Canh Tác Ngò Rí (Phần 1: Kỹ Thuật Trồng)
Có thể bạn quan tâm
GS TS Nguyễn Bảo Vệ
Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa NN & SHUD, Trường Đại Học Cần Thơ
Trước đây, cây ngò Rí chỉ được trồng ở các tỉnh phía Bắc, nhưng hiện nay loại rau này cũng được trồng ở các tỉnh phía Nam dùng để ăn tươi. Đặc biệt, khoảng 10 năm nay ở một vài nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nông dân ở đã trồng ngò Rí lấy hạt làm gia vị với diện tích lớn và tập trung (Hình 1), và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Cây ngò Rí trồng ở ĐBSCL để lấy hạt có thời gian sinh trưởng chỉ từ 80-90 ngày mà thôi. Dựa vào hình dạng lá và cây mà người dân chia ra 2 nhóm: (a) Nhóm ngò Chỉ: Thân nhỏ màu xanh hay tím, lá nhỏ, trổ bông sớm; (b) Nhóm ngò Bụi: Thân lớn màu xanh, lá lớn, chậm ra hoa hơn ngò Chỉ (Hình 2).
Hình 1 Trồng ngò Rí lấy hạt ở ĐBSCL Hình 2 Ngò Chỉ (a) và ngò Bụi (b)
* Điều kiện tự nhiên để trồng ngò Rí
- Đất: Có thể trồng được cây ngò Rí trên nhiều loại đất khác nhau, ngay cả trên đất sét, ngoại trừ đất phèn nặng, mặn, đất luôn bị ẩm ướt hay ngập nước. Tuy nhiên, để có năng suất cao, nên trồng trên đất thịt, tơi xốp, màu mỡ, có pH từ 5 đến 8 (tối hảo là 6,5), có nhiều hữu cơ, thoát nước tốt, khô ráo. Cây ngò Rí trồng trên đất có nhiều đạm hay bón nhiều phân đạm làm giảm mùi thơm đặc trưng của ngò Rí.
- Khí hậu: Cây ngò Rí mọc tốt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc ngay cả ở những nơi có ít ánh sáng, nhưng cây không thích thời tiết ẩm, mưa nhiều. Đăy là cây chịu hạn tốt, tuy nhiên gió nóng và khô trong thời gian trổ hoa có thể làm rụng hoa.
- Mùa vụ:Ở ĐBSCL, ngò Rí trồng được quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là nên xuống giống vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô (tháng 9, 10 và 11 dl), vì vào thời kỳ nầy đất khô ráo. Theo kinh nghiệm của người trồng ngò Rí thì xuống giống sớm cho năng suất cao hơn xuống giống muộn, vì lúc cây trổ bông thời tiết khô ráo, mát mẽ thích hợp cho việc ra hoa tạo hạt. Thời vụ trồng được chia làm 3 thời điểm: (a) chính vụ: gieo tháng 9 đến tháng 10; (b) vụ sớm: gieo tháng 7 đến tháng 8; (c) vụ muộn: gieo tháng 12.
* Kỹ thuật trồng ngò Rí
- Sửa soạn đất:Đất được dọn sạch cỏ hoặc gốc rạ (nếu trồng trên đất ruộng). Xới và phơi 2-3 ngày cho đất ráo mặt, tiến hành xới lần thứ hai để cho kích thước hạt đất khoảng bằng ngón chân cái hay lớn hơn một chút là được. Không nên làm đất quá nhuyển, đất dễ bị lèn mặt và rửa trôi do tưới nước hay mưa. Rải đều thuốc trừ sâu Basudin 10 H (2 kg/1.000m2) để diệt côn trùng và tuyến trùng. Rải vôi khoảng 25 kg/1.000m2 nhằm mục đích cung cấp thêm chất calcium cho cây. Lên luống rộng từ 1,2-1,4 m, cao từ 10-15 cm và giữa hai luống có đánh rãnh rộng 20-30 cm để tiện tưới tiêu và chăm sóc.
