Cảnh Báo: Thủ đoạn Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội & Cách Phòng Tránh

Internet ngày càng trở nên phổ biến thì các tội phạm công nghệ ngày càng trở nên tinh vi hơn. Kẻ gian thường sẽ lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của người dùng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Qua bài viết, Mắt Bão mong rằng có thể giúp người dùng nhận biết thủ đoạn & phòng tránh lừa đảo qua mạng xã hội.

Để phòng ngừa tốt, chúng tôi xin cung cấp cho người dùng một số thủ đoạn chính mà kẻ lừa đảo thường dùng. Từ đó chúng ta có thể đưa ra biện pháp phòng tránh hợp lý cho vấn nạn này.

  1. Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội
    1. Thủ đoạn lừa đảo #1: Nhắn tin tán tỉnh, tâm sự
    2. Thủ đoạn lừa đảo #2: Giả danh nhân viên cung cấp dịch vụ/ cán bộ cấp cao
    3. Thủ đoạn lừa đảo #3: Sử dụng tài khoản giả/ bị chiếm đoạt và lừa đảo trên mạng xã hội
  2. Các biện pháp phòng ngừa lừa đảo qua mạng xã hội
    1. Biện pháp chống lừa đảo #1: Cảnh giác với số máy lạ
    2. Biện pháp chống lừa đảo #2: Không tiết lộ thông tin cá nhân để tránh lừa đảo trên mạng xã hội
    3. Biện pháp chống lừa đảo #3: Cảnh giác với các tin nhắn yêu cầu chuyển/ nhận tiền
    4. Biện pháp chống lừa đảo #4: Xác minh kỹ thông tin khi thực hiện chuyển tiền trên mạng xã hội
  3. Kết luận về vấn nạn lừa đảo qua mạng xã hội

Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội

Thủ đoạn lừa đảo #1: Nhắn tin tán tỉnh, tâm sự

Ở thủ đoạn này, các đối tượng lừa đảo thường để thông tin cá nhân là người nước ngoài. Sau đó chúng sẽ chủ động kết bạn với bị hại (chủ yếu là phái nữ) qua mạng xã hội (Facebook, Zalo….). Sau đó chúng sẽ nhắn tin tâm sự, tán tỉnh, vờ yêu đương.

Khi bị hại tin tưởng, đối tượng lừa đảo sẽ gợi ý muốn gửi tiền, quà cho bị hại. Sau đó, đối tượng sẽ cấu kết với đồng phạm để liên lạc với bị hại bằng cách giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế,… Yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác nhau (như cước vận chuyển, thuế, phí…). Và nộp tiền vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt. Khi hỏi lại thì kẻ lừa đảo đã biến mất không để lại tung tích.

Lừa đảo qua mạng xã hội khi nhắn tin tán tỉnh

Thủ đoạn lừa đảo #2: Giả danh nhân viên cung cấp dịch vụ/ cán bộ cấp cao

Ở thủ đoạn này các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng các ứng dụng trên mạng Internet, hoặc sử dụng các sim số điện thoại khuyến mại, không đăng ký chính chủ để liên hệ nạn nhân. Lúc này, chúng sẽ gọi điện giả danh là nhân viên bưu điện, ngân hàng, v.v. Thông báo chủ thuê bao nợ cước viễn thông, nợ ngân hàng quá hạn. Yêu cầu nạn nhân thanh toán rồi chiếm đoạt.

Hoặc chúng có thể giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Gọi đến để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra. Từ đó khai thác các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Cuối cùng yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của nạn nhân vào các tài khoản của chúng. Với lý do để phục vụ công tác điều tra rồi chiếm đoạt.

Ngoài điện thoại, kẻ gian cũng sẽ dùng nội dung tương tự để lừa đảo qua mạng xã hội.

Bộ Công an “bóc trần” thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại
Giả danh nhân viên dịch vụ/ cán bộ cấp cao để lừa đảo

Thủ đoạn lừa đảo #3: Sử dụng tài khoản giả/ bị chiếm đoạt và lừa đảo trên mạng xã hội

Lúc này, các đối tượng lừa đảo sẽ lập tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber,…). Hoặc chiếm đoạt tài khoản của bị hại rồi bắt đầu hành vi lừa đảo.

Chúng sẽ bắt đầu lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền vào tài khoản được cung cấp. Hoặc gửi tin nhắn báo trúng thưởng lớn cho bị hại rồi đề nghị nộp tiền lệ phí nhận thưởng. Hoặc chào bán các sản phẩm trên các website bán hàng trực tuyến với giá rẻ và yêu cầu chuyển tiền nhưng không giao hàng.

Các biện pháp phòng ngừa lừa đảo qua mạng xã hội

Biện pháp chống lừa đảo #1: Cảnh giác với số máy lạ

Nhất là các số máy có đầu số nước ngoài. Tuyệt đối không cung cấp số điện thoại cá nhân, thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Ngoài ra, khi nghe những câu mời chào bạn đã trúng thưởng, yêu cầu chuyển khoản, v.v. Hãy kiểm tra kỹ số điện thoại đó thuộc tổ chức nào trước khi cung cấp thông tin.

Biện pháp chống lừa đảo #2: Không tiết lộ thông tin cá nhân để tránh lừa đảo trên mạng xã hội

Tuyệt đối không mua, bán, không cung cấp giấy chứng minh thư nhân dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng. Không chuyển, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai. Việc cung cấp bữa bãi thông tin cá nhân chính là miếng mồi ngon để hành vi lừa đảo qua mạng xã hội diễn ra.

Biện pháp chống lừa đảo #3: Cảnh giác với các tin nhắn yêu cầu chuyển/ nhận tiền

Không thực hiện yêu cầu chuyển tiền qua tin nhắn từ mạng xã hội như: Facebook, zalo, viber,… Kể cả là của người thân, bạn bè. Cần gọi điện xác nhận nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản. Để tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản.

Biện pháp chống lừa đảo #4: Xác minh kỹ thông tin khi thực hiện chuyển tiền trên mạng xã hội

Chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. Hạn chế việc công khai số căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội. Các tài khoản công khai dùng để giao dịch online cần hạn chế số tiền dư quá lớn.

Kết luận về vấn nạn lừa đảo qua mạng xã hội

Trên đây là một số dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa về vấn nạn này. Để đảm bảo an toàn, hãy thực hiện các bước dưới đây khi sử dụng mạng xã hội:

• Thường xuyên thay đổi mật khẩu, sử dụng bảo mật hai lớp cho tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.

• Không truy cập vào các trang mạng không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc.

• Khi có người thân/bạn bè nhờ nhận, chuyển tiền qua mạng xã hội không thực hiện ngay mà phải liên hệ trực tiếp kiểm tra.

Nguồn: Mắt Bão tổng hợp

Từ khóa » Cảnh Báo Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội