Cảnh Sát Trại Giam Là Gì? Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cảnh Sát Quản Lý ...

3. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của trại giam:

– Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;

– Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;

– Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phạm nhân theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;

– Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

– Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin, chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự khác về nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, nơi về cư trú của người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người chấp hành xong án phạt tù, phạm nhân chuyển nơi chấp hành án phạt tù hoặc chết;

– Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá;

– Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết theo quy định tại Điều 49 của Luật này;

–  Bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án trục xuất;

– Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Từ khóa » Cục Cảnh Sát Quản Lý Trại Giam