Cánh Diều TL Ngữ Văn 6 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Tư liệu khác
Cánh diều TL ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.06 MB, 47 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH NGỮ VĂN 6 ( CÁNH DIỀU)Phần Một: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ SÁCH NGỮ VĂN 6 (CD)I. ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ- Tổng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết;- Chủ biên: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống- Các tác giả:+ GS.TS. Lê Huy Bắc, trường ĐHSP Hà Nội+ PGS.TS. Bùi Minh Đức, trường ĐHSP Hà Nội 2+ TS. Phạm Thị Thu Hiền, trường ĐHGD thuộc ĐHQG Hà Nội+ PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương, trường ĐHSP Hà Nội+ PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc, trường ĐHSP Thái Nguyên+ GS.TS. Trần Nho Thìn, trường ĐHKHXH-NV thuộc ĐHQG Hà Nội+ PGS.TS. Trần Văn Toàn, trường ĐHSP Hà NộiII. NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN SÁCH NGỮ VĂN 6SGK Ngữ văn 6 ( bộ Cánh Diều) được biên soạn theo các nguyên tắc sau:1. Bám sát mục tiêu của chương trình Ngữ văn 20918Sách lấy mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh từ ChươngtrìnhGDPT nói chung và CT mơn Ngữ văn 2018 làm căn cứ để lựa chọn, tổ chức nội dunghọc tập và hoạt động học tập của HS; cụ thể là:- Lấy việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe) làm trục pháttriển của cuốn sách để phục vụ mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học. - Thống nhất nội dung rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ trong mỗi bài học theohệ thống thể loại và kiểu văn bản kết hợp với các chủ đề/ đề tài để phục vụ mục tiêubồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống và các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm.- Tích cực hóa hoạt động học tập của người học để HS phát triển toàn diện vềphẩm chất và năng lực một cách vững chắc.2. Bám sát đối tượng người họcViệc biên soạn đượcc tiến hành theo hướng lựa chọn, tổ chức nội dung học tậpvà các hoạt động học tập cho phù hợp với tâm sinh lí, trình độ nhận thức và điều kiệnhọc tập của HS; cụ thể là:- HS là người nói tiếng Việt, do đó, nhiệm vụ trọng tâm của môn Ngữ văn ở lớp6 là tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe mà HS đã đượchình thành ở các lớp Tiểu học, đồng thời dạy phát triển các kĩ năng nghe và nói ở mứcđộ cao hơn (từ giao tiếp thơng thường đến giao tiếp văn hóa).  - HS bắt đầu bước vào cấp THCS với độ tuổi 12-13, do đó cần chú ý đến tínhvừa sức và tâm lí lứa tuổi.- HS là đối tượng rất đa dạng và học tập trong những điều kiện khác nhau, chonên cần thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hóa, nhằm khơi dậy tiềmnăng ở mỗi HS và để phù hợp với điều kiện dạy, học ở từng địa bàn.3. Tạo điều kiện đổi mới cách dạy, cách họcĐối mới phương pháp dạy học cần tiến hành đồng bộ, trước hết SGK cần thayđổi. Ngữ văn 6 giúp GV và HS thay đổi cách dạy cách học từ một số đổi mới sau:Cấu trúc sách và cấu trúc bài học khác hẳn SGK hiện hành: mỗi bài lớnchia theo thể loại và kiểu VB được quy định trong CT. GV hoàn toàn tự chủ trong việcxác định thời gian và các hình thức tổ chức dạy học miễn là đạt được mục tiêu bàihọc.Chú trọng kênh chữ và kênh hình, đặc biệt sách được in 4 màu ( khácvới in đen trắng hiện hành) với nhiều đổi mới về minh họa, maket vửa bảo đảm tínhthẩm mĩ, vừa đáp ứng yêu cầu dạy học văn bản đa phương thức,…Học sinh phải tự đọc, tự tra cứu tìm kiểm, thu thập, lựa chọn, đánh giátư liệu và tự liên hệ các phần, mục trong bài…Tự kiểm tra kết qủa học bàiBiên soạn theo hướng mở khuyến khích GV vận dụng các phương pháp,phương tiện và kĩ thuật dạy học, đưa ra nhiều hướng, nhiều giải pháp thực hiện, chỉgợi mở, khơng làm thay GV; khuyến khích HS tự học, tự tìm kiếm và giải quyết vấnđề…Khuyến khích HS phát biểu các suy nghĩ riêng; chấp nhận câu trả lời khácnhau…4. Tăng cường yêu cầu thực hànhCác bài học trong Ngữ văn 6 tạo điều kiện cho GV và HS tăng cường thựchànhtìm kiếm, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Các yêu cầu lớn đọc hiểu, viết, nói và nghe đều theo hướng giảm lý thuyếttăng thực hành: thực hành đọc hiểu, thực hành viết và nói- nghe.- Các nội dung Tiếng Việt cũng không biên soạn bài học lý thuyết mà tập trungyêu cầu HS làm bài tập thực hành.- Các bài đọc hiểu đều có yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn và kinh nghiệm, vốnsống của bản thân để hiểu bài học và vận dụng vào thực tế.III. CẤU TRÚC SÁCH1. Định hướngBộ SGK Ngữ văn THCS được thiết kế theo mơ hình tích hợp, bám sát các yêucầu của CT Ngữ văn 2018; lấy hệ thống thể loại có kết hợp với chủ đề/ đề tài ( nhất làcác văn bản thông tin và nghị luận) làm chỗ dựa để phát triển năng lực ngơn ngữ vàvăn học (các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), các năng lực chung và các phẩm chất chủyếu cho HS. Thể loại và kiểu văn bản được hiểu theo các cấp độ sau:- Loại văn bản gồm: văn bản văn học; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.- Thể loại: chỉ những thể loại của văn bản văn học, gồm các thể loại lớn học lặplại ở tất cả các lớp: Truyện, Thơ, Kí, Kịch- Tiểu loại: là các thể loại nhỏ trong mỗi thể loại lớn ; mỗi lớp học một số tiểuloại này. Ví dụ Lớp 6 học truyện gồm truyền thuyết, cổ tích, truyện đồng thoại, truyệnngắn. Lên lớp 7 sẽ học truyện ngụ ngôn, truyện khoa học viễn tưởng, truyện hiệnđại… Lớp 8 sẽ học truyện cười, truyện lịch sử, truyện ngắn,…Lớp 9 sẽ học: truyệntruyền kì, truyện thơ nơm, truyện trinh thám, truyện ngắn và tiểu thuyết. Các thể loạikhác cũng được thiết kế tương tự.- Kiểu văn bản chỉ các kiểu trong loại văn bản nghị luận và thông tin. Văn bảnnghị luận chia theo đề tài gồm nghị luận văn học (NLVH) và nghị luận xã hội(NLXH). Cần chú ý dù là NLXH hay NLVH để thuyết phục người đọc, người viết đềuphải sử dụng các thao tác chung ( giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ,bình luận, nêu vấn đề,…); đều phải biết kết hợp nghị luận với các phương thức biểuđạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh một cách hợp lí. Ngồi ra văn bảnnghị luận cũng có dạng đơn phương thức và đa phương thức ( muntimodal text). Sáchgiáo khoa văn của một số nước, trong đó có Hoa Kỳ cũng cùng quan niệm này.VB thông tin rất đa dạng và phong phú nhưng với HS cấp THCS chỉ tập trung vào2 dạng lớn: các văn bản sử dụng phương thức thuyết minh và các văn bản nhật dụng1.Các văn bản thuyết minh được lựa chọn theo 2 đề tài lớn: khoa học xã hội và khoa họctự nhiên. Các văn bản nhật dụng thì bám sát theo quy định của CT Ngữ văn 2018.