Cảnh Giác Với Các Thủ đoạn Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội - Báo Cần Thơ
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều với thủ đoạn vô cùng tinh vi. Ðối tượng lừa đảo lợi dụng mạng xã hội với những câu chuyện đánh vào sự “nhẹ dạ cả tin” của người dân hoặc cài cắm các nội dung trúng thưởng vào các trang mạng để bị hại tin và chuyển tiền, từ đó thu lợi bất chính...
Đối tượng Phúc trước lúc bị bắt. Ảnh: CTV
Vài tuần trước, chị N.Y.N ngụ phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nhận được điện thoại của Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSÐT) Công an quận Ninh Kiều yêu cầu gặp con chị là bé A.D (12 tuổi) để trao đổi xung quanh vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua trao đổi với công an, chị N mới biết bé A.D thường xuyên chuyển tiền cho một số điện thoại bằng hình thức nạp thẻ điện thoại. Bé A.D xác nhận là có nạp tiền cho một số điện thoại vì lúc trước bé nhận được tin nhắn vào số điện thoại của mình với nội dung “Bạn là người may mắn nhận được một chiếc Iphone 12Pro Max, yêu cầu nạp phí để công ty gửi điện thoại về”. Tin lời, bé A.D đã nạp tiền cho đối tượng 3 lần, mỗi lần 200.000 đồng. Theo Cơ quan CSÐT, đối tượng lừa đảo trên cư ngụ tại Ðà Nẵng và Công an quận Ninh Kiều đang phối hợp xác minh làm rõ để khởi tố hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng vì đã lừa rất nhiều người, không riêng gì bé A.D.
Một hình thức khác là lợi dụng tình thương, lòng trắc ẩn của những người tham gia mạng xã hội, kêu gọi từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Ðầu năm 2019 đến tháng 4-2020, đối tượng Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1993, ngụ tỉnh Kiên Giang) sử dụng tài khoản Facebook tên “Nguyễn Minh Minh” đăng các bài viết trên mạng xã hội về những hoàn cảnh khó khăn, các trường hợp bị bệnh tật, kêu gọi ủng hộ tiền từ thiện. Sau khi tài khoản này bị khóa do vi phạm các chính sách của Facebook, Phúc mua tài khoản Facebook tên “Nguyễn Ngọc” để tiếp tục kêu gọi từ thiện. Phúc kêu gọi mọi người quyên góp, ủng hộ các hoàn cảnh bệnh tật, khó khăn, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng tên “BAO CAN THO”, để mọi người lầm tưởng đây là tài khoản ngân hàng của Báo Cần Thơ. Số tiền của những người bị hại sau khi chuyển vào tài khoản ngân hàng, Phúc sử dụng app Internet Banking trên điện thoại thông minh để chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau rồi dùng ATM rút tiền mặt chiếm đoạt. Tại cơ quan điều tra, Phúc khai nhận, với thủ đoạn trên, đã chiếm đoạt trên 3 tỉ đồng của người dân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, đối tượng còn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với các loại giấy tờ như bằng cấp, chứng minh nhân dân, căn cước công dân...
Từ những trường hợp trên, người dân cảnh giác, thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội, việc yêu cầu nạp tiền để chuyển quà trúng thưởng hoặc hàng hóa... để tránh các đối tượng xấu có cơ hội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ðiều 174, Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Ðiều: 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (tội trộm cắp tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Người có hành vi lừa đảo sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Ðối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, sẽ bị phạt tù 12-20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hoàng Yến
Từ khóa » Những Vụ Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội
-
Cảnh Báo 8 Thủ đoạn Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội - Công An Nhân Dân
-
Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội - Thủ đoạn Không Mới Nhưng Vẫn Mắc Bẫy
-
Điểm Danh 8 Chiêu Trò Lừa đảo Phổ Biến Qua Mạng Cần Cảnh Giác
-
Nhiều Chiêu Trò Lừa đảo Qua Mạng Bủa Vây Người Dân - Báo Tuổi Trẻ
-
Cảnh Báo Tình Trạng Lừa đảo Qua Mạng Xã Hội
-
Cảnh Báo Thủ đoạn Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản Qua Mạng Xã Hội
-
Lật Tẩy Các Chiêu Trò Lừa Đảo Trên Mạng Xã Hội | ANTV - YouTube
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Lừa đảo Qua Mạng Internet, Mạng Xã Hội
-
Muôn Hình Muôn Vẻ Các Chiêu Trò Lừa đảo Trên Mạng Xã Hội | VOV.VN
-
Lừa đảo Qua Mạng Bị Xử Phạt Thế Nào? | Luật Hùng Thắng
-
Cảnh Giác Với Thủ đoạn Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản Qua Mạng Xã Hội
-
TP.HCM: Xác Minh Nhiều Vụ Lừa đảo Qua Mạng, Chiếm đoạt 2.385 Tỷ ...
-
An Giang Cảnh Báo đối Tượng Giả Mạo Mạng Xã Hội Lãnh đạo Sở để ...
-
Cảnh Giác Nạn Lừa đảo Trên Mạng Xã Hội - Hànộimới