Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Và Cứu Nạn Cứu Hộ - 60 Năm Giữ ...
Có thể bạn quan tâm
60 năm xây dựng và phát triển
Trong những năm đầu của thập niên 60, nước ta tăng cường thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong thời gian đó, nhà nước tăng cường xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, kho tàng,… tài sản chủ nghĩa xã hội tập trung ngày càng nhiều, làm cho nguy cơ cháy, nổ tăng lên, đồng thời do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên thường xuyên xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về người và của. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải tăng cường công tác PCCC một cách cấp bách. Ngày 29/9/1961, Cục PCCC được thành lập, bộ máy PCCC ra đời từ cấp Trung ương đến địa phương.
Chỉ sau đó gần 1 tuần, ngày 4/10/1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 53/LCT công bố ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác PCCC”. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC, đồng thời mở ra một trang mới trong lịch sử. Đến nay, ngày 4/10 hằng năm đã trở thành Ngày Truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH.
Ở thời bình, lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH tiếp tục với sứ mệnh của người chiến sĩ công an Nhân dân. Khi có hiểm nguy, cháy nổ, mọi người tìm cách thoát hiểm thì các chiến sĩ chạy vào hướng có nguy, có lửa để cứu người, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh. Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã anh dũng hi sinh để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH xả thân, quên mình, không ngại nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân biểu dương ghi nhận.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X (1997-2002) đã thông qua Luật PCCC. Ngày 12/7/2001, Chủ tịch nước đã công bố Luật PCCC và có hiệu lực từ ngày 4/10/2001. Để ghi nhớ công ơn to lớn của Bác Hồ kính yêu với công tác PCCC, xuất phát từ tinh thần, tư tưởng đó nên Quốc hội đã thống nhất, quyết định lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày toàn dân PCCC”. Đến năm 2020 lực lượng Cảnh sát PCCC chính thức được giao nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ. Ngày 22/02/2021, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 1036/QĐ-BCA về việc xác định ngày 4/10/1961 là ngày Truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH.
Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH được kiện toàn, củng cố từ Trung ương đến địa phương, không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong mọi giai đoạn cách mạng. Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH ngày càng được phát triển sâu rộng, với nhiều hình thức, huy động được đông đảo quần chúng tham gia. Đến nay, cả nước đã xây dựng và kiện toàn trên 60.000 đội dân phòng, với trên 600.000 thành viên; thành lập trên 360.000 đội PCCC cơ sở với gần 3 triệu thành viên; thành lập trên 400 đội PCCC chuyên ngành với gần 9.000 thành viên. Cả nước có trên 4.000 mô hình điển hình tiên tiến về PCCC.
Trình diễn tình huống ứng cứu hỏa hoạn tại Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an TPHCM. (Nguồn: Báo Nhân dân)PCCC-CNCH TPHCM nối tiếp truyền thống anh dũng
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH TPHCM được thành lập với tên gọi đầu tiên là: Phòng Cảnh sát PCCC, trực thuộc Công an TPHCM. Ban đầu, cán bộ chủ chốt lực lượng này gồm các đồng chí được đào tạo chính quy, ngoài ra, còn có các nguồn khác và lực lượng tại chỗ. Đầu năm 1976, tổng số CBCS và nhân viên khoảng trên 500 người. Ngày 15/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thí điểm thành lập Sở Cảnh sát PCCC TPHCM thuộc Bộ Công an. Đại tá Trần Triều Dương, Phó Giám đốc Công an TPHCM được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TPHCM.
Ngày 2/6/2014, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 2772/QĐ-BCA-X11 về việc đổi tên và quy định tổ chức bộ máy của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của lực lượng trong tình hình mới. Trong đó, có nội dung: Đổi tên Sở Cảnh sát PC&CC TPHCM thành Cảnh sát PCCC TPHCM.
Năm 2018, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, Bộ Công an đã tiên phong, đi đầu và chỉ đạo Công an các địa phương quyết liệt thực hiện. Trong đó, có Cảnh sát PC&CC TPHCM sáp nhập vào Công an TPHCM. Đồng thời, Công an TPHCM thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, tiến hành thành lập Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Phòng PC07), gồm có 10 Đội trực thuộc.
Đại tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng Phòng PC07 - Công an TPHCM chia sẻ, từ đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta có câu “Thủy, hỏa, đạo, tặc” hay “Giặc phá không bằng nhà cháy”. Chúng ta không thể quên được thảm hỏa cháy thương tâm tại Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) vào ngày 29/10/2002. Vụ cháy làm 60 người chết, 91 người bị thương. Cháy có thể xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, cháy không phân biệt không gian và thời gian khu dân cư hay nhà cao tầng... Nếu có đầy đủ các yếu tố và điều kiện của sự cháy, thì chỉ một thoáng chủ quan, một giây phút bất cẩn - là cháy đều có thể xảy ra, nếu không kiểm soát được sẽ gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Chính vì thế công tác PCCC không là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn dân, của toàn xã hội; công tác PCCC mang tính quần chúng sâu sắc.
