Cảnh Sát Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Công An Nhân Dân Và Cảnh Sát ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cảnh sát là gì?
  • 2 2. Nhiệm vụ của cảnh sát:
  • 3 3. Sự khác nhau Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân:
    • 3.1 3.1. Một số nghề nghiệp trong lực lượng an ninh:
    • 3.2 3.2. Một số nghề nghiệp trong lực lượng cảnh sát:
    • 3.3 3.3. Một số điểm khác nhau giữa công an và cảnh sát:

1. Cảnh sát là gì?

Cảnh sát là cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Lực lượng trị an xã hội có tính chất vũ trang của nhà nước, là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.

Hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với những quyền hạn thông thường rất lớn, cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỉ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo luật định và những biện pháp riêng có để thực thi công vụ đó.

Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự….

2. Nhiệm vụ của cảnh sát:

  • Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
  • Thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp
  • Là cơ quan điều tra các vụ án theo nguyên tắc tố tụng hình sự và bộ luật hình sự. Nếu cơ quan điều tra có vấn đề, thì cơ quan an ninh điều tra sẽ tiến hành điều tra cơ quan điều tra.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Ngày truyền thống là ngày 20 tháng 7 năm 1962, lấy theo ngày công bố Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cảnh sát tiếng anh là police là một trong những lực lượng vũ trang của một nhà nước, là công cụ chuyên chế của chính quyền đang điều hành nhà nước đó.

Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam với tiền thân là đội “Tự vệ đỏ” ra đời từ thời điểm ác liệt của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng vũ trang tin cậy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lịch sử, truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam chính là những chiến công bất khuất, của lòng trung thành với cách mạng, của bản lĩnh kiên cường, tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân “vì nước quên thân vì dân phục vụ”.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến vô cùng phức tạp. Những yếu tố tiêu cực của hội nhập quốc tế, đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, cộng với những khó khăn trước mắt về kinh tế, xã hội trong nước, đã và đang tác động đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng Cảnh sát nhân dân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước về công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; phòng, chống mua bán người… gắn với các chương trình kinh tế – xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội; giáo dục, cảm hóa những người phạm tội và mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư; tạo ra thế trận toàn dân phòng, chống tội phạm vững chắc ở từng địa bàn, cơ sở.

3. Sự khác nhau Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân:

“Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã”. 

Trích Điều 4, Luật Công an nhân dân trong Cơ sở Dữ liệu Văn bản Pháp luật Trung Ương.

Như vậy, từ trong đoạn trích trên, chúng ta thấy đã thấy được sự khác nhau cơ bản của 2 khái niệm này, công an có ý nghĩa lớn hơn và bao gồm cả bộ phận cảnh sát.

Ngoài ra, nhiệm vụ, chức năng của công an và cảnh sát cũng khác nhau.

“Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”, trích điều 14, Luật Công an nhân dân.

Nói dễ hiểu, Công an nhân dân bao gồm lực lượng An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân và Công an xã. Trong đó, bộ phận An Ninh có trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia của các thế lực trong và ngoài nước.

3.1. Một số nghề nghiệp trong lực lượng an ninh:

  • An ninh văn hóa tư tưởng

Nhiệm vụ: phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm hại an ninh, trật tự trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng do các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác tiến hành, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.

  • An ninh tình báo

Nhiệm vụ: phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu và hoạt động thâm nhập, phá hoại của các cơ quan đặc biệt của nước ngoài. Họ thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện nguy hiểm và căng thẳng. Giữ bí mật tuyệt đối là một yêu cầu bắt buộc của hoạt động tình báo. Để được chọn vào đội ngũ này phải vượt qua những điều kiện hết sức khắt khe, phải là những người có trình độ rất giỏi, đặc biệt mưu trí, dũng cảm với thần kinh thép và bản lĩnh tuyệt vời.

  • An ninh kinh tế

Nhiệm vụ: đấu tranh chống lại các âm mưu hoạt động phá hoại về kinh tế do các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây ra, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm sự an toàn của các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản quốc gia, các mục tiêu kinh tế trọng điểm, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, các cán bộ quản lý kinh tế v.v…

  • An ninh mạng

Nhiệm vụ: đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bảo mật an toàn dữ liệu mạng của bộ công An.

3.2. Một số nghề nghiệp trong lực lượng cảnh sát:

  • Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội

Nhiệm vụ: Quản lý trật tự nơi công cộng, đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý chứng minh nhân dân, quản lý kho vũ khí, vật liệu nổ, quản lý con dấu, quản lý những người trực thuộc diện quản chế, cải tạo tại chỗ, cải tạo không giam giữ, án treo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng v.v…

  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (cảnh sát hình sự)

Nhiệm vụ: Tiến hành các biện pháp trinh sát và hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá tội phạm về trật tự xã hội (trừ tội phạm về ma túy, tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), góp phần bảo vệ tài sản cũng như tính mạng, quyền lợi hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

  • Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy

Nhiệm vụ: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động của các loại tội phạm ma tuý, từ đó phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm về ma tuý để đề xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa đấu tranh. Bên cạnh đó, nghiên cứu phương thức, thủ đoạn và quy luật hoạt động của tội phạm ma tuý, tiến hành hoạt động điều tra tội phạm về ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng là phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức công tác tuyên truyền, phòng chống tội phạm về ma tuý.

  • Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

Nhiệm vụ: Tiến hành các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn các tội phạm xâm phạm sở hữu của Nhà nước, cả các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội dưới các hình thức như: tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ Nhà nước, lừa đảo, các tội phạm về chức vụ và tội phạm kinh tế khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.

  • Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Nhiệm vụ: Bảo vệ người dân khỏi hỏa hoạn, quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trên toàn quốc, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

  • Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp

Nhiệm vụ: Canh gác, bảo vệ những mục tiêu quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, các Đại sứ quán, tổ chức tuần tra, cơ động chiến đấu kịp thời, trấn áp mọi hoạt động phá rối an ninh trật tự; bảo vệ các phiên toà, bắt giữ, áp tải bị can, dẫn giải người làm chứng, quản lý kho vật tư và hỗ trợ công tác thi hành án v.v…

  • Cảnh sát giao thông

Nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác đảm bảo an toàn trật tự giao thông, giáo dục và tuyên truyền cho người dân về Luật giao thông.

  • Cảnh sát cơ động

Nhiệm vụ: Trấn áp tội phạm hỗ trợ công tác giải cứu con tin, chống khủng bố góp phần bảo vệ an ninh.

Còn lực lượng Cảnh sát được giao nhiệm vụ để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước. Ngoài ra, họ còn phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

3.3. Một số điểm khác nhau giữa công an và cảnh sát:

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa công an và cảnh sát theo Luật Công an nhân dân năm 2018:

Công an

Cảnh sát

Khái niệm

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân.

Là một lược lượng thuộc Công an nhân dân.

Vai trò, nhiệm vụ

Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước

Ngoài ra, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức

Bao gồm các lực lượng: An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.

Là lực lượng thuộc Công an nhân dân

Tóm lại, khái niệm Công an nhân dân rộng hơn và bao gồm 2 lực lượng An ninh và Cảnh sát, tùy vào nhiệm vụ, tính chất công việc mà có tên gọi riêng cho phù hợp.

Từ khóa » đại Học Cảnh Sát Nhân Dân Là Gì