Ở mỗi lớp, mỗi thể loại và kiểu văn bản lớn được triển khai thành một bài lớn(unit); trong đó tích hợp cả 4 kĩ năng ( đọc hiểu, viết, nói và nghe). Mỗi kĩ năng có thểcó một hay nhiều bài học (lesson) tùy vào khối lượng nội dung của kĩ năng ấy trongtừng unit.1Văn bản nhật dụng trong CT Ngữ văn ( 2018) là kiểu văn bản thường dùng trong đời sống hàng ngày (everyday text) như đơn từ, biên bản, tờ rơi, quảng cáo, bản hướng dẫn, phiếu bảo hành… Như thế khái niệmnày đã có nội hàm khác so với khái niệm văn bản nhật dụng trong CT hiện hành (2006). Lớp 6 là lớp đầu tiên của cấp Trung học cơ sở (THCS). Học sinh (HS) vừa họcxong Tiểu học với sách Tiếng Việt lớp 5. Sách Tiếng Việt 5 và Ngữ văn 6 có cùng mộtđịnh hướng nhằm phát triển phẩm chất và năng lực, trong đó năng lực ngôn ngữ vànăng lực văn học là 2 năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt- Ngữ văn. Cả 2 đều tậptrung giúp HS phát triển tốt các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; đáp ứng yêu cầu của cả2 năng lực vừa nêu. Tuy nhiên do nhiệm vụ, tính chất và đối tượng của cấp học khácnhau nên cấu trúc của sách Ngữ văn 6 và Tiếng Việt 5 có khác nhau.2. Cấu trúc chungViệc phân bổ thời lượng dành cho các kĩ năng trong mỗi bài học và cả tập, bộsách cần đáp ứng yêu cầu mà CT Ngữ văn 2018 đã nêu lên: bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữacác thành phần sau:– Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năngthực hành, vận dụng).– Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơncho đọc văn bản văn học).– Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việcrèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp nhưsau:Nhóm lớpĐọcViếtNói và ngheĐánh giáđịnh kìTừ lớp 1 đếnkhoảng 60% khoảng 25%khoảng 10%khoảng 5%lớp 3Từ lớp 4 đếnkhoảng 63% khoảng 22%khoảng 10%khoảng 5%lớp 5Từ lớp 6 đếnkhoảng 63% khoảng 22%khoảng 10%khoảng 5%lớp 9Từ lớp 10 đếnkhoảng 60% khoảng 25%khoảng 10%khoảng 5%lớp 12Từ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình, SGK Ngữ văn 6 (CD) đượcthiết kế theo cấu trúc chung như sau:Bài mở đầu: 8 tiết và phần cuối sách 4 tiết;Từ bài 1 đến bài 10 mỗi bài 12 tiết;Ôn tập và đánh giá định kì: 8 tiết.Tổng 140 tiếtTheo phân phối của Chương trình, SGK Ngữ văn 6 được thiết kế theo cấu trúc chungnhư sau:● Bài Mở đầu (4 tiết): nêu khái quát về mục đích học Ngữ văn, các nội dungchính; kiến thức thể loại, kiểu văn bản và cách đọc, cách viết.● Phần Phụ lục cuối sách (8 tiết) không có giờ dạy trên lớp gồm: Bảng tra cứu từngữ (index), bảng tra tiếng nước ngoài và danh mục từ Hán- Việt thông dụng. ● Mỗi bài học biên soạn theo yêu cầu tích hợp 4 kĩ năng; phân chia theo các cụmthể loại và kiểu văn bản. Ngoài bài mở đầu, 10 bài Đọc hiểu được phân bổ như sau:LớpTruyệnThơKýNghị luận Thông tin632122● Như thế trong 10 bài đọc hiểu gồm 6 bài đọc hiểu VB văn học; 2 bài đọc hiểuVB nghị luận và 2 bài đọc hiểu VB thông tin;- 6 bài đọc hiểu VBVH gồm: 3 bài đọc truyện + 2 bài đọc thơ + 1 bài đọc Kí( với Kí Giáo viên có thể chọn dạy một trong hai thể loại: hồi kí hoặc du kí).- 2 bài đọc hiểu VB nghị luận gồm 1 bài về NL văn học ( gắn với truyện và thơở đọc hiểu) và 1 bài NL xã hội.- 2 bài đọc hiểu VB thơng tin có nội dung đề tài theo chương trình quy định.Phân bổ thời lượng mỗi bài học như sau:- Đọc hiểu (7-8 tiết) trong đó có lồng ghép TV (1-2 tiết)- Viết (3 tiết) có kết hợp thực hành TV- Nghe-nói (1-2 tiết) và ứng dụng đa phương tiện ( IT, media, mindmap…)- Tự đánh giá (khơng có giờ) gắn với nội dung chính của mỗi bài học.Sách gồm: gồm 11 bài học, ngồi Bài mở đầu cịn có 10 bài học chính. IV. CẤU TRÚC BÀI HỌCBài học trong sách Ngữ văn 6 được tổ chức theo các phần, mục như sau:Phần đầu gồm Yêu cầu cần đạt nêu lên mục tiêu của bài học và Kiếnthức ngữ văn nêu các kiến thức về văn học và tiếng Việt làm cơ sở cho cả bài học lớn.Phần kiến thức mới hình thành qua phần Đọc hiểu văn bản, viết và nóinghe;Phần luyện tập, vận dụng gồm các phần Thực hành đọc hiểu, Thực hànhtiếng Việt, Thực hành viết, Thực hành nói- nghe và Tự đánh giá.- Các bài học chính trong Ngữ văn 6 đều được thiết kế theo cấu trúc thống nhấtnêu trên. Trong 10 bài đọc hiểu có 6 bài đọc hiểu văn bản văn học ( gồm các bài 1, 2,3, 6, 7, 9); 2 bài đọc hiểu văn bản nghị luận ( bài 4 và 8) và 2 bài đọc hiểu văn bảnthông tin ( bài 5 và 10).Phân bổ thời lượng mỗi bài học như sau:- Đọc hiểu (7-8 tiết) trong đó có lồng ghép TV (1-2 tiết)- Viết (3 tiết) có kết hợp thực hành TV- Nghe-nói (1-2 tiết) và ứng dụng đa phương tiện ( IT, media, mindmap…)- Tự đánh giá (khơng có giờ) gắn với nội dung chính của mỗi bài học.Sở dĩ bài học trong SGK Ngữ văn 6 (CD) có dung lượng khá lớn (12 tiết/bài) làxuất phát từ các yêu cầu sau:Chương trình mới tập trung hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói vànghe theo các nhóm thể loại/ kiểu văn bản và thực hiện tích hợp 4 kĩ năng ( đọc, viết,nói và nghe) trong cùng một bài. Vì thế mỗi bài học cần có thời lượng đủ lớn, cầnthiết để hình thành, rèn luyện và phát triển cho HS kĩ năng giao tiếp thông qua thể loạivà kiểu văn bản ấy.Đơn vị bài học đáp ứng yêu cầu mở nhằm tạo điều kiện cho GV vậndụng linh hoạt phù hợp với đối tượng HS khác nhau, các vùng miền khác nhau. GV cóthể co dãn thời gian cho từng nội dung trong bài học ấy một cách linh hoạt, không nhất thiết là chia đều hoặc phải tuân thủ cứng nhắc theo gợi ý phân bố thời lượng củangười soạn.NỘI DUNG CỤ THỂMỗi bài học chính trong sách Ngữ văn 6 (CD) gồm các mục sau:YÊU CẦU CẦN ĐẠT ( HS xem ở nhà)Nêu lên yêu cầu mà các em cần đạt được sau khi học bài. Nội dung gồm: mụctiêu phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học và phát triển phẩm chất và nănglực chung. Vì phẩm chất và năng lực chung đều thơng qua năng lực đặc thù của mônhọc, cụ thể là đều phải thơng qua đọc, viết, nói và nghe vì thế cần tập trung vào mụctiêu năng lực đặc thù trước. Với môn Ngữ văn, GV cứ thực hiện tốt hai năng lực đặcthù thì sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực chung là chương trình 2018 đãnêu lên. Cũng chính vì thế khi soạn giáo án, nếu GV thấy nội dung bài học cụ thể có ýnghĩa thực sự trong việc phát triển phẩm chất và năng lực chung thì hãy nêu, khơngnên nêu gượng ép. Vả lại việc phát triển phẩm chất và năng lực cần qua nhiều bài mớicó thể đạt được.KIẾN THỨC NGỮ VĂN ( HS xem ở nhà và vận dụng trên lớp)Nêu các kiến thức, hiểu biết chung về văn học và tiếng Việt liên quan đến bàihọc một cách ngắn gọn, phù hợp với lớp 6… Nguyên tắc để xác định kiến thức chomỗi bài học là căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình mỗi lớp, từ đó xác địnhmột số khái niệm, thuật ngữ tiêu biểu cho các đơn vị kiến thức ngôn ngữ, văn học.Chẳng hạn từ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học của CT lớp 6, cần cung cấpcho HS một số kiến thức văn học như các chữ in đậm trong bảng sau:Đọc hiểu nội dung– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.