- Chuẩn bị hạt giống:Để cây đứng vững, không bị đổ ngã nên gieo với mật độ từ 30-40 kg/ha. Hạt ngò Rí có vỏ dày, nên ngâm trong nước ấm khoảng 24-30 giờ cho hạt hút đủ nước. Trước khi ngâm cần đãi bỏ hạt lép, sau khi ngâm nước cần đãi hạt giống cho hết nhớt, để ráo rồi ủ cho ra mầm mới đem gieo (khoảng 3 ngày sau khi ủ). Nếu đủ nước tưới có thể gieo hạt ngay sau khi ngâm mà không cần ủ. Cũng có thể gieo hạt khô không cần ngâm ủ, nhưng phải tưới nhiều nước sau khi gieo.
- Gieo hạt, tủ rơm: Sạ lan hạt giống lên luống đất đã được sửa soạn, sau đó tủ rơm rạ vừa kín đất để khi tưới nước không làm văng hạt đồng thời giữ ẩm cho đất. Không nên tủ rơm quá dầy làm cây khó lên. Rơm, rạ có thể chứa nhiều mầm bệnh, cần được xử lý vôi bằng cách cho 3 kg vôi vào trong l m3 nước, khuấy đều, nhúng rơm rồi mới đem đi tủ luống.
- Tưới nước:Dùng thùng tưới có búp sen hay máy tưới thật đều cho đủ ẩm. Từ khi sạ đến khi cây cao khoảng 6 cm tưới 1-2 lần mỗi ngày. Sau đó, thì 1-2 ngày tưới một lần. Chỉ nên tưới vào buổi sáng hay buổi chiều. Lưu ý, cây không phát triển tốt trên vùng đất luôn ẩm ướt, do đó không nên tưới nước quá nhiều. Lượng nước tưới giảm dần trong thời gian gần thu họach. Vì đây là cây chịu úng rất kém, nên cần phải có hệ thống thoát nước tốt để kịp thời thoát nước mỗi khi có mưa lớn và kéo dài.
- Làm cỏ:Hạt ngò Rí nẩy mầm chậm nên khả năng cạnh tranh với cỏ dại rất kém. Trước khi gieo nên dùng thuốc trừ cỏ Ronstar 25 EC một lần, đây là thuốc diệt cỏ chọn lọc, diệt những loại cỏ lá rộng và ngay cả lúa. Sau khi gieo 1 tháng, nên làm cỏ một lần nữa bằng tay. Nếu làm đất tốt và có tủ rơm sẽ hạn chế cỏ dại rất đáng kể.
- Phân bón:Có thể bón phân (kg/1000 m2) cho ngò Rí trồng trên đất thịt pha sét như sau:
Thời điểm bón (Ngày sau khi gieo) | Phân chuồng | Vôi | Super lân | Urea | NPK (16-16-8) | DAP | KCl | Ghi chú |
Bón lót | 200 | 25 | 50 |
| 20-25 |
| 10 |
|
12 - 25 |
|
|
| 5 | 7 |
|
| Có lá bàn nạo |
20 - 33 |
|
|
|
|
| 15 | 5 |
|
34 - 47 |
|
|
| 5 |
| 15 |
|
|
48 - 61 |
|
|
|
| 15 | 15 |
| Trổ bông |
55 - 70 |
|
|
|
| 20 |
| 3 |
|
Phân chuồng, lân và vôi được bón trước khi xới đất để phân được trộn đều vào đất, còn phân 16-16-8 và KCl có thể bón 1 ngày trước khi gieo. Cần tưới phân thúc khi cây có lá bàn nạo. Ngưng tưới nước 1 ngày trước khi tưới phân. Phân được ngâm, hòa loãng và tưới đều lên cây, chỉ nên tưới cho đất vừa đủ ẩm.
* Cây trồng xen
Có thể trồng xen những loại rau ăn lá khác như hành lá, rau cần, ngò địa phương, ... với cây ngò Rí. Tuy nhiên, khi trồng xen nên để ý đến mật độ trồng để ngò Rí không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng vì hành lá, ngò địa phương phát triển khá nhanh trong giai đoạn đầu so với cây ngò Rí.
