Cảnh Báo Ngộ độc Thực Phẩm Do độc Tố Botulinum - Trang Chủ
Có thể bạn quan tâm
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum
01/09/2020 | 08:51 AM
|Ngày 31/8/2020, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hiện tại, Trung tâm đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú và 4 bệnh nhân khác tới khám do ngộ độc thực phẩm liên quan đến độc tố botulinum. Tất cả các trường hợp này đều đã sử dụng thực phẩm pate Minh Chay. Hai bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú là hai bệnh nhân cao tuổi: Đào Gia T. (nam, 70 tuổi) và Từ Thị Bích L. (nữ, 68 tuổi) đều có địa chỉ tại Huyện Hoài Đức, Hà Nội nhập viện ngày 18/8 trong tình trạng liệt toàn thân.
news-relateHình ảnh lọ pate hai bệnh nhân L và T đang sử dụng đã được lấy mẫu đưa đi xét nghiệm
Theo lời kể của người nhà, tháng 7/2020 hai bệnh nhân mua món Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới (Địa chỉ tại Tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng (trang Website của công ty: pate.1001monchay.com; minhchay.com). Khi ăn đến lọ thứ 2 thì các bệnh nhân thấy có mùi khác với lọ trước, bữa cuối cùng là khoảng cuối tháng 7, sau 1-2 ngày bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng đau họng, sụp mi, khó nói, khó nuốt, yếu tay, yếu chân và khó thở…
Cũng theo lời kể của người nhà, tình trạng bệnh diễn biến đã gần 1 tháng nay, Bệnh nhân L. không tự ngồi được, liệt nhẹ cơ hô hấp, liệt hầu, họng. Bệnh nhân T. liệt cơ gần hoàn toàn, còn vận động nhẹ bàn tay, bàn chân, thở máy. Dịch não tủy và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, tiên lượng liệt có thể kéo dài nhiều tháng và cũng phải mất nhiều tháng sau để hồi phục.
Hiện bệnh nhân T vẫn trong tình trạng thở máy, liệt cơ hô hấp
Ngoài ra, cho tới chiều ngày 01/09/2020, đã có 11 bệnh nhân khác đến khám kiểm tra sau khi ăn pate Minh Chay với tình trạng nhẹ, chủ yếu bị yếu mỏi cơ, mệt, không vận động nặng được và đang được đánh giá tình trạng cụ thể để có hướng xử trí tiếp.
Mẫu pate chay trong lọ của hai bệnh nhân đã ăn là "Pate Minh Chay", đã được gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đều đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum. Nuôi cấy mẫu phân của bệnh nhân cũng phát hiện thấy vi khuẩn này.
Do tính chất ngộ độc nặng nề, kéo dài, nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Hai bệnh nhân này bị ngộ độc nặng và mắc bệnh lý nền, tình trạng rất nguy kịch. Ở Việt Nam hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu là giải độc tố botulinum. Vì vậy, nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của Bộ y tế, Cục Quản lý dược, Vụ Kế hoạch tài chính, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm chống độc Ramathiboditại Bangkok, Thái Lan và Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chiều ngày 29/8/2020 hai lọ thuốc giải độc (Botulism Antitoxin Heptavalent) đã được khẩn cấp chuyển từ Thái Lan về đến Bệnh viện Bạch Mai và đã sử dụng giải độc cho hai bệnh nhân ngay sau đó. Kinh phí của hai lọ thuốc giải độc khoảng 16000 USD, hoàn toàn do WHO viện trợ, bệnh nhân không phải trả kinh phí. Với thuốc giải độc này, bệnh nhân nữ đã cải thiện rõ, tự ngồi dậy được, mở mắt, há miệng và giọng nói đã tốt hơn, bệnh nhân nam hy vọng sẽ giảm thời gian liệt nặng, giảm thời gian thở máy và hồi sức và qua đó giảm biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.
Kinh phí của hai lọ thuốc giải độc khoảng 16000 USD và đã được WHO viện trợ hoàn toàn, bệnh nhân không phải chi trả bất kỳ chi phí nào
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên: Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn. Có thể nói ở Bệnh viện Bạch Mai và nhiều cơ sở y tế trước đây chưa chính thức ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc thuộc loại này.