– Nhận biết được chủ đề của văn bản.– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngơn ngữ văn bản.– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như:cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ,hành động, ngơn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứba.– Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.– Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ,hình ảnh, biện pháp tu từ.– Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.– Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứnhất của hồi kí hoặc du kí.Liên hệ, so sánh, kết nối– Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong haivăn bản.– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợira.Phần Kiến thức ngữ văn trong mỗi bài học chính là cung cấp cho HS các côngcụ đọc hiểu đáp ứng yêu cầu ấy. Cần lưu ý đây là yêu cầu của cả năm học lớp 6. Cácyêu cầu này sẽ lặp lại ở các bài khác nhau và các lớp tiếp theo, không phải qua 1 bàihọc về thơ hay truyện mà cung cấp tất cả các kiến thức ấy. Như thế SGK cũng nhưSGV mỗi bài sẽ lựa chọn một vài đơn vị kiến thức ngữ văn có xuất hiện trọng bài họcđể cung cấp cho HS với yêu cầu phù hợp đối tượng là HS lớp 6. Lên các lớp cao hơnvẫn là đơn vị kiến thức ấy nhưng có thể yêu cầu cao hơn, phức tạp dần. Phần kiến thức ngữ văn này không dạy trên lớp, nhưng khi học từng phần, GVphải liên hệ, rút ra, tổng kết lại, chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung cụ thể của mỗiphần với các kiến thức đã nêu trong mục này. Ví dụ với khái niệm hoán dụ, mục kiếnthức Ngữ văn trong bài học sẽ nêu khái niệm hoán dụ, các loại hoán dụ và tác dụngcủa hoán dụ. Trong phần TV của bài học này, SGK (CD) sẽ chỉ nêu các bài tập, nhưngcác bài tập được thiết kế theo 3 nội dung: a) bài tập nhận diện thế nào là hoán dụ; b)bài tập về các loại hoán dụ và c) bài tập về tác dụng của hoán dụ. GV khi dạy đếnphần này tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK, nhưng trước khi yêu cầu HS làmcần nhắc các em đọc lại và vận dụng hiểu biết về hoán dụ nêu trong phần kiến thứcngữ văn để làm bài tập. Sau khi HS thực hành làm bài tập, GV tổng kết, nhắc lạinhững hiểu biết cần lưu ý về hoán dụ đã nêu ở phần kiến thức ngữ văn. Tương tự cáckiến thức về văn học cũng được khai thác sử dụng như khi dạy TV. Chức năng củaphần kiến thức ngữ văn gần giống như từ điển, giúp HS tra cứu và làm công cụ để vậndụng, thực hành khi học.Phần chính của bài học gồm các mục lớn sau đây:ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBắt đầu là tên văn bản đọc hiểu và tác giả (nếu có). Sau đó là mục Chuẩn bịnêu các hướng dẫn để học sinh lưu ý tìm hiểu trước khi đọc văn bản như tác giả, tácphẩm, cách đọc…Tiếp đến phần Hướng dẫn đọc, sách trình bày thành 2 cột, cột bên trái nêu vănbản và cột bên phải ghi các hướng dẫn cần chú ý trong khi đọc. Đây chính là mộtđiểm rất khác so với SGK Ngữ văn hiện hành. Mục đích của các hướng dẫn cột phải làgiúp HS hình thành cách đọc (chiến lược đọc). Các chú thích cần thiết để dưới cuốimỗi trang (footnote, chân trang) để HS tiện tra cứu, khơng phải lần giở cuối văn bảnmới có như SGK hiện hành.Sau văn bản là các câu hỏi, bài tập thường từ 5-6 câu nhằm hướng dẫn các emtìm hiểu văn bản theo ba cấp độ từ a) hiểu; b) phân tích, nhận xét đến c) mở rộng,nâng cao.Các câu hỏi đầu a) thường thể hiện yêu cầu hiểu về nội dung cụ thể cũng nhưnộidung khái quát của VB. Các câu hỏi b) phân tích, đánh giá hướng vào việc tìm hiểusâu hơn nội dung và hình thức VB. Và các câu hỏi cuối c) yêu cầu HS mở rộng, nângcao bằng việc liên hệ, so sánh, gắn các vấn đề của VB với cuộc sống và những trảinghiệm của HS để hiểu VB và giúp HS hiểu chính bản thân mình khi đọc tác phẩm.Vì thế GV có thể dựa vào hệ thống câu hỏi cốt lõi của SGK để tổ chức các HĐ tìmhiểu VB. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTPhần này được học ngay sau phần Đọc hiểu văn bản, trước phần Thực hànhđọc hiểu để vận dụng khi đọc VB và thực hành đọc hiểu. Như đã nói ở trên, các kiếnthức tiếng Việt ở sách này được hình thành thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Cácbài tập thường hướng đến trả lời cho 3 vấn đề: i) Nó là gì ( Vd: Ẩn dụlà gì?); ii) Có những lọai nào? và iii) Nó tác dụng gì?THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU Thực hành đọc hiểu được tiến hành sau bài đọc hiểu chính và Thực hành tiếngViệt, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đã hình thành bước đầu qua các văn bản đọcchính. Để có năng lực đọc hiểu, cần thực hành đọc để rèn luyện các kĩ năng đọc. Vìthế sau phần đọc hiểu kĩ 1-2 văn bản, sách nêu lên văn bản tương tự để các em thựchành tự đọc. Ở những giờ thực hành đọc, GV chủ yếu tổ chức cho HS đọc VB cótrong SGK, tức là yêu cầu HS đọc, nắm được nội dung văn bản. Sau đó lựa chọn mộtvài câu hỏi trọng tâm trong SGK để yêu cầu HS suy nghĩ, tìm hiểu, trình bày, trao đổi( đọc hiểu) khơng nhất thiết phải làm tất cả. Giờ thực hành chủ yếu giúp các em có ýthức đọc, biết cách đọc và có hứng thú đọc văn bản.Do thời gian và tính chất thực hành nên giờ học này không cần đầy đủ các bướcvà các hoạt động như bài học chính mà tập trung vào hướng dẫn HS đọc hiểu văn bảnluôn. Nghĩa là có thể bắt đầu tổ chức HĐ 2 hoặc HĐ 3 luôn, tùy vào thời lượng dànhcho bài học này. Trong các HĐ này, yêu cầu bắt buộc là HS phải đọc VB; cịn lạikhơng nhất thiết phải tìm hiểu tất cả các câu hỏi nêu trong SGK. GV có thể lựa chọnmột số câu quan trọng để hướng dẫn HS tìm hiểu hoặc củng cố lại các kĩ thuật đọc từcác VB đã học.VIẾTPhần viết, sách nêu hai mục lớn: một là Định hướng, nêu ngắn gọn lí thuyết vànhững lưu ý, hướng dẫn về kĩ thuật viết gắn với nội dung bài học cụ thể; hai là Thực hành viết nhằm vận dụng những hiểu biết ở phần một. Để rèn luyện HS viết theo quitrình, sách bám sát 4 bước với một số gợi ý cụ thể: chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; viết vàkiểm tra, chỉnh sửa.Kĩ năng Viết thường có thời lượng 3 tiết, GV dành 1 tiết cho việc tìm hiểu phầnđịnh hướng, còn lại 2 tiết là thực hành, luyện tập theo yêu cầu mà SGK đã nêu lên.Muốn có kĩ năng viết thành thạo phải thực hành với nhiều hình thức khác nhau và lặplại nhiều lần.NÓI VÀ NGHETương tự phần viết , nói và nghe cũng có hai mục: một là định hướng nêungắn gọn lí thuyết và những lưu ý, hướng dẫn về nghe- nói gắn với nội dung bài họccụ thể; hai là thực hành, luyện tập nhằm vận dụng những hiểu biết ở phần một.Các nội