Cánh Cung Đông Triều – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Khoản mục Wikidata
Cánh cung Đông Triều là tên gọi chung hai dãy núi xếp thành hình cánh cung là Nam Mẫu (Yên Tử) và Bình Liêu cùng vùng đồi đá phiến ở giữa hai dãy. Cánh cung Đông Triều ở phía đông của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Cánh cung Đông Triều nằm trên địa phận các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng. Xuất phát từ hệ thống núi giáp biên giới Việt-Trung, vào Việt Nam, đầu tiên nó chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, dọc theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, sau đó vòng sang hướng Đông-Tây khi tới phía Nam tỉnh Quảng Ninh, đến cuối thì chạy hơi chếch theo hướng Đông Đông Nam-Tây Tây Bắc trên ranh giới hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Dãy núi Đông Triều có lưng quay về hướng Đông Nam, trông ra Biển Đông, tại đây nó còn phát triển xuống tới thành phố Hải Phòng tới tận bán đảo Đồ Sơn. Về phía Đông, dãy núi này còn kéo dài ra ngoài biển, tạo nên một hệ thống các đảo đá kỳ thú của Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Nổi tiếng nhất trong dãy núi này là ngọn núi Yên Tử.
Đặc điểm địa hình
[sửa | sửa mã nguồn]Các đỉnh núi lớn ở cánh cung Đông Triều được cấu tạo bằng đá phun trào rhyolite. Các đỉnh cao nhất là núi Khoáng Nam Châu Lãnh cao 1.507 m và núi Cao Xiêm cao 1.429 m. Phía nam của cánh cung thấp hơn phía bắc; có các đỉnh cao đáng kể là núi Yên Tử và núi Am Váp. Vùng đồi đá phiến giữa hai dãy Nam Mẫu và Bình Liêu có độ cao tương đối đồng đều, chừng 200–300m, một số điểm cao 500m. Xen giữa vùng này là một vài lòng chảo giữa núi ở hai bên các sông Phố Cũ và sông Ba Chẽ. Phía mặt lõm của cánh cung Đông Triều (tức phía tây) là vùng đồi núi thấp Lục Ngạn.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Lê Bá Thảo (2009). Thiên nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 55-56. Đã bỏ qua tham số không rõ |editon= (gợi ý |edition=) (trợ giúp)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cánh cung Sông Gâm
- Cánh cung Ngân Sơn
- Cánh cung Bắc Sơn
Bài viết Hải Phòng này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
- Sơ khai Hải Phòng
- Dãy núi Việt Nam
- Núi tại Quảng Ninh
- Núi tại Lạng Sơn
- Núi tại Bắc Giang
- Núi tại Hải Dương
- Núi tại Hải Phòng
- Lỗi CS1: tham số không rõ
- Tất cả bài viết sơ khai
Từ khóa » Dãy Núi Hình Cánh Cung Thuộc Vùng đông Bắc
-
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo - UBND Tỉnh Quảng Ninh
-
Sai, Các Cánh Cung Núi Thuộc Vùng Đông Bắc - VnExpress
-
Đông Bắc Bộ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vùng Núi Đông Bắc Có Vị Trí? - Luật Hoàng Phi
-
Kể Tên Các Cánh Cung Của Vùng Núi Đông Bắc - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Quan Sát Hình 6, Xác định Các Cánh Cung Núi Và Nêu Nhận Xét Về độ ...
-
Các Dãy Núi Hình Cánh Cung Và Vùng đồi Phát Triển Rộng Là đặc điểm ...
-
Câu Hỏi Vùng Núi đông Bắc Có 4 Cánh Cung Núi Lớn Là - Luyện Tập 247
-
Đây Là Hướng Nghiêng Của địa Hình Vùng Đông Bắc - Top Lời Giải
-
Top 15 đâu Là 4 Cánh Cung Của Vùng Núi đông Bắc - MarvelVietnam
-
Ở Vùng Núi Đông Bắc, Từ Tây Sang Đông Lần Lượt Là Các Cánh Cung
-
Quan Sát Hình 6, Các định Các Cánh Cung Núi Và Nêu Nhận Xét Về độ ...
-
Các Cánh Cung Núi Lớn ở Vùng Núi Đông Bắc, Từ Tây Sang Đông Lần ...
-
Vùng Đông Bắc Việt Nam,vung Dong Bac Viet Nam
-
Vùng Núi Đông Bắc Có Vị Trí? | ToPhuongLoan.Com
-
Bốn Cánh Cung Lớn ở Vùng Núi Đông Bắc Là