Cảnh Vật Trong đoạn Thơ được Miêu Tả Theo Trình Tự Nào? Câu 2: Việc ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • huyenblinklogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      12

    • Điểm

      9

    • Cảm ơn

      7

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 50 điểm
    • huyenblink - 18:55:31 10/10/2019
    câu 1: cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự nào? câu 2: việc sử dụng điệp ngữ "buồn troong" có tác dụng gi? C3: nêu tác dụng của 2 câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? C4: trong Truyện Kiều ,Nguyễn Du đã từng viết: 'cỏ non xanh tận chân trời' hãy chỉ ra sự khác biệt về nội dung của câu thơ đó với câu thơ:" buồn trông cửa bể chiều hôm" Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (bạn nào biết thì trả lời hộ mình nha)
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • mon365logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      730

    • Điểm

      21670

    • Cảm ơn

      997

    • mon365
    • 27/10/2021

    1.

    - Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần. Từ “cửa - bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau :

    + Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

    + Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

    + Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

    + Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

    → Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

    2.

    - Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

    + Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

    + Cụm từ “buồn trông kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi | buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

    + Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn | dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

    + Điệp ngữ tạo nỗi buồn dâng lên tầng tầng, lớp lớp, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

    3.

    - Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

    + Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vằng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

    + Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

    - Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

    + Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

    + Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.4.

    - Câu thơ : " Cỏ non xanh tận chân trời " là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cô non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.

    - Câu thơ : " Buồn trông nội cỏ rầu rầu "

    + Nội có “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc có trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.

    + Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar6 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 6
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • thanhhuyenthanh
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      1090

    • Điểm

      14095

    • Cảm ơn

      1138

    • thanhhuyenthanh
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 10/10/2019

    1, miêu tả theo trình tự từ xa tới gần

    2, Buồn trông: gói gọn tâm thế của Kiều trước lầu Ngưng Bích vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ

    3, Hai câu hỏi tu từ càng nhấn mạnh cô đơn buồn tủi của Thúy Kiều:

    + Câu hỏi thứ nhất càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người

    + Câu hỏi thứ hai: Nhấn mạnh thân phận Kiều cũng bấp bênh chìm nổi như cách hoa kia không biết đi đâu về đâu

    4, " Cỏ non xanh tận chân trời" thể hiện sự tươi mới của cảnh sắc thiên nhiên qua đó cũng nói lên tâm trạng hân hoan vui vẻ của chị em Thúy Kiều trong tiết thanh minh.

    "Buồn trông cửa bể chiều hôm" cảnh chiều tà nơi cửa bể mênh mang vô tận càng gợi nỗi buồn da diết khôn nguôi, thể hiện sự ảm đạm trong cuộc sống của Kiều

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Thơ Cảnh Vật Buồn