dung nói và nghe thường gắn với nội dung đã đọc hiểu và viết ở cáctiết trước; vì thế GV cần chú ý nhắc HS chuẩn bị và tận dụng các ngữ liệu cũng nhưkết quả làm việc từ các phần trước để vận dụng vào giờ học này. Phần lí thuyết thậtngắn gọn,chủ yếu là cho HS thực hành nói và nghe. Ngồi ra cần chú ý việc nói và nghe đãđược thực hành ở nhiều bài học, bằng nhiều hình thức với nhiều mơn học và các hoạt động giáo dục khác nhau. HS không phải lúc nào cũng có cơ hội đọc và viết, nhưngnói vànghe thì bất kể ở đâu, lúc nào cũng có thể vận dụng, thực hành nghe- nói. Chính vì thếthời lượng nói và nghe ở Ngữ văn không nhiều ( 10% tổng thời lượng, khoảng 12-14tiết).TỰ ĐÁNH GIÁPhần này giúp HS tự đánh giá kết quả học bài. Đánh giá kết quả đọc hiểu thơngqua một đoạn văn bản ngắn có thể loại và kiểu văn bản tương tự đã học, nêu các câuhỏi, kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận. Đánh giá kĩ năng viết qua yêu cầu viết câu trảlời ngắn hoặc viết đoạn văn. GV nên hướng dẫn HS ghi kết quả tự đánh giá ra vở, vídụ: câu 1: A; câu 2: D, câu 3: B…. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ( HS làm ở nhà)Cuối mỗi bài học nêu gợi ý các văn bản đọc thêm, địa chỉ các trang web ( nếucó) và hướng dẫn HS cách tìm, thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học.V. NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA NGỮ VĂN 61. Đội ngũ tác giả Ngữ văn 6 có rất nhiều thế mạnh, thể hiện ở mấy điểm sau:a)Nhiều người là chuyên gia về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn,đã từng tham gia biên soạn chương trình và SGK Ngữ văn qua nhiều lần đổi mới giáodục, thay đổi CT và SGK phổ thông như GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết; PGS.TS. ĐỗNgọc Thống, GS.TS. Trần Nho Thìn; PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc… Trong lần đổi mới CT 2018, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết là Tổng chủ biênCTGDPT mới; PGS.TS, Đỗ Ngọc Thống là Chủ biên CT môn Ngữ văn; GS.TS. LêHuy Bắc, thành viên ban xây dựng CT Ngữ văn.b) Các tác giả đều là những người nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn ở cáctrường đại học, chủ yếu là ĐHSP; nhiều người đã và đang tham gia giảng dạy mônNgữ văn phổ thông hiện hành như PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương; TS Phạm Thị ThuHiền…Có đủ chuyên gia về khoa học cơ bản ( văn học, ngôn ngữ); chuyên gia về líluận và phương pháp dạy học Ngữ văn.c) Tất cả họ đều đã từng là tác giả, chủ biên và tổng chủ biên rất nhiều bộ sáchgiáo khoa Ngữ văn, sách giáo viên, sách tham khảo môn học này trong nhà trường phổthông; tham gia biên soạn Tài liệu và trực tiếp bồi dưỡng GV môn Ngữ văn qua cáclần thay đổi CT và SGK.d) Đội ngũ tác giả có 3 thế hệ, gắn với năng lực và kinh nghiệm biên soạnSGK: i) lớp giàu kinh nghiệm; ii) lớp kế cận và iii) lớp trẻ. Tất cả các tác giả đều sửdụng được ít nhất 1 ngoại ngữ để tham khảo kinh nghiệm biên soạn SGK môn học nàycủa nước ngoài.e) Tất cả các tác giả đều đủ sức khỏe, có nhiệt tình, tâm huyết và có tráchnhiệm trong việc biên soạn SGK và giảng dạy môn học Ngữ văn.2. Ưu điểm về cấu trúc sácha) Bám sát và thể hiện một cách sinh động các yêu cầu của CT Ngữ văn 2018.b) Bảo đảm tỷ lệ hài hòa giữa các loại văn bản: Ưu tiên VB văn học ( 6 bài),chúý đúng mức VB nghị luận ( 2 bài) và VB thơng tin ( 2 bài). Có bài mở đầu: giới thiệutổng quan cuốn sách, có bài ơn tập và đánh giá cuối mỗi học kì; có các bảng tra cứu từngữ, tên riêng người nước ngoài, bảng tra từ Hán – Việt thông dụng.c) Xác định được cấu trúc hợp lí: lấy thể loại và kiểu VB làm trục chính kếthợp với đề tài, chủ đề. CT chỉ quy định về thể loại, kiểu VB, vì chỉ có thể hình thànhvà phát triển năng lực đọc, viết và nói- nghe cho HS theo các thể loại và kiểu VB.Nhưng cũng cần chú ý đến nội dung (đề tài, chủ đề) để lựa chọn VB cho phù hợp ( thểloại, tâm lí lứa tuổi, tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc…)d) Phân bổ các bài học theo thể loại và kiểu văn bản một cách hài hòa ở 2 tậpsách ( mỗi tập đều có 3 VB văn học, 1 VB nghị luận và 1 VB thông tin). Bài 4: NLvăn học chủ trương sử dụng bài viết về các tác phẩm đã học nhằm mục đích kép: vừahọc cách đọc VB nghị luận văn học, vừa giúp củng cố , làm rõ hơn cácVB đã đọc hiểubài trước. Cụ thể: bài NL về Nguyên Hồng của Nguyễn Đăng Mạnh giúp làm rõ hơnVB hồi kí Trong lòng mẹ ( bài 3); bài nghị luân về ca dao ( Hoàng Tiến Tựu ) giúp làmrõ hơn bài đọc hiểu ca dao ( bài 2); bài nghị luận về Thánh Gióng (Bùi Mạnh Nhị) làmsáng tỏ thêm cho đọc hiểu truyện truyền thuyết Thánh Gióng (bài 1). Đây cũng là thựchiện giảm tải, các kĩ năng, các bài học tích hợp, cùng làm rõ VB ở phần đọc hiểu.3. Ưu điểm của cấu trúc bài học a) Thiết kế theo đúng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực: đọc, viết, nóivànghe. Khơng sa vào việc nhồi nhét, trang bị lí thuyết mà chủ yếu yêu cầu vận dụng,thực hành: thực hành đọc, thực hành viết và thực hành nói-nghe. Tiếng Việt cũng đượcthực hành trong dạy các kĩ năng đọc, viết, nói- nghe và thực hành qua hệ thống bài tậptiếng Việt. Tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” trongsách Ngữ văn 6 được thể hiện ở một số phương diện sau: i) lựa chọn các nội dung bàiđọc thiết thực, gần gũi với đời sống của HS; ii) ln có đặt ra các tình huống, câu hỏi,bài tập yêu cầu huy động kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống vào giải quyếtvấn đề; iii) luôn yêu cầu thực hành, vận dụng những gì học được vào giao tiếp hàngngày…b) Thực hiện tích hợp cao, nhằm phát triển năng lực và giảm tải.- Mỗi bài học có đủ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe liên quan chặt chẽ với nhautheo yêu cầu tích hợp ngang ( học viết và nghe-nói bám sát và lấy nội dung từ đọchiểu). Ví dụ: đọc hiểu bài 1: truyền thuyết và cổ tích thì phần viết sẽ là viết bài văn kểlại 1 truyền thuyết hoặc cổ tích; phần nói và nghe sẽ kể miệng lại 1 truyền thuyết vàcổ tích. Yêu cầu thực hành TV bám sát nội dung đọc hiểu, giúp cho việc đọc hiểu, viếtvà nói- nghe.- Mỗi bài học 12 tiết, dành khoảng 7 tiết cho đọc hiểu, nhưng chỉ nêu lên 2 VBđọc chính; sau đó thực hành đọc 1 VB. GV dạy kĩ 2 VB chính, cịn lại thời gian (ít haynhiều) dành cho việc hướng dẫn HS thực hành đọc 1 VB trên lớp.- Các phần trong bài học liên quan chặt chẽ với nhau và được biên soạn đổimới. Mục tiêu bài học nêu yêu cầu cần đạt; kiến thức ngữ văn cung cấp các công cụ cơbản, thiết yếu cho việc đọc, viết, nói và nghe.