Cảnh Vượt Thác Trong Người Lái đò Sông Đà (8 Mẫu) - Văn 12

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích đối với bạn đọc.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà
Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà

Nội dung gồm dàn ý và 15 mẫu. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Phân tích 3 trùng vi thạch trận

  • Tóm tắt 3 trùng vi thạch trận
  • Dàn ý cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà ngắn gọn
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 1
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 2
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 3
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 4
  • Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 5

Tóm tắt 3 trùng vi thạch trận

Cảnh vượt thác qua ba trùng vi thạch trận:

- Ở trùng vi thứ nhất:

  • Sông Đà chia thành năm cửa trận (bốn cửa tử và một cửa sinh), cửa sinh được ngụy trang nằm lập lờ bí hiểm phía tả ngạn.
  • Vừa vào thạch trận sóng, nước, đá sông hò la vang dậy. Sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền. Nước như một đô vật “túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”.
  • Bị trúng đòn, mắt người lái đò như thấy một cửa bể đom đóm nhưng cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái. → Ông lái đò thật sự là một con người lão luyện, luôn bình tĩnh, dũng cảm, biết nén mọi đau đớn để chiến thắng đối chủ hiểm ác của mình..

- Ở trùng vi hai:

  • Chiến thuật thay đổi: Thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía bờ hữu ngạn nhằm đánh lừa con thuyền.
  • Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá nên đã nắm chặt được bờm sóng đúng luồng rồi ghì cương lái...mà phóng nhanh vào cửa sinh.
  • Đám thuỷ quân định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông đã có cách trị, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông chặt đôi ra để mở đường tiến. Một con người có nhiều kinh nghiệm, có hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán.

- Ở trùng vi thứ ba:

  • Ít cửa nhưng đều là nguồn chết cả. Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
  • Ông lái đò như một chỉ huy dạn dày kinh nghiệm: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa mà vượt qua cổng đá. Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác. Trình độ chèo thuyền lái đò vượt thác đã nâng lên thành nghệ thuật chèo đò - “một tay lái ra hoa”.

=> Qua ba lần vượt trùng vi thạch trận, tác giả ca ngợi sự trí dũng tài hoa, ca ngợi tư thế chiến thắng của con người trước thiên nhiên hung hãn, mà cụ thể là chính dòng sông Đà nham hiểm thâm độc, hung bạo.

Dàn ý cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà.

- Nguyễn Tuân đã khắc họa nên một cảnh tượng có một không hai - cảnh vượt thác của người lái đò sông Đà.

II. Thân bài

1. Khái quát về cảnh vượt thác

- Cảnh vượt thác của ông lái đò nằm ở phần thứ hai: Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình tượng ông lái đò.

- “Cảnh vượt thác” là cảnh tượng người lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với bao tướng dữ quân tợn.

- Được Nguyễn Tuân gọi là cảnh tượng có một không hai, “xưa nay chưa từng có”.

2. Phân tích cảnh vượt thác

* Ở trùng vi thứ nhất:

- Con sông Đà:

  • Thạch trận với bốn cửa sinh và một cửa tử.
  • Nước thác reo hò làm thanh viện cho đá.
  • Sóng thác đã đánh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ.

=> Không khí trận chiến nóng bỏng gay cấn hồi hộp

- Ông lái đò:

  • Thạch trận dàn bày vừa xong thì con thuyền vụt tới.
  • Mặt ông lái đò méo xệch đi.
  • Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng.

=> Con thuyền thoát khỏi nguy hiểm.

* Ở trùng vi thứ hai:

- Con sông Đà:

  • Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn
  • Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá

=> Con sông Đà trở nên khôn ngoan hơn.

- Ông lái đò:

  • Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá.
  • Ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh.

=> Vượt qua hết cửa tử.

* Ở trùng vi cuối cùng:

  • Ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ.
  • Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử.

=> Con sông ngày càng mưu mẹo muốn dồn người lái đò vào chỗ chết.

- Ông lái đò:

  • Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
  • Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được.

=> Ông lái đò đã chiến thắng con sông hung dữ.

