[Cánh Diều] Giáo án Hóa 6 Bài 7: Oxygen Và Không Khí - Kenhgiaovien

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 4. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

BÀI 7. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần của không khí.

- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.

- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ô nhiễm không khí.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

  1. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trung thực: Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, thực hiện được.

+ Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: hình ảnh, phiếu học tập, dụng cụ thí nghiệm, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu vấn đề được học trong chủ đề nhằm kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới.
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi khi quan sát hình ảnh người thợ lặn trong sgk:

1. Người thợ lặn treo bình khí gì khi lặn xuống biển?

2. Vì sao oxygen được sử dụng trong bình khí của người thợ lặn?

3. Các em hãy tìm ví dụ khác cần phải sử dụng khí oxygen có trong thực tế cuộc sống?

- GV lắng nghe câu trả lời, dẫn dắt HS vào bài học mới: Người ta có thể nhịn ăn trong ba tuần, nhịn uống trong ba ngày nhưng không thể nhịn thở ba phút. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu oxygen trong bài học ngày hôm nay.

- HS tiếp nhận câu hỏi, đưa ra câu trả lời:

(1) Bình chứa khí oxygen

(2) Khí oxygen được sử dụng trong bình khí của người thợ lặn vì khí oxygen duy trì sự hô hấp cho con người.

(3) Bình chứa oxygen để cấp cứu bệnh nhân, máy sục khí oxygen vào bể cá cảnh, ao hồ nuôi tôm, cá...

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxygen và tầm quan trọng của oxygen

Từ khóa » Soạn Bài Oxygen Và Không Khí