+ Đọc hiểu gồm các mục Chuẩn bị ( trước khi đọc) nêu các yêu cầu cần làmtrước khi đọc, tiếp đến là đọc hiểu có hướng dẫn kĩ thuật đọc cạnh VB, nêu chú thíchtừ khó ngay chân trang để HS tiện theo dõi. Điều cần lưu ý trong phần chuẩn bị này,Ngữ văn 6 chỉ cũng cấp thông tin thiết yếu về tác giả ( tên, năm sinh, năm mất, quê) vìcác thơng tin tối thiểu này có liên quan và giúp cho việc đọc hiểu VB. Các thông tinkhác về tác giả, sách yêu cầu HS tự tìm kiếm. Các tác giả được giải thưởng nhà nướctrở lên về văn học nghệ thuật thì có ảnh chân dung. Sau đọc văn bản là phần câu hỏiđọc hiểu với mơ hình 3 cấp độ: i) hiểu; ii) phân tích, nhận xét và iii) liên hệ, mở rộngnâng cao.+ Thực hành tiếng Việt, ngữ liệu lấy từ các VB đọc trong bài; chủ yếu làm bàitập, với 3 cấp độ: nhận biết, lí giải và tạo lập: hốn dụ là gì? hốn dụ có tác dụng gì?và hãy tạo ra một hốn dụ.+ Viết và nói- nghe: lấy nội dung từ VB đọc hiểu; nêu định hướng viết vànói-nghe ngắn gọn; sau đó chủ yếu thực hành theo 4 bước: chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý;viết và kiểm tra, chỉnh sửa; chú ý cả nội dung và thái độ giao tiếp… + Tự đánh giá sau mỗi bài học : nêu câu hỏi trắc nghiệm về VB đọc hiểu mới(tương ứng với VB đã học), để HS tự làm và đánh giá kết quả.c) Nội dung vừa kế thừa, vừa đổi mới.- Kế thừa một số VB đọc hay, và những đơn vị kiến thức văn học, tiếng Việt cơbản, đáp ứng được yêu cầu mới. Đổi mới bằng cách bổ sung vào một số VB đọc hiểuphù hợp với tâm lí lứa tuổi ( nội dung đề tài, đặc điểm thể loại, yêu cầu về độ dài, độkhó…), đáp ứng được đặc trưng thể loại và kiểu VB theo yêu cầu của CT mới và phảnánh được thành tựu văn học, văn hóa của dân tộc..Hệ thống VB đọc hiểu đa dạng, đầy đủ các thể loại ( thơ, truyện, kí),kiểu VB ( VB nghị luận, VB thơng tin) tiêu biểu cho VH Việt Nam, VH nước ngoài,văn học miền xuôi, văn học dân tộc thiểu số; VB đơn phương thức và VB đa phươngthức...d) Về hình thức trình bày- Sách Ngữ văn 6 được in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh họa đẹp.Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học.- Trình bày sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểue) Hỗ trợ đổi mới Phương pháp dạy học và đánh giáCấu trúc sách và cấu trúc các bài học nêu trên hỗ trợ rất hiệu quả cho việc đổimới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, thể hiện ở các điểm sau:- Dạy cách đọc, cách viết, cách nói và nghe; cách sử dụng tiếng Việt vào thựchành giao tiếp. Mỗi bài học rèn luyện cho HS cách đọc một thể loại hoặc kiểu văn bảntheo u cầu của chương trình. Thơng qua nội dung của các văn bản tiêu biểu cho thểloại và kiểu văn bản mà hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu cho HS.- Chú trọng thực hành, vận dụng, thông qua các hoạt động, không nặng về líthuyết, lấy mục tiêu làm được, tạo ra sản phẩm giao tiếp...- Rèn luyện và thực hành các kĩ năng theo quy trình. Đọc hiểu: hướng dẫn kĩthuật đọc và đọc hiểu theo mơ hình câu hỏi 3 cấp độ. Viết và nói- nghe rèn luyện theoquy trình 4 bước.- Chú ý dạy đọc hiểu và tạo lập cả VB đa phương thức, khai thác vai trị củakênh hình và thu thập, lựa chọn, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau… Chuyển hẳn sang yêu cầu dạy đọc hiểu VB, khắc phục lối giảng văn, phân tích tácphẩm, thầythuyết giảng 1 chiều…- Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của CT: đánh giá năng lực ( đọc , viết, nói vànghe); sử dụng ngữ liệu đánh giá mới; thay đổi cách hỏi và yêu cầu đọc hiểu, viết; vậndụng các hình thức khác nhau ( trắc nghiệm, tự luận, bài tập nghiên cứu...)- Khuyến khích GV sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầumở: hiện đại, phù hợp và khả thi…Ví dụ:Tên thiết bịMiêu tả chi tiết Dạy truyện, truyện Bộ tranh (bảng) mơ hình hóa các thành tố của các loại văntruyền thuyết, cổ bản như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lờitích, đồng thoạinhân vật. Vd: Bảng vẽ các thành phần của một cốt truyệnthông thường; Tranh về một số nhân vật nổi tiếng trong cáctruyện truyền thuyết và cổ tích; Tranh một số nhân vật trongtruyện đồng thoại như Dế Mèn, Bọ ngựa, Rùa đá…; Bảngminh họa lời nhân vật và lời người kể chuyệnDạy Thơ, Thơ lục Bộ tranh (bảng) mơ hình hóa các thành tố của các loại vănbát, Thơ có yếu tố bản thơ như bảng mơ hình hóa các yếu tố tạo nên bài thơ: sốtự sự và miêu tảtiếng, vần, nhịp, khổ, dịng thơ; mơ hình bài thơ lục bátThiết bị dạy các Văn Bảng mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thôngbản thông tin.tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầudòng trong văn bản.Dạy viết: quy trình a) Bảng mơ hình hóa quy trình viết 1 văn bản: chuẩn bị; tìmý và lập dàn ý; viết bài; kiểm tra và chỉnh sửa, rút kinhvà thực hành viếtnghiệm.b) Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giảnPhần Hai: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH NGỮ VĂN 6 ( CD)I. NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆNTẬP 1Bài mở đầu- Giới thiệu nội dung và cấu trúc để HS làm quen với sách Ngữ văn 6.- Thời lượng từ 2- 4 tiếtBài 1: Truyện ( truyền thuyết và cổ tích)1. Đọc hiểu (7 tiết)Đọc chính: Thánh Gióng ( truyền thuyết) và Thạch Sanh ( cổ tích)Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm ( truyền thuyết)Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ đơn, từ phức ( từ ghép và từ láy)2. Viết (3 tiết): Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích3. Nói và nghe (1 tiết): Kể và nghe kể về một truyền thuyết hoặc cổ tích4. Tự đánh giá (làm ở nhà): đọc hiểu và Em bé thơng minh (cổ tích)Bài 2: Thơ ( thơ lục bát)1. Đọc hiểu (5 tiết)-Đọc chính: À ơi tay mẹ ( Bình Nguyên) và Về thăm mẹ ( Đinh nam Khương)-Thực hành đọc hiểu: Ca dao về tình cảm gia đình-Thực hành tiếng Việt: (2 tiết): Biện pháp tu từ ẩn dụ2. Viết (3 tiết): Tập làm thơ lục bát;3. Nói và nghe (2 tiết): Kể về một trải nghiệm đáng nhớ về người thân 4. Tự đánh giá: đọc hiểu bài lục bát “Những điều bố yêu” (Nguyễn Chí Thuật)Bài 3: Kí (hồi kí hoặc du kí)1. Đọc hiểu ( 6 tiết)-Đọc chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí, Nguyên Hồng) và Đồng Tháp Mườimùa nước nổi ( du kí, Văn Cơng Hùng)-Thực hành đọc hiểu: Thời thơ ấu của Honda ( Hồi kí của Honda)-Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ đồng âm, từ đa nghĩa, từ mượn2. Viết (3 tiết): Viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân3. Nói và nghe (1 tiết) : Kể về một kỉ niệm của bản thân4.Tự đánh giá: đọc hiểu một văn bản Thẳm sâu Hồng Ngài ( du kí- Lam Linh)Bài 4: Văn nghị luận (Trình bày một ý kiến )1. Đọc hiểu (6 tiết): Nghị luận văn học-Đọc chính: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn ĐăngMạnh) và Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)-Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng- Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (BùiMạnh Nhị)-Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Thành ngữ, từ mượn2.Viết (3 tiết): Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát3. Nói và nghe (2 tiết): Trình bày ý kiến về một vấn đề4. Tự đánh giá: Đọc hiểu trích đoạn Con cị trong ca dao ( Vũ Ngọc Phan)Bài 5: Văn bản thông tin (Triển khai theo trật tự thời gian, thuật lại 1 sự kiện)1.