Cảnh Báo Những Triệu Chứng Của Bệnh Thiếu Máu Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Tổng quan về bệnh thiếu máu
Để hiểu kĩ hơn về những triệu chứng của bệnh thiếu máu, bạn hãy tìm hiểu căn bệnh đó là gì và nguyên nhân nào gây nên.
Bệnh thiếu máu là gì?
Trong y học, thiếu máu là một thuật ngữ cho biết lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại vi bị giảm. Tình trạng này dẫn đến thiếu Oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Thiếu máu xảy ra khi kết quả xét nghiệm nồng độ Hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường: 13 g/dl (130g/l) ở nam giới; 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới và 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi.
Thiếu máu là một thuật ngữ biểu đạt tình trạng của hồng cầu trong cơ thể
Hemoglobin là một loại protein giàu hàm lượng chất sắt hỗ trợ cho quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể của hồng cầu. Việc thiếu hụt hemoglobin sẽ khiến cho cơ thể bệnh nhân thiếu máu trở nên suy yếu, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hoặc nhức đầu thường xuyên.
Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu
Theo ý kiến của bác sĩ, tình trạng thiếu máu cần được người bệnh chú ý và điều trị càng kịp thời. Bởi nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:
-
Suy nhược sức khỏe trầm trọng.
-
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.
-
Thiếu máu lên não.
-
Thiếu máu ở thai phụ có thể dẫn đến các biến chứng đối với thai kỳ, trong đó có sinh non.
-
Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến người bệnh tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu
Thiếu máu xảy ra ở người có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số tác nhân chủ yếu sau:
-
Tình trạng xuất huyết gây nên chứng thiếu máu
Thiếu máu có thể gây ra bởi tình trạng xuất huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này, có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nền khác như: viêm loét dạ dày và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa; tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc NSAIDs (kháng viêm không chứa steroid), chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc di chứng của chấn thương vật lý hay hậu phẫu.
Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu
-
Thiếu máu gây nên bởi sự giảm sút của tế bào hồng cầu
Tế bào hồng cầu bị suy yếu có thể do vấn đề của tủy xương, phần mô xốp mềm đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào máu. Quá trình hoạt động của tủy xương có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác như: bệnh bạch cầu, chứng tan máu bẩm sinh, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Bên cạnh đó, tình trạng suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng của cơ thể cũng là một nguyên nhân gây nên chứng thiếu máu do sự suy yếu của các tế bào hồng cầu, bao gồm thiếu sắt, vitamin B12 và folate.
-
Thiếu máu do sự phá hủy hồng cầu gia tăng
Thông thường, tuổi thọ của hồng cầu kéo dài khoảng 120 ngày, nhưng cũng có nhiều trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó hồng cầu có thể bị chết trước thời điểm kết thúc vòng đời tự nhiên của chúng.
Những yếu tố có thể dẫn đến việc tăng mức độ phá hủy hồng cầu được kể đến như: thiếu máu tán huyết tự miễn, tăng huyết áp ác tính, nhiễm trùng, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh, di chứng của những vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận hoặc biến chứng chứng hậu phẫu ghép mạch máu hay van tim,...
2. Những triệu chứng của bệnh thiếu máu
Sau khi biết được bệnh thiếu máu là gì và nguyên nhân nào gây ra nó, bạn cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh thiếu máu để kịp thời chữa trị.
Thông thường, nếu như người bệnh chỉ mắc thiếu máu dạng nhẹ, thì sẽ không có những triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, về cơ bản, người bị thiếu máu thường sẽ có những biểu hiện như:
Nhức đầu là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu
-
Làn da trở nên nhợt nhạt, xanh xao.
-
Tâm trạng tiêu cực, gắt gỏng.
-
Chán ăn, cơ thể suy nhược, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
-
Dễ bị ù tai.
-
Khó tập trung làm việc hoặc suy nghĩ.
-
Ở một số nữ giới còn có thể bị vô kinh.
-
Móng tay do thiếu chất trở nên giòn và dễ gãy.
-
Hồi hộp, nhịp tim có thể dễ rối loạn, dễ mệt.
-
Khi thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng lên một cách đột ngột, người bệnh xuất hiện những cơn choáng váng nhẹ.
-
Xuất hiện cảm giác tức ngực, khó thở hoặc hụt hơi.
Làn da của những người thiếu máu thường vàng vọt, xanh xao
Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu trên đang xảy ra với mình hãy đến khám tại các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Sau khi dựa vào những triệu chứng của bệnh thiếu máu và quyết định đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ dùng những thủ thật khác nhau để chẩn đoán bệnh. Những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là:
-
Xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi.
-
Xét nghiệm hồng cầu lưới.
-
Xác định lượng sắt trong huyết thanh.
-
Xác định lượng vitamin B12, axit folic và những thành phần dưỡng chất khác có trong máu.
-
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương.
-
Sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư đại tràng, polyp đại tràng lành tính,...
Sau khi đã chuẩn đoán được bệnh thiếu máu, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả đối với từng trường hợp.
Hy vọng những điều về bệnh thiếu máu trên sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích cho sức khỏe của mình. Bạn hãy chú ý những triệu chứng của bệnh thiếu máu để kịp thời phát hiện và điều trị.
MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn
Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự thăm khám và điều trị một cách tận tình và chuyên nghiệp nhất. Bạn cũng có thể liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải quyết những thắc mắc của bạn.
Từ khóa » Da Xanh Xao Vàng Vọt
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt, Nguyên Nhân Do Dâu? - Ferrovit
-
5 Nguyên Nhân Hàng đầu Khiến Da Xanh Xao Nhợt Nhạt - Hello Bacsi
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Chữa được Không?
-
Sắc Thái Da Cho Bạn Biết điều Gì?
-
Xanh Xao Nhợt Nhạt Kéo Dài: Bạn Cần Phải Lưu ý điều Gì ? - YouMed
-
Vàng Da Cơ Thể Mệt Mỏi Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Vinmec
-
Nguyên Nhân Da Xanh Xao, Nhợt Nhạt Và Chứng Bệnh đáng Lưu Tâm!
-
Nguyên Nhân Làm Da Vàng Và Gương Mặt Xanh Xao? - AloBacsi
-
Bé 8 Tuổi Da Hơi Xanh Xao - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
5 DẤU HIỆU BỆNH UNG THƯ TẾ BÀO MÁU KHÔNG THỂ BỎ QUA
-
Nguyên Nhân Khiến Da Xanh Xao, Người Mệt Mỏi, Thiếu Sức Sống
-
Nếu Trên Mặt Xuất Hiện 3 Dấu Hiệu Này, Bạn Chắc Chắn Có Vấn đề Về ...
-
Da Xanh Xao Nên ăn Gì
-
Da Dẻ Xanh Xao Vàng Vọt, Tay Chân Châm Chích Cảnh Báo Cơ Thể Bạn ...
-
Top 14 Da Vàng Xanh Là Bệnh Gì
-
Người Gầy Yếu Xanh Xao Phải Làm Sao? - Viên Nhung Hươu TW3