* Thu hoạch và bảo quản
Sau khi gieo trên 1 tháng thì có thể thu hoạch thân, lá để ăn tươi. Nếu lấy hạt thì phải nhổ tỉa cây ăn dần, để lại khoảng cách cây phù hợp 5 x 5 (hoặc 10 x 10) cm. Ngưng tưới nước 1 tuần trước khi thu họach. Lúc cây có 2/3 số trái chuyển sang màu nâu vàng hay nâu, có mùi thơm thì tiến hành thu hoạch (khoảng 90 ngày), trước khi trái bị rụng. Hạt chưa chín được đánh giá là có mùi khó chịu. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm, lúc nầy ẩm độ không khí còn cao để hột không bị bung ra. Thu hoạch bằng cách chặt cả cây, phơi nắng nhẹ vào buổi chiều. Mùa nắng phơi khoảng 1 ngày là có thể đạp lấy hạt. Tốt nhất tách hạt khi độ ẩm còn dưới 15%, tuy nhiên nếu hạt quá khô dễ làm hạt bị bung ra. Không được phơi hạt giống dưới trời nắng gắt và rải trực tiếp trên sân gạch hay xi măng, mà phải phơi dưới nắng nhẹ, trên những đệm, nong, nia và được kê để khỏi bị hấp hơi nóng từ sân lát lên. Hạt sau khi phơi phải để mát lại mới cho vào dụng cụ bảo quản.
Người mua đánh giá chất lượng hạt dựa vào mùi thơm, màu sắc và tỉ lệ lẫn tạp. Màu nâu vàng hay nâu sáng, thơm và tỉ lệ sạch đạt trên 99% là tiêu chuẩn để mua bán hạt ngò Rí. Do vậy, không nên phơi hạt ở nhiệt độ cao làm mất mùi thơm, không để hạt gặp mưa lúc thu hoạch hay bị cây bị khô hạn làm màu sắc không đẹp. Hạt bị giảm chất lượng, không bán được là do hạt bị sâu bệnh, chuột cắn làm trái không chín đủ, lẫn hạt cỏ và những vật lạ khác, màu sắc quá đậm hoặc hạt bị vở trên 5%. Hạt được bảo quản trong thùng kín, tránh ánh sáng mặt trời. Để giữ mùi tốt, nên sử dụng trong vòng 6 tháng, không tồn trữ quá 1 năm.
Category: Hướng dẫn kỹ thuật
Từ khóa » Cách Trồng Ngò Rí Bằng Hạt
-
2 Cách Trồng Ngò Rí Bằng Gốc Rễ Và Bằng Hạt Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Mùi (ngò Rí) Trong Chậu - Nông Nghiệp Phố
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ngò Rí
-
Hướng Dẫn Trồng NGÒ RÍ Trong Thùng Thông Minh Rất Dễ ... - YouTube
-
Cách Gieo Hạt / Trồng Ngò Rí / Rau Mùi - Toan Trinh - YouTube
-
Cách Trồng Ngò Rí Rau Mùi Trong Chậu Nhanh Lên Nhất Và Nảy Mầm ...
-
Mẹo Trồng Và Chăm Bón Ngò Rí Xanh Tốt Quanh Năm
-
Cách Trồng Ngò Rí Trong Vườn Rau Sạch
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Ngò Rí Trong Chậu - Hạt Giống Rạng Đông
-
Tự Tay Trồng Ngò Rí đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Canh Tác Rau Ngò Rí - Cẩm Nang Cây Trồng
-
2 Cách Trồng Ngò Rí Bằng Gốc Rễ Và Bằng Hạt Tại Nhà
-
2 Cách Trồng Ngò Rí Bằng Gốc Rễ Và Bằng Hạt Tại Nhà
-
2 Cách Trồng Ngò Rí Bằng Gốc Rễ Và Bằng Hạt Tại Nhà - Vik News