Cảnh Giác Với Bệnh động Mạch Chi Dưới Mạn Tính
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới mạn tính 10:19 AM 18/12/2017 Bệnh động mạch chi dưới mạn tính chỉ tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ máu đáp ứng cho các hoạt động sinh lý, gây ra bởi các bệnh lý động mạch mạn tính. Tại Việt Nam, các bệnh lý tim mạch nói chung xuất hiện ngày càng nhiều, liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì... Bệnh động mạch chi dưới mạn tính và các biến chứng của nó cũng ngày càng phổ biến hơn. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó vữa xơ động mạch chiếm hàng đầu. Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới mạn tính ít gây tử vong (khoảng 1%) nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh, thậm chí trở thành tàn phế, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều trị còn nhiều khó khăn cả về phương diện nội, ngoại khoa cũng như phục hồi chức năng. Phát hiện bệnh như thế nào? Hầu hết các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ thấy dấu hiệu đau cách hồi: đau khi đi lại, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện đau càng ngắn thì mức độ bệnh càng nặng. Ban đầu, bệnh nhân có thể xuất hiện đau khi đi khoảng 1.000 mét, nhưng càng về sau, có thể chỉ đi 200 mét đã đau hoặc ngắn hơn, thậm chí đau cả khi không đi lại, đau khi nghỉ ngơi. Hiện nay, đa số người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, khi người bệnh ngồi tại chỗ cũng đau. Bệnh động mạch ngoại biên của chi dưới. Nếu không được điều trị, chi dưới không được cung cấp máu đầy đủ, khi đó không những xuất hiện đau mà sẽ xuất hiện viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu. Đây là biến chứng nặng nề, sẽ dẫn đến cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh. Tùy vào vị trí bị hoại tử mà cắt cụt cao hay thấp. Khám tại chỗ sẽ thấy khó bắt mạch hoặc không bắt được mạch ở ngoại vi. Bác sĩ sẽ đo huyết áp ở cổ chân và tính ra một thông số gọi là chỉ số ABI, tính bằng huyết áp tâm thu ở cổ chân chia cho huyết áp tâm thu ở tay. Bình thường chỉ số này từ 0,9 đến 1,3. Khi ABI bình thường (0,9-1,3): hệ thống động mạch bình thường hoặc tổn thương động mạch không gây hậu quả về huyết động. Khi ABI từ 0,75-0,9: có bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới, tuy nhiên còn được bù trừ tốt. Khi ABI từ 0,4-0,75: tình trạng bù trừ ở mức trung bình, chỉ đủ cấp máu cho nhu cầu chuyển hóa lúc nghỉ. Khi ABI dưới 0,4: giai đoạn bệnh nặng, ảnh hưởng đến chức năng của chi và hậu quả về huyết động nghiêm trọng. Các xét nghiệm để đánh giá chính xác mức độ tổn thương thường được áp dụng hiện nay gồm siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) mạch máu và chụp mạch sẽ xác định được mức độ hẹp mạch máu, vị trí chính xác của mạch máu bị hẹp. Đây là những xét nghiệm mà nhiều trung tâm, bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đã thực hiện được một cách thường quy. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ có phương án điều trị phù hợp. Điều trị như thế nào? Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến đầu chi không được cung cấp máu đầy đủ, có thể phải cắt cụt chi do hoại tử. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm: Điều trị bằng thuốc: Tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị bằng thuốc một cách hệ thống. Các thuốc được dùng gồm thuốc chống huyết khối (thuốc chống ngưng tập tiểu cầu), các thuốc vận mạch, giúp điều hòa lưu huyết, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, giảm tình trạng kết tập tiểu cầu, tăng cường máu đến nuôi dưỡng chi. Điều trị bằng can thiệp mạch: Đây là phương pháp tiên tiến và đã được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. Phương pháp này không phải mổ, chỉ dùng một dụng cụ luồn vào động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ (stent) tại vị trí hẹp. Kết quả của điều trị bằng can thiệp mạch đã đạt được kết quả rất tích cực. Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị cơ bản, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương. Có thể dùng cầu nối bằng tĩnh mạch hoặc bằng mạch nhân tạo. Dù điều trị bằng ngoại khoa hay bằng can thiệp mạch, sau đó người bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi và duy trì điều trị thuốc. Lời khuyên của bác sĩ Bệnh có liên quan nhiều đến các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mạch máu bao gồm: thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá và điều trị, kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid. Một vấn đề quan trọng nhất là cần khám và phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn chưa đau khi nghỉ ngơi hay chưa có viêm loét, hoại tử chi do thiếu máu. Phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tránh được tàn phế do các biến chứng của bệnh. Khi đã xuất hiện bệnh, có đau cách hồi, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn. Theo dõi định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng. BS. Ngô Tuấn Anh (Bệnh viện TƯQĐ 108). Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Xơ Vữa Mạch Máu Chi Dưới
-
Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới: Dấu Hiệu Và điều Trị | Vinmec
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Những điều Cần Biết Về Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới | TCI Hospital
-
Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới - Cẩn Thận Nguy Cơ Cắt Cụt Chi - Cardocorz
-
Xơ Vữa động Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Những Triệu Chứng Xơ Vữa động Mạch Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Bệnh động Mạch Chi Dưới
-
[PDF] BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH
-
Xơ Vữa động Mạch Chân - Nguy Cơ Cụt Chi Nếu Không điều Trị Kịp Thời
-
Xơ Vữa động Mạch 2 Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán ...
-
Khuyến Cáo Trong Điều Trị Bệnh động Mạch Ngoại Biên Chi Dưới
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Cắt Cụt Chân Vì Xơ Vữa động Mạch Chi Dưới
-
Câu Hỏi 76: Những Nguy Cơ Gây Bệnh Tắc động Mạch Chi Dưới