Bác sĩ Nguyên cho biết nguyên nhân của loại ngộ độc này là xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng đóng gói kín (chai, lọ, lon, hộp, túi) không đảm bảo an toàn dẫn tới có mặt một số loại vi khuẩn phát triển và sinh độc tố gây bệnh, cụ thể như sau:
Vi khuẩn thủ phạm: phổ biến là vi khuẩn Clostridium botulinum, còn gọi là vi khuẩn độc thịt (vì ban đầu xảy ra chủ yếu với thịt hộp). Vi khuẩn này tồn tại nhiều ở ngoài môi trường và có thể lẫn trong nhiều loại nguyên liệu thực phẩm, lúc này vi khuẩn ở dạng có vỏ bọc chịu đựng tốt với đun nấu thông thường (gọi là bào tử). Vi khuẩn có đặc điểm kỵ khí (chỉ phát triển trong môi trường thiếu không khí), không phát triển được trong môi trường chua (pH<4,6), mặn (nồng độ muối ăn >5%). Như vậy, các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn (quy trình sản xuất không đảm bảo sạch), sau sản xuất thực phẩm được đóng gói kín như chai, lọ, hộp, lon, túi, trong khi đó không đủ độ chua, độ mặn như trên thì rõ ràng tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố botulinum.
Loại thực phẩm có nguy cơ: cổ điển là thịt hộp, tuy nhiên các vụ ngộ độc cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản,…khi được sản xuất để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định (ví dụ độ chua, độ mặng như trên), đặc biệt sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Ví dụ ở Thái Lan đã xảy ra ngộ độc loại này do lọ măng, ở Trung Quốc do đậu lên men,…
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai
Độc tố botulinum và tác động tới sức khỏe: độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, tuy nhiên nhanh chóng bị phá hủy khi nấu chín (do đó ngộ độc không xảy ra khi ăn thực phẩm mới nấu chin). Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Biểu hiện của ngộ độc: sau khi ăn thường khoảng 12-36 giờ (có thể tới 1 tuần sau ăn), bệnh nhân biểu hiện liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ (khó nuốt, đau họng, khó nói, khàn giọng, mắt không mở được, lan xuống hai tay (yếu tay), sau đó tới hai chân (yếu chân), liệt các cơ hô hấp (khò khè, ứ đọng đờm rãi ở họng, khó thở). Đặc điểm đặc trưng của liệt là liệt mềm, liệt đối xứng hai bên, lan xuống bắt đầu từ vùng đầu xuống chân. Đặc biệt bệnh nhân không có rối loạn cảm giác và bệnh nhân vẫn tỉnh táo (do độc tố không tác động lên não). Tiêu hóa có thể gặp buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm nhu động ruột. Liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân tử vong. Trường hợp liệt hoàn toàn, nhiều bệnh nhân có giãn đồng tử, nên giống như hôn mê sâu, mất não mặc dù vẫn tỉnh và biết xung quanh (với điều kiện được cấp cứu, hồi sức hô hấp và không bị thiếu ô xy não). Trường hợp nhẹ có thể chỉ yếu mỏi các cơ giống như suy nhược, không thực hiện được các động tác gắng sức. Thời gian liệt kéo dài, trung bình thời gian thở máy ở các bệnh nhân là 2 tháng, có thể lâu hơn và cần nhiều tháng để hồi phục.
Khó khăn trong chẩn đoán, phát hiện bệnh nhân: đây là loại ngộ độc đặc biệt, xảy ra không thường xuyên. Biểu hiện ngộ độc lại giống với nhiều bệnh khác như ngộ độc tetrodotoxin (như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh), viêm đa rễ dây thần kinh, nhược cơ,… nên rất dễ nhầm. Một số bệnh nhân ngộ độc loại này cũng có thể bị bỏ sót khi liệt xuất hiện nhanh, không có người chứng kiến, khi phát hiện đã tử vong hoặc liệt nặng, không thể giao tiếp do đó không thể kể lại loại thức ăn nghi ngờ và biểu hiện bệnh đặc trưng ở trên.
Điều trị ngộ độc và vấn đề thuốc giải độc: tập trung cấp cứu tình trạng suy hô hấp do liệt cơ, thở máy và hồi sức, phòng chống các biến chứng. Các bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng, đặc biệt nhiễm khuẩn bệnh viện, vẫn có thể tử vong. Khi bệnh nhân bị liệt rõ, cần dùng thuốc giải độc đặc hiệu là giải độc tố botulinum. Thuốc nên được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định, giúp giảm nhẹ, rút ngắn thời gian thở máy, thời gian nằm viện và cải thiện tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên đây là loại ngộ độc xảy ra không thường xuyên, rất ít công ty muốn sản xuất và cung cấp thuốc này dẫn tới nguồn cung trên thị trường rất hiếm. Các thuốc loại này khi mua thì khó và rất đắt tiền, khi không xảy ra ngộ độc mà thuốc hết hạn thì phải đổ đi, khi xảy ra vụ ngộ độc nặng hoặc các sự cố thảm họa, dịch bệnh lớn với nhiều người mắc lại không có thuốc thì cũng rất nguy hiểm. Do đó thuốc được xếp vào nhóm thuốc hiếm, thuốc mồ côi (orphan drug), các quốc gia phải dự trữ thuốc này cùng các thuốc hiếm khác. Trường hợp thuốc đã dùng cho hai bệnh nhân ở trên là được chuyển từ kho thuốc giải độc của Thái Lan (cả đất nước Thái Lan chỉ dự trữ số lượng hạn chế và đã chuyển cho chúng ta 2 lọ), trên nhãn thuốc ghi rõ là chỉ sử dụng từ kho dự trữ chiến lược quốc gia (Strategic National Stockpile Use Only). Việt Nam cần có kho thuốc dự trữ như vậy để bảo vệ sức khỏe toàn dân. Để cơ chế được bền vững thì thuốc cần được Bảo hiểm y tế chi trả.
