Cảnh Báo: Nhỏ Sữa Mẹ Vào Mắt Trẻ Sơ Sinh Có Thể Gây Mù

Giúp mẹ nhận biết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sớm nhấtGiúp mẹ nhận biết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sớm nhất

SKĐS - Tắc lệ đạo bẩm sinh gặp 50% ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ có triệu chứng chảy nước mắt tự nhiên và liên tục, viêm kết mạc kéo dài và tái đi tái lại. Hầu hết tắc lệ đạo bẩm sinh tự khỏi sau 4-6 tuần nhưng có một số trường hợp cần được can thiệp

Bé sơ sinh nhập viện sau 4 ngày được mẹ nhỏ sữa mẹ vào mắt

Theo thông tin từ Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc, Đơn nguyên Mắt của bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho bé sơ sinh 14 ngày tuổi trong tình trạng mắt chảy dịch.

Được biết, bé là con đầu, sinh thường đủ tháng, sau sinh bé có hiện tượng đọng nước mắt, mắt nhiều nhèm nhử. Mẹ bé theo kinh nghiệm truyền miệng đã nhỏ sữa mẹ vào mắt bé trong 4 ngày.

Cảnh báo: Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù - Ảnh 2.

Tổn thương mắt ở bé sơ sinh 14 ngày tuổi được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.

Sau 4 ngày, bé quấy khóc, mắt chảy dịch màu hồng, không mở được mắt, được đưa tới viện khám với tình trạng mi sưng nề. Kết mạc xung huyết, cương tụ nhiều, có giả mạc, mắt phải giác mạc loét trợt.

Ngay lập tức, bé đã được bác sĩ Đơn nguyên Mắt tích cực rửa cùng đồ, bóc giả mạc, dùng kháng sinh tại chỗ và dinh dưỡng giác mạc. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng mắt của bé đã ổn định.

Tuyệt đối không nhỏ sữa mẹ vào mắt để chữa bệnh theo mách bảo

Cảnh báo: Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù - Ảnh 3.

PGS.TS.BS. Lê Xuân Cung - Trưởng khoa Giác mạc, Bệnh Viện Mắt Trung ương.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.BS. Lê Xuân Cung - Trưởng khoa Giác mạc, Bệnh Viện Mắt Trung ương cho biết: Sữa mẹ khi mới sinh có nhiều kháng thể, nên có khả năng kháng khuẩn tốt, vì vậy từ xưa khi chưa có kháng sinh nhỏ mắt, dân gian thường nhỏ sữa mẹ vào mắt của trẻ trong các trường hợp mắt bị viêm nhiễm.

Tuy nhiên, sữa mẹ lại có nhiều dinh dưỡng, là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, nên trong nhiều trường hợp làm cho bệnh nặng lên. Ngày nay, có nhiều loại kháng sinh để tra nhỏ mắt trong những trường hợp bị nhiễm trùng, vì vậy không nên dùng sữa mẹ để nhỏ vào mắt của trẻ trong những trường hợp viêm nhiễm.

Cảnh báo: Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù - Ảnh 4.

Không nên dùng sữa mẹ để nhỏ vào mắt của trẻ trong những trường hợp viêm nhiễm.

Đối với trường hợp bé sơ sinh trên, PGS.TS.BS. Lê Xuân Cung cho rằng, bé có thể bị viêm kết mạc cấp. Nếu xuất hiện cấp tính trong 3 ngày đầu sau sinh thì có thể là do lậu cầu, bệnh rất nặng nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây viêm loét hoại tử giác mạc, có thể gây viêm nội nhãn và phải bỏ nhãn cầu.

Nếu bệnh xuất hiện muộn hơn (sau 1 đến 2 tuần) thì có thể do Chlamydia hoặc các loại vi sinh khác. Nguyên nhân là do trẻ bị lây từ đường sinh dục của mẹ khi ra đời.

  • Thực hư về tin đồn đèn flash máy ảnh làm mù mắt trẻ sơ sinh

Do đó, khi thấy trẻ chảy nước mắt, mắt sưng đỏ có tiết tố, bố mẹ phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, BS Cung khuyến cáo.

Để chăm sóc mắt an toàn cho trẻ, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ sau khi sinh thường đọng nhiều dịch xung quanh mắt, mẹ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mắt cho bé.

Cảnh báo: Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể gây mù - Ảnh 6.

Nên dùng nước muối sinh lý 0,9% vệ sinh mắt cho bé.

Thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh tay bé sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tổn thương mắt vì trẻ thường có thói quen dụi, gãi mắt.

Khi mắt trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay bất kỳ kinh nghiệm gì để điều trị bệnh cho trẻ, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T - Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội

Từ khóa » Nhỏ Sữa Mẹ Vào Mắt