* Nhận xét:

- Cảnh vượt thác đã thể hiện tài hoa của ông lái đò: Ông chính là hình tượng con người lao động là biểu tượng cho trí dũng song toàn trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.

- Đây chính là một cảnh tượng có một không hai.

3. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Sử dụng nhiều động từ mạnh.

- Lối so sánh liên tưởng độc đáo.

III. Kết bài

- Nguyễn Tuân thực sự đã xây dựng được một cảnh tượng đặc sắc “xưa nay chưa từng có”.

- Người lái đò sông Đà xứng đáng là một tác phẩm kiệt tác viết về người lao động vùng Tây Bắc.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà ngắn gọn

Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, cảnh vượt thác được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng sinh động, độc đáo.

Mở đầu, nhà văn miêu tả thác đá sông Đà: “ Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Ở trùng vi thạch thạch trận đầu tiên, sông Đà bố trí chiến trận với “bốn cửa tử, một cửa sinh”. Nhà văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “Mặt hòn đá nào trông cũng “ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó”. Trước thạch trận được bố trí, ông lái đò cũng trong tư thế sẵn sàng: “thạch trận dàn bày vừa xong thì cũng là lúc con thuyền vụt tới”. Thác đá sông Đà rất khôn ngoan, không đánh trên mặt trận giáp lá cà mà còn đánh bằng cả nghệ thuật tâm lý chiến. Âm thanh của thác khiêu khích “giọng gằn mà chế nhạo” cùng với “nước thác làm thanh viện cho đá”. Sông Đà đã đánh phủ đầu người lái đò với những đòn thế vô cùng hiểm hóc: “ Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” . Sông Đà cậy thế quân đông tướng mạnh nên đã “ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”, “liều mạng vào sát nách mà đá trái”, “thúc gối vào bụng và hông thuyền”, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Trước tình thế đó, ông lái đò vẫn không hề nao núng, đề ra chiến thuật phòng ngự để giữ sức cho vòng đấu tiếp theo: “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”; lúc này sông Đà lại chuyển thế bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất “cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dính phải miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên, còn “mặt méo bệch đi”. Dù vậy, ông vẫn nén đau, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.

Trùng vi thạch trận thứ hai, sông Đà tăng thêm nhiều cửa tử hơn, “bố trí cửa sinh lệch về phía hữu ngạn” nhằm đánh lừa con thuyền. Nhà văn còn bình luận rằng: “Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Ông lái đò với kinh nghiệm hơn mười năm vượt thác tràn đầy tự tin: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Ở trận này, ông lái đò quyết định đánh phủ đầu với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Ông “nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái”, ông “phóng nhanh”, “lái miết”… tốc độ di chuyển mau lẹ. Con sông Đà đáp trả chẳng hề thua kém. “Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”. Vẫn còn nhớ mặt kẻ thù quen thuộc, ông lái đò “tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cửa tử đã bị bỏ lại hết phía sau, chỉ nghe thấy tiếng thác đá không ngừng khiêu khích.

Trùng vi thạch trận cuối cùng, sông Đà ra đòn quyết định. Cửa tử ít hơn hơn nhưng bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Sông Đà đã dùng thế “trên đe dưới búa” làm cho người lái đò phải đối mặt với thế “tiến thoái lưỡng nan”. Ông lái đò nhanh chóng chỉ huy cho con thuyền “phóng thẳng chọc thủng cửa giữa”. Và kết quả là thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Ông lái đò đã chiến thắng.

Cảnh vượt thác của Nguyễn Tuân cho thấy sự tài tình của Nguyễn Tuân trong cách sử dụng từ ngữ, vốn am hiểu phong phú về nhiều lĩnh vực. Đây là một trong những cảnh hấp dẫn nhất của tùy bút.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 1

Nhà thơ Chế Lan Viên từng thiết tha bày tỏ:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”

Trong quá trình sáng tác, mỗi người nghệ sĩ đều có một không gian nghệ thuật để đi về. Ấy vậy mà đến với Nguyễn Tuân, ta dường như có cả một tấm bản đồ của Việt Nam trong những chuyến hành trình không mỏi. Trên hành trình khám phá thẩm mỹ ấy, cảm quan thiên nhiên, đất nước thiết tha, mạnh mẽ hiếm có đã giúp Nguyễn Tuân vẽ nên một “bản đồ Việt Nam” bằng ngôn từ thật đặc sắc. Đất nước như trải dài theo mỗi bước chân của nhà văn. Từ Mũi Lũng Cú tột Bắc tới Huyện đảo nơi biển khơi. Nghe Gió Than Uyên và Vẫn nghe tiếng dội Cà Mau ấy. Có Nhật ký lên Mèo, lại có trang viết Về thăm đất lửa Quảng Trị. Cảnh vật hiện ra với vẻ đẹp hiền hoà, thơ mộng, cùng với vẻ khắc nghiệt, dữ dội, có những nét hiện thực trần trụi và cả những nét mơ màng, hư ảo. Ấn tượng nhất với bạn đọc có lẽ chính là mảnh đất Tây Bắc được tái hiệu qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Đặc biệt, cuộc vượt thác đã được Nguyễn Tuân tái hiện sinh động quan trích đoạn: “Tới cái thác rồi… Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất.” Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân được thể hiện qua trích đoạn.

Ðời viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trở thành “trục bản lề” lịch sử để Nguyễn Tuân trở thành sự lột xác kỳ diệu của bản thân. Sau cách mạng Nguyễn Tuân được thăng hoa bởi chất men lãng mạn cách mạng, một nguồn cảm hứng sáng tạo mới, say mê và mãnh liệt. Đầu năm 1958, Nguyễn Tuân đi thực tế - một chuyến đi dài hạn lên Tây Bắc. Chính cuộc sống thực tế nơi đây đã trở thành nguồn sáng tác say mê, mãnh liệt khiến Nguyễn Tuân viết tập tùy bút “Sông Đà” (1960) – “Người lái đò sông Đà” là một trong số 15 bài tuỳ bút của tác phẩm này - một bản anh hùng ca bất hủ. Đoạn trích tái hiện vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà với trùng vi thạch trận thứ nhất. Tuy nhiên, sự nguy hiểm, dữ dội của con sông đã ko thể chiến thắng nổi sự mưu lược, tài trí của người lái đò.

Cá tính và mạnh mẽ, lối tự do phóng túng và sự ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến nghệ thuật tùy bút như một điều tất yếu. Các sáng tác giai đoạn sau cách mạng, Nguyễn Tuân chú ý nhiều đến khách quan, cái tôi đã hòa nhập với cái ta, với nhân dân và chiến sĩ. Tác phẩm của ông đã phục vụ kịp thời công cuộc chiến đấu và xây dựng Tổ quốc. Hình tượng sông Đà và người lái đò sông Đà chính là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi ấy.Với trích đoạn tái hiện về cuộc vượt thác trên sông Đà cụ thể khi con thuyền và người lái đò đối mặt với trùng vi thứ nhất. Người đọc hình dung ra một tương quan lực lượng đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là thiên nhiên với con sông Đà hung bạo, mang trong mình sức mạnh ghê gớm của đá, nước cùng gào réo, lồng lộn nơi thác dữ. Nó có mục đích tàn bạo rằng nhất định phải ăn chết cái thuyền, hạ gục người lái đò. Và con thuỷ quái ấy đã thể hiện ra tính tính cách hiểm độc của mình bằng cách bày thạch trận với sự biến ảo khôn lường của cách bố trí cửa sinh, cửa tử. Đối lập với thiên nhiên hùng vĩ, dữ tợn là một người lái đò bình thường, không có phép màu hay sức mạnh phi thường trong tay. Chỉ có con thuyền là chiến mã, mái chèo là thanh gươm, cùng với những người đồng hành trên chuyến đò lao thẳng vào trận địa. [Nhận xét] Tương quan vốn dĩ không cân sức để thấy rằng nếu đem sức lực mà đấu chọi thì phần thua chắc chắn sẽ về phía người lái đò. Qua tương quan đó để khẳng định với bạn đọc về chiến thắng của người lái đò không phải chỉ do sức mạnh thể chất mà còn do sức mạnh của trí tuệ và tâm hồn con người. Từ đó khiến bạn đọc thấy được hình ảnh con người lao động đẹp lồng lộng giữa trang viết tài hoa của Nguyễn Tuân.