Bên cạnh đó, trong các sự kiện trọng đại của đất nước, CBCS PCCC-CNCH luôn có mặt cùng với các lực lượng khác giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia. Tăng cường công tác nắm tình hình các mục tiêu, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng trọng điểm, thực hiện hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản để kịp thời phát hiện, chủ động ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Đồng thời, làm tốt công tác dân vận, công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC-CNCH gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ dũng cảm, những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ an ninh Tổ quốc được biểu dương, lan tỏa trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong lòng Nhân dân.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Tô Lâm trao Huân chương Quân công hạng Nhì cho Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Nguồn: Bộ Công an)Những mô hình, giải pháp hay của lực lượng cảnh sát PCCC-CNCH TPHCM được các tỉnh, thành học hỏi như: Ứng dụng Help 114 về báo cháy nhanh. Ngoài báo cháy, ứng dụng này còn có chức năng gửi thông tin kêu cứu tới người thân, kèm theo vị trí người dùng đến các số điện thoại người thân đã lưu trong ứng dụng. Người dân có thể phản ảnh những vấn đề khác thông qua gửi hình ảnh, thông tin.
Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, lực lượng cảnh sát PCCC-CNCH TPHCM đã tăng cường các hoạt động, việc làm bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống của Nhân dân. Ban Giám đốc Công an TPHCM đã điều động hàng trăm CBCS thuộc Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH tăng cường cho công an các quận, huyện chống dịch Covid-19. Các CBCS được phân công làm việc tại các trạm, chốt, khu phong tỏa, cách ly hoặc tuần tra, kiểm soát để kịp thời, phát hiện, nhắc nhở, xử lý các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch; xuống từng khu phố, hộ dân để hỗ trợ nhân dân về nhu yếu phẩm…
Ngoài ra, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, lực lượng CBCS xuống từng khu phố, hộ dân để hỗ trợ nhu yếu phẩm, giúp đỡ Nhân dân ở các vùng dịch ổn định cuộc sống. Tổ chức các hoạt động tri ân, giúp đỡ các gia đình chính sách, người nghèo, người khuyết tật, người yếu thế bằng những việc làm thiết thực nhằm động viên tinh thần để Nhân dân vượt qua khó khăn, chung sức, đồng lòng với Đảng, Nhà nước đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Trung úy Nguyễn Văn Ngàn, cán bộ Tuyên truyền công tác Phòng cháy - Phòng PC07 cho biết: “Khi thấy nhiều người dân gặp khó khăn, các y, bác sĩ và các lực lượng khác vất vả trong đại dịch, bản thân và gia đình lo lắng và xót xa, nên mình đã bàn với gia đình, bạn bè chung tay hỗ trợ hết lòng với mong muốn giúp đỡ mọi người có thêm nghị lực vượt qua dịch bệnh”.
Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng công an cả nước tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có hơn 2.000 cán bộ chiến sĩ bị nhiễm Covid-19, 10 chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Vất vả, hiểm nguy là thế, nhưng khi có lệnh điều động hỗ trợ tăng cường lực lượng cho công tác đảm bảo chống dịch Covid-19 của cấp trên thì nhiều CBCS Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH lại xung phong tham gia cùng lên đường hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch Covid-19, thể hiện tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ của người Công an Nhân dân: “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến”.
Từ khóa » Cục Cảnh Sát Pccc Hcm
-
Trang Chủ - Cảnh Sát PCCC&CNCH TP.HCM
-
Cục Cảnh Sát PCCC
-
Cục Phòng Cháy Chữa Cháy - Cục Cảnh Sát PCCC
-
Phòng Cảnh Sát PCCC & CNCH Tp.Hồ Chí Minh
-
Cục Cảnh Sát Phòng Cháy, Chữa Cháy Và Cứu Nạn, Cứu Hộ - Wikipedia
-
Công An TPHCM Báo Công Dâng Bác Nhân Ngày Truyền Thống Cảnh ...
-
Bộ Công An Họp Mặt Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Truyền Thống Lực Lượng ...
-
Công An TPHCM Báo Công Dâng Bác Nhân Kỷ Niệm 60 Năm Ngày ...
-
Cục Cảnh Sát PCCC Và CNCH Dâng Hương Tưởng Niệm Chủ Tịch Hồ ...
-
Cục C07 Kiểm Tra Một Số Chuyên đề Công Tác PCCC Tại Công An ...
-
Phòng Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Tphcm, Cục Cảnh Sát ...
-
Cảnh Sát PCCC Phơi Mình Trong Nắng Tập Luyện Cứu Nạn Dưới Nước
-
Sáp Nhập Cảnh Sát PCCC Về Công An TP HCM - Báo Người Lao động
-
Cảnh Sát PCCC TP.HCM đẩy Mạnh Xử Lý Hồ Sơ Trực Tuyến Mùa Dịch