Khi Nào Cần đi Khám Ngay
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
[PDF] Tiêu Chảy Và Nôn ói
-
Buồn Nôn Và Tiêu Chảy – Dấu Hiệu Bệnh Gì ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Triệu Chứng đau Bụng, Buồn Nôn, đi Phân Lỏng Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Bụng đi Ngoài Ra Nước, đau đầu, Buồn Nôn Là Bệnh Lý Gì? | Vinmec
-
Đau Bụng Tiêu Chảy Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Đau Bụng đi Ngoài Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
“Vạch Trần” 7 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Tiêu Chảy ở Người Lớn
-
Bệnh Tiêu Chảy - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Tiêu Chảy & Nôn Mửa ở Trẻ - Panadol
-
CHA MẸ CHÚ Ý BÙNG PHÁT DỊCH NÔN, TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
-
Cách Xử Trí Khi Trẻ Nôn Và Tiêu Chảy