Đọc hiểu (6 tiết)-Đọc chính: Hồ Chí Minh và Tun ngơn Độc lập ( Bùi Đình Phong) và Diễnbiến chiến dịch Điện Biên Phủ (TTXVN)-Thực hành đọc hiểu: Giờ trái đất2.Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Mở rộng vị ngữ3.Viết ( 3 tiết): Viết bài văn thuyết minh một sự kiện4. Nói và nghe (1 tiết): Trao đổi về ý nghĩa một sự kiện lịch sử5. Tự đánh giá: Những mốc son của khởi nghĩa cách mạng tháng 8 (Vietnam+)Ơn tập và đánh giá cuối kì 1: 4 tiếtTẬP 2Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại và truyện Andersen, Pushkin )1. Đọc hiểu (7 tiết)-Đọc chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (Tơ Hồi) và Ơng lão đánh cá và con cá vàng( A.Pushkin)-Thực hành đọc hiểu: Cô Bé bán diêm (Andersen)2. Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Mở rộng chủ ngữ3. Viết (3 tiết): Kể lại một trải nghiệm của bản thân4. Nói và nghe (1 tiết): Kể về một trải nghiệm của bản thân5. Tự đánh giá: Anh Cút lủi ( truyện đồng thoại) Bài 7: Thơ (Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả)1. Đọc hiểu (6 tiết)-Đọc chính: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) và Lượm (Tố Hữu)- Thực hành đọc hiểu: Gấu con có chân vịng kiềng (Usachev)2. Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Biện pháp hoán dụ3. Viết (3 tiết): Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả4. Nói và nghe (1 tiết): Trình bày ý kiến về một vấn đề5. Tự đánh giá: Sao không về vàng ơi ( Trần Đăng Khoa)Bài 8: Văn nghị luận (Bảo vệ và phản đối một ý kiến)1.Đọc hiểu (7 tiết): Nghị luận xã hộiĐọc chính: Vì sao phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo)và Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)Thực hành đọc hiểu: Tại sao nên có vật ni trong nhà ? (Theo ThùyDương)2. Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ Hán- Việt; văn bản và đoạn văn3. Viết (3 tiết): Trình bày suy nghĩ về một vấn đề4. Nói và nghe (1 tiết): Trình bày một vấn đề5. Tự đánh giá: Thế giới ra sao nếu khơng có cây xanh?Bài 9: Truyện ( Truyện ngắn)1.Đọc hiểu (7 tiết)Đọc chính: Bức tranh của em gái tơi (Tạ Duy Anh) và Điều khơng tínhtrước (Nguyễn Nhật Ánh)Thực hành đọc hiểu: Chích bơng ơi! (Cao Duy Sơn)2. Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Trạng ngữ: đặc điểm và chức năng3. Viết (3 tiết): Tả cảnh sinh hoạt4. Nói và nghe (1 tiết):Thảo luận nhóm về một vấn đề5. Tự đánh giá: Nắng trưa bồi hồi (Phong Thu)Bài 10: Văn bản thông tin (Triển khai theo quan hệ nhân quả; thuật lại một sựkiện văn hóa, khoa học)1.Đọc hiểu (6 tiết)Đọc chính: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (theo Nguyệt Cát)vàĐiều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? ( Báo TT &VH)Thực hành đọc hiểu: Những phát minh tình cờ (khoahoc.tv)2. Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Dấu ngoặc kép, Lựa chọn từ ngữ và cấu trúccâu phù hợp;3. Viết (3 tiết): Viết biên bản và tóm tắt văn bản thơng tin4. Nói và nghe (2 tiết): Thảo luận nhóm về một vấn đề5. Tự đánh giá: WWW ra đời như thế nào?Ôn tập và đánh giá cuối năm: 4 tiết II. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC NGỮ VĂNDạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực người học là yêu cầu chungcủa tất cả các môn học, ở tất cả các cấp học. Dạy tiếp nhận và tạo lập văn bản là yêucầu đặc thù của môn Ngữ văn. Dạy đọc có 2 yêu cầu lớn: kĩ thuật đọc và đọc hiểu vănbản. Dạy viết cũng có 2 yêu cầu lớn: kĩ thuật viết và viết văn bản. Học xong tiểu học,HS đã “đọc thông viết thạo”, đáp ứng được yêu cầu về kĩ thuật đọc và viết. LênTHCS, CT tập trung vào yêu cầu đọc hiểu và viết văn bản. Đây cũng là 2 năng lực bộphận quan trọng tạo nên năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Để đổi mới và đápứng yêu cầu của CT 2018, cần nhìn nhận khách quan những tồn tại và nguyên nhâncủa hai năng lực đọc, viết hiện nay của HS trong nhà trường phổ thông.1. Năng lực đọc hiểu của học sinh trung học, nhìn một cách tổng quát, cho đếnnay vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết là học sinh ngại đọc văn bản, không đọc tácphẩm. Hầu hết học sinh tiếp nhận một cách thụ động, bị áp đặt và ảnh hưởng nhiều từcách hiểu của thầy, cơ giáo hoặc phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn trong các sách vănmẫu lan tràn trên thị trường và mạng internet. Khả năng tự đọc, tự khám phá, tự hiểu(đọc độc lập) theo cách của chính người đọc rất yếu. Yếu cả việc tiếp nhận, lí giải nộidung trong mối quan hệ với hình thức nghệ thuật; yếu cả cách thức khám phá ra cáihay cái đẹp của tác phẩm ấy. Nói cách khác là học sinh khơng tự mình trả lời được cáccâu hỏi: tác phẩm này hay ở chỗ nào? Vì sao như thế là hay? Và làm thế nào để thấyđược cáihay cái đẹp ấy? Nhất là khi gặp các tác phẩm chưa được học.Phần lớn học sinh chỉ thấy bề nổi của văn bản- tác phẩm; chẳng hạn học mộttruyện ngắn thì chỉ biết cốt truyện ( truyện kể việc gì, ai là nhân vật chính, chuyện ấyxảy ra thế nào...). Cơ bản chỉ thế và thế cũng đã được coi là có học bài, đã đọc tácphẩm. Khi bắt đầu phải trả lời các câu hỏi khám phá bề sâu như chủ đề, ý nghĩa, tưtưởng, cảm hứng của tác phẩm là phần lớn học sinh bó tay, chủ yếu sẽ chỉ nói lại,thuộc lịng những gì thầy cơ cho chép, cho ghi. Và nhiều thầy, cơ thì cũng chỉ chép lại,nói lại những điều sách giáo viên và các nhà phê bình đã viết. Rất ít thầy cơ tự mìnhhiểu, khám phá và phát biểu các suy nghĩ của chính mình về tác phẩm ấy.Phần lớn học sinh không thấy mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; tách rờihình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung tác phẩm; hoặc chỉ hiểu hình thức một cách máymóc, cơng thức và cũng chủ yếu nghe theo thầy cơ giảng; khơng tự mình thấy đượccáchình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng và nhất là hiệu quả, tác dụng của các hìnhthức ấy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của người viết.Phần lớn học sinh chỉ hướng tới tác phẩm và tìm hiểu thơng tin từ tác phẩm, tứcchỉ hướng tới khách thể mà chưa chú ý khám phá chủ thể người đọc trên cả hai bìnhdiện. Một là chưa liên hệ, vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm sống và sự trảinghiệm của cá nhân để hiểu và thưởng thức, khám phá và làm rõ thêm giá trị của tác phẩm từ phương diện người đọc. Hai là chưa thấy được sự tác động của văn bản- tácphẩm đối với nhận thức, tình