Cách phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum: nếu có các thông tin sau bạn cần nghĩ tới ngộ độc loại này:
- Biểu hiện yếu, liệt các cơ, bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ sau đó lan xuống chân. Trường hợp nhẹ có thể chỉ mỏi, yếu các cơ giống như suy nhược. biểu hiện đối xứng hai bên và cảm giác vẫn bình thường.
- Sau ăn thực phẩm nghi ngờ: trong vụ ngộ độc hiện tại là ăn món pa tê chay (PATE MINH CHAY) hoặc các loại thực phẩm nghi ngờ khác (thường loại đóng hộp, chai, lọ, gói, túi, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đảm bảo)
- Nếu bạn có các thông tin trên thì cần tới cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra.
Làm sao để biết bạn có bị ngộ độc sau khi đã ăn thực phẩm PATE MINH CHAY?
- Ngộ độc xuất hiện thường xuất hiện sau ăn lần cuối 12-36 giờ, tối đa 8 ngày.
- Tất cả các trường hợp bữa ăn cuối cùng đã ăn quá 8 ngày mà không biểu hiện bất thường là bạn không bị ngộ độc.
- Nếu bữa ăn cuối cùng của bạn trong vòng 8 ngày trong khi bạn chưa có biểu hiện gì bất thường, bạn bình tĩnh theo dõi, khi có biểu hiện bất thường thì tới cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum: Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí (trong hộp, chai, lọ, can, lon, bao, túi) trong khi điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn và môi trường bên trong thực phẩm không đảm bảo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, do đó bạn cần:
- Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
- Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ đáng lẽ chua nhưng lại không chua).
- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm theo các cách khác nhau (hộp, chai, lọ, hộp,…) và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (nhiệt độ đông đá làm vi khuẩn ngừng phát triển).
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
- Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,…): bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Nhiên Thị Nguyễn
- Tweet
Tin liên quan
- Kịp thời cứu sống bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn
- Dùng phương pháp điều trị chuyên sâu, nữ bệnh nhân sốt mò có cơ hội hồi phục
- Điều trị tích cực cho nam thanh niên nhiễm trùng nặng do chủ quan với vết thương nhỏ
- Bụng biến dạng vì hút mỡ, người phụ nữ được bác sĩ giúp hồi phục
- Hành trình 60 năm trở thành bệnh viện bỏng lớn nhất cả nước
- Tưởng chết vì gặp tai nạn ngay tại nhà, người đàn ông hồi sinh ngoạn mục
- Bệnh viện Đa khoa huyện Phù Yên kịp thời cứu 2 bệnh nhân qua cơn nguy kịch
Từ khóa » Thuốc Giải độc đặc Hiệu Là Gì
-
Thuốc Giải độc đặc Hiệu - Y Học Cộng Đồng
-
Các Chất Giải độc đặc Hiệu Thường Gặp - Cẩm Nang MSD
-
Thuốc Giải độc đặc Hiệu - Health Việt Nam
-
THUỐC GIẢI ĐỘC ĐẶC HIỆU
-
Một Số Thuốc đặc Hiệu Dùng Trong Nhiễm độc
-
Những Cách Giải độc Cho Cơ Thể
-
Điều Trị Ngộ độc Paracetamol | Vinmec
-
Thuốc Giải độc Giá 8.000 USD Cho Bệnh Nhân Ngộ độc Pate Minh ...
-
Ngộ độc Cấp Paracetamol (acetaminophen)
-
Ngộ độc Thực Phẩm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Dẫn Xử Trí
-
Thuốc Giải độc Tố Trong Patê Minh Chay: Rất Hiếm, Giá 185 Triệu đồng/lọ
-
Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Gan Gồm Những Gì? | Medlatec
-
Triệu Chứng Bệnh Ngộ độc Thuốc Kháng Sinh Toàn Thân
-
Fomepizole: Thuốc Giải độc Methanol Và Ethylene Glycol