cảm và tư tưởng của cá nhân người đọc. Tức là các emchưa thấy văn học không chỉ giúp người đọc nhận thức xã hội, hiểu con người và cuộcsống bên ngồi mà cịn giúp họ nhận thức và hiểu sâu sắc chính bản thân mình. Theocách phân loại về đọc của các nhà lí luận thì học sinh của ta chỉ mới chú ý vào cáchđọc trừu xuất (efferent reading). Đó là cách đọc chỉ tập trung hướng tới việc khai tháccác sự kiện, thông tin, dữ liệu, giải pháp,... được nói tới trong tác phẩm mà chưa chútrọng cách đọc thẩm mĩ (aesthetic reading). Đọc thẩm mĩ đòi hỏi chú trọng tới cảmxúc, thái độ và tư tưởng người đọc trong quá trình đọc văn bản... là cách đọc “đắmchìm vào” (immersive reading) thế giới tác phẩm.Phần lớn học sinh chỉ biết nhìn vào chữ và đọc thành tiếng ( đọc to hoặc đọcthầm)còn để hiểu tác phẩm (nhất là đọc bề sâu và đọc thẩm mỹ) cần phải dựa vào đâu, bắtđầu từ những gì, bằng cách nào?... thì hầu như học sinh rất lúng túng do chưa đượctrang bị cách thức và thực hành rèn luyện. Có nghĩa là chưa được trang bị và rèn luyệnvề cách đọc, phương pháp đọc hiểu, nhất là với văn bản văn học.2. Năng lực viết (tạo lập văn bản) của học sinh trung học, các tồn tại thể hiệntrên cả hai phương diện: viết chữ (chính tả, ngữ pháp) và viết văn bản (lập ý và diễnđạt). Có thể nói năng lực viết của học sinh trung học trên cả hai phương diện đều đángsuy nghĩ, nếu khơng muốn nói là từ lâu đã đến mức báo động.Trước hết là lỗi chính tả trong viết: “Tỷ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bảntiếng Việt là 7,79%, cao gần 8 lần so với chuẩn 1%. Tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bảntiếng Việt đã ở mức báo động, vượt quá cao so với tiêu chuẩn” 2.Năng lực viết văn bản của học sinh trung học cũng đáng báo động. Các phươngtiện thông tin đại chúng từ lâu đã nêu lên hiện trạng học sinh chép văn mẫu. Cả lớp 40em tả con mèo đều có bài viết giống nhau. Hầu hết học sinh khi làm bài là chép lại lờithầy cô cho ghi trên lớp hoặc tài liệu có sẵn. Học viết là học cách nghĩ, cách diễn đạtsuy nghĩ của người viết để hình thành và phát triển tư duy. Nhưng viết khơng chịunghĩ, khơng biết nghĩ và khơng cần nghĩ thì làm sao đào tạo ra được những con ngườicó tưduy độc lập, biết phán xét và bảo vệ ý kiến đúng…Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Dạy làm văn chủ yếu là dạy cho họcsinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ,chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” 3. Theo giáo sư Hồng Như Mai: “Điềumà Bộ trưởng Tạ Quang Bửu quan tâm nhất là phải ra đề văn làm sao để các em nóiđúng, nói thật từ chính kiến thức và những tình cảm, suy nghĩ sáng tạo của mình”4.Với ý nghĩa đó, dạy học làm văn có vai trị rất to lớn trong việc hình thành và rèn2Dân trí/ Thứ Năm, 29/07/2010Dạy văn là một q trình rèn luyện tồn diện – NCGD, số 28, 11- 19734Sự rung cảm và sáng tạo của HS có nguy cơ mòn- Dạy và học ngày nay, số 6/ 20053 luyện tư duy (cách nghĩ và cách diễn đạt suy nghĩ). Qua hoạt động viết văn bản, HSthể hiện rất rõ năng lực tư duy của mình. Từ việc dạy cách nghĩ mà giáo dục tư tưởng,tình cảm, đạo đức, lối sống; qua dạy cách diễn đạt suy nghĩ mà hình thành và rènluyện kĩ năng nói và viết.Giữa năng lực đọc hiểu và năng lực viết có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhất làkhiđọc và viết văn bản văn học. Một khi đọc hiểu sai hoặc không hiểu tác phẩm nói gì,thì làm sao viết ra những điều muốn nói về tác phẩm ấy cho thơng suốt và có sứcthuyết phục người khác được.3. Nguyên nhân. Hiện trạng trên do nhiều nguyên nhân, nhưng trong nhàtrường trước hết là do cách dạy của giáo viên; cách học và cách kiểm tra đánh giá kếtquả ở môn học này.Theo quan niệm truyền thống, dạy văn chủ yếu là bình văn, giảng văn, phân tíchvăn nhằm làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm vănchương. Cái hay cái đẹp ấy lại do chính giáo viên cung cấp, cảm nhận và phân tích hộhọc sinh. Ở các giờ giảng văn trên lớp, giáo viên chủ yếu thuyết trình, giảng giải chohọc sinh nghe những điều thầy cô hiểu và cảm nhận được về tác phẩm ấy, còn bảnthân học sinh hiểu và cảm nhận thế nào thì khơng được chú ý. Học sinh khơng cần đọctác phẩm cũng được; đi thi miễn là nói đúng những gì đã nghe và ghi chép được trênlớp hoặc học thuộc trong các tài liệu tham khảo... Tuy có những khác biệt nhất định ởmỗi giai đoạn lịch sử nhưng về cơ bản bình văn, giảng văn và phân tích tác phẩm vănhọc vẫn chủ yếulà cơng việc giáo viên tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm rồi giảng bình lại cho học sinhnghe.Cần khẳng định, dạy học văn theo lối bình văn, giảng văn, phân tích tác phẩmcũng có những ưu điểm nhất định. Chẳng hạn, với những giáo viên giỏi, giờ giảng văncó thể giúp học sinh say mê, yêu thích văn chương. Những phút giây thăng hoa đúnglúc, đúng chỗ với những cảm nhận sâu sắc, những lời giảng giàu hình ảnh và xúc cảmcủa giáo viên ít nhiều đã truyền cảm hứng học văn cho học sinh. Những tri thức vănmà giáo viên cung cấp, giảng giải đã góp phần bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa cho mỗihọc sinh, giúp các em hồn thiện, nâng cao những điều mình hiểu về tác phẩm. Ngồira, phần giảng văn của thầy, cô giáo đôi khi cũng giúp học sinh biết một cách đọc, mộtkiểu đọc, từ đó có thể học tập, bắt chước. Tất cả đều là những yêu cầu cần thiết trongdạyhọc Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng.Nhưng cách dạy truyền thống có một hạn chế chung: thầy nói là chính, thầygiảngnhững điều thầy hiểu về tác phẩm cho học sinh nghe, áp đặt cách hiểu của người dạy,học sinh chỉ ghi chép lại lời thầy. Trong khi lí thuyết tiếp nhận địi hỏi mỗi người đọcphải là một chủ thể tiếp nhận sáng tạo, phải tham gia tạo nghĩa, lấp đầy khoảng trống của tác phẩm; đặc biệt phải biết cách đọc, cách khám phá ra các giá trị của tác phẩm.Giáo viên phải giúp học sinh biết cách đọc, tự tiếp nhận tác phẩm nhưng khơng thủtiêu vai trị của người thầy. Người thầy vẫn có vai trị rất quan trọng trong việc đặt câuhỏi, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu văn bản. Giáo viên khơnglàm thay, đọc hộ học sinh nhưng vẫn cần những phút giây thăng hoa,“lên đồng”đúnglúc, đúng chỗ; nêu lên những hiểu biết, cảm nhận của mình để cùng học sinh khámphá, trao đổi; giúp học sinh hoàn thiện, hoàn chỉnh, nâng cao những điều mình hiểu vềtác phẩm ấy.Về hệ hình dạy học, bình văn, giảng văn, phân tích văn đều phản chiếu đườnglối dạy học theo tiếp cận nội dung và lấy người dạy làm trung tâm. Cách tiếp cận và tổchức dạy học này không đem lại hiệu quả cao cũng như không phù hợp với yêu cầumới.Dạy học và rèn luyện kĩ năng viết cho HS cũng còn nhiều tồn tại, trước hết làHS ngại viết, từ đó GV ngại dạy viết ( quy trình, cách thức tìm ý, triển khai phát triểný, cách diễn đạt, trình bày...). Bản thân GV cũng khơng thực hành viết, ít có kinhnghiệm viết; thêm vào đó là chấm bài, chữa bài cho HS rất qua loa, tắc trách...4.Giải pháp: Trước hiện trạng và yêu cầu đổi mới cách dạy đọc, dạy viếttrong nhà trường, Chương trình Ngữ văn 2018 ra đời với định hướng nhằm khắc phụccác hạn chế nêu trên; tập trung hình thành, phát triển năng lực đọc, viết cho học sinhtheo hướng mới với những kì vọng mới.Mục tiêu ấy đòi hỏi cần chuyển từ dạy học chạy theo nội dung sang dạy họctheo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Dạy học phát triển năng lực khônghướng đến việc cung cấp thật nhiều kiến thức ngôn ngữ và văn học mà quan tâm đếnviệc vận dụng những kiến thức ấy, quan tâm đến năng lực thực hiện của người học.Theo đó, cái đích cuối cùng của việc học Ngữ văn là học sinh biết sử dụngtiếng Việt một cách hiệu quả, từ việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằngngày đến đọc, viết, nói và nghe các văn bản thơng thường. Khơng những thế, các emcịn có năng lực tiếp nhận, giải mã cái hay, cái đẹp của văn bản văn học, thể hiện chủyếu ở việc biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật của các văn bản văn học; nhận biết, lí giải,nhận xét và đánh giá những đặc sắc về hình thức văn bản văn học; từ đó biết tiếp nhậnđúng và sáng tạo các thông điệp nội dung (nghĩa, ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng, cảmhứng). Học sinh có năng lực văn học còn thể hiện ở khả năng tạo lập, biết cách biểuđạt (viết và nói) kết quả cảm nhận, hiểu và lí giải giá trị thẩm mĩ của văn bản văn học;bước đầu có thể tạo ra được các sản phẩm văn học.Muốn đạt được mục tiêu ấy, trước hết trong dạy đọc hiểu văn bản, giáo viêncần phải chuyển từ cách dạy giảng văn sang dạy đọc hiểu; chuyển từ việc nói cho họcsinh nghe những gì thầy cơ hiểu, u thích về tác phẩm sang hướng dẫn để các em biếttìm ra cái hay cái đẹp của tác phẩm theo cách nhìn và suy nghĩ cảm nhận của chínhhọc sinh; chuyển từ việc GV thuyết trình là chính sang tổ chức cho HS thực hànhthơng qua các hoạt động, bằng các hoạt động. Để hiểu tác phẩm trước hết học sinh phải tiếp xúc, làm việc với văn bản, chú ýquan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt đượcnội dung chính của văn bản. Học sinh được chủ động tìm kiếm, phát hiện, phân tích,bước đầu suy luận ý nghĩa các thơng tin, thơng điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tìnhcảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản. Các em cần liên hệ, so sánh giữa cácvăn bản, bước đầu kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội; kết nối vănbản với trải nghiệm cá nhân học sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản. Từ đó biếtvận dụng, chuyển hố những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhântrong cuộc sống hàng ngày.Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên cần biết tổchức các hoạt động học tập, thông qua các hoạt động nhằm giúp các em tự khám phávà kiến tạo tri thức cho mình. Giáo viên khơng thể nói suốt trong giờ dạy, nói say mênhững điều mình biết về tác phẩm ấy, mà quan trọng là cần hướng dẫn để học sinhbiết cách tiếp cận, nắm được cách tìm hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại. Họcsinh cần được rèn luyện về cách đọc, từ đọc có hướng dẫn đến đọc độc lập, tự đọcđược các văn bản- tác phẩm tương tự.Với văn bản văn học, giáo viên phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sángtạo ở chủ thể đọc. Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò“đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; bước đầu biết so sánh đối chiếu, liên hệ mởrộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân đểđọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhânsinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hố thành giá trị sống. Giáo viên cần có những gợiý, nhưng khơng lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩcủa học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc. Sử dụng đa dạng các loạicâu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn họcsinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.Tổ chức cho học sinh làm thông qua các hoạt động khơng có nghĩa là giáo viênphó thác và mất hết vai trò làm thầy trong giờ học mà trái lại dạy học phát triển nănglực đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực rất nhiều. Cố gắng trong việc thiết kế giáo án, trongviệc hướng dẫn tổ chức cho học sinh làm việc, nhắc nhở, uốn nắn những lệch lạc củahọc sinh trong tiếp nhận và tạo lập văn bản, tham gia cùng học sinh phát biểu nhữngsuy nghĩ và cảm nhận của mình về giá trị của tác phẩm...Với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, dạy văn thực chất là dạy chohọc sinh phương pháp đọc hiểu. Đọc hiểu ở đây được hiểu một cách khá tồn diện. Đólà một q trình bao gồm việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩabóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trị tác dụng của các hình thức, biện phápnghệ thuật ngơn từ, các thơng điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả cácgiá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinhtiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học. Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểunghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố

Tài liệu liên quan

  • 2  một số lưu ý SGK NGỮ văn 6 CÁNH DIỀU 2021 04 26 7 49 2 một số lưu ý SGK NGỮ văn 6 CÁNH DIỀU 2021 04 26 7 49
    • 10
    • 30
    • 0
  • Giáo án ngữ văn 6 cánh diều Giáo án ngữ văn 6 cánh diều
    • 5
    • 36
    • 0
  • Giáo án ngữ văn 6 cánh diều Giáo án ngữ văn 6 cánh diều
    • 5
    • 243
    • 3
  • Giáo án ngữ văn 6 cánh diều Giáo án ngữ văn 6 cánh diều
    • 5
    • 123
    • 1
  • Cánh diều TL ngữ văn 6 Cánh diều TL ngữ văn 6
    • 47
    • 36
    • 0
  • Giáo án môn ngữ văn 6 bộ sách Cánh Diều (giáo án chất lượng, kì 1) Giáo án môn ngữ văn 6 bộ sách Cánh Diều (giáo án chất lượng, kì 1)
    • 220
    • 153
    • 0
  • Giáo án ngữ văn 6 kì 1 bộ sách Cánh Diều (chất lượng theo cv 5512 mới) Giáo án ngữ văn 6 kì 1 bộ sách Cánh Diều (chất lượng theo cv 5512 mới)
    • 235
    • 369
    • 0
  • KHBD ngữ văn 6 cánh diều KHBD ngữ văn 6 cánh diều
    • 210
    • 24
    • 0
  • Cánh diều TL ngữ văn 6 Cánh diều TL ngữ văn 6
    • 47
    • 10
    • 0
  • Giáo án ngữ văn 6 cánh diều Giáo án ngữ văn 6 cánh diều
    • 5
    • 99
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(9.06 MB - 47 trang) - Cánh diều TL ngữ văn 6 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cấu Trúc Sgk Ngữ Văn 6 Cánh Diều