Hình tượng sông Đà được xây dựng trên trang văn với bộ mặt của một loài thuỷ quái, vừa hung dữ, tâm địa lại hiểm độc. Nơi thác nước hiểm nguy, dữ dội, sông Đà đã bày binh, bố trận với mục đích chính nhằm dụ con thuyền vào, ăn chết con thuyền và người lái đò đi ngang qua đây. Thạch trận được dàn bày với lực lượng tham gia chủ yếu là đá và nước trên sông Đà. Đá trên sông không phải sự xuất hiện ngẫu nhiên, cũng không còn là thiên nhiên vô tri mà được mô tả như những chiến binh hung tợn và thiện chiến. Với diện mạo: cổ quái, “nhăn nhúm, méo mó”. Hành động của chúng thể hiện sự ngỗ ngược, ra oai, liều lĩnh, hung hăng: “hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”, “lùi lại thách thức cái thuyền”, “nhổm cả dậy” sẵn sàng lôi thuyền vào tập đoàn cửa tử. Viết về đá trên sông Đà, ngôn ngữ của Nguyễn Tuân linh hoạt vô cùng, ông thổi hồn cho những hòn đá vô tri, bất động để rồi ta thấy dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những hòn đá lại sống động như có một linh hồn, một khả năng và sức mạnh của con người. Xem cách đá trên sông dàn bày thạch trận có thể thấy vị trí của từng hòn đá giống như cá thể trong đội quân có kỉ luật. Mỗi hòn đã có vai trò, nhiệm vụ riêng, những hòn đá tiền vệ - hậu vệ, có những hòn đá trấn cửa sinh – giữ cửa tử, chia thành tướng đá, quân đá. Không thể phủ nhận sức mạnh cũng như sự linh hoạt trong khả năng của những đá hòn, đá tảng nơi đây. Đó là khả năng quân sự tuyệt vời: biết dàn thạch trận với sự bố trí đầy ảo diệu của cửa sinh và cửa tử. Có thể thấy, cách mà Nguyễn Tuân miêu tả về những hòn đá trên sông Đà chính là cách nhìn sự vật ở con người nghệ sĩ: Những hòn đá bây giờ không chỉ là chính nó mà biến nó thành 1 hình tượng mới mẻ để kí thác cảm xúc, tư tưởng, quan niệm.

Sức mạnh của đá – cách sông Đà nghênh đón ông lái đò bắt đầu cuộc chiến: Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, đá được chi viện, cổ vũ bởi âm thanh của nước thác “reo hò làm thanh viện”, đá và nước thác đã có sự phối hợp hết sức nhịp nhàng, ăn ý. Ở chi tiết này, phép nhân hóa được sử dụng đắc địa để tạo nên cảm nhận hết sức sinh động về cặp đôi đá – thác nước từ đó tạo ra ấn tượng về không khí, âm thanh náo động mở màn cho cuộc chiến. Đá được miêu tả ở nhiều hình dáng và góc nhìn khác nhau: Hòn thì trông bệ vệ, oai phong, lẫm liệt thể hiện thái độ hống hách, tự tin, thị uy khi nghênh đón con thuyền bước vào cuộc chiến. Nguyễn Tuân đã tả chi tiết hình ảnh của hai hòn đá được giao nhiệm vụ dụ con thuyền vào rất sinh động. Hòn trông nghiêng, hất hàm hỏi con thuyền, đòi xưng tên tuổi giao chiến. Vẫn là biện pháp tu từ nhân hóa kết hợp sinh động với nghệ thuật so sánh cho người đọc hình dung ra sự kiêu ngạo, coi thường, xấc xược, thách thức, kẻ cả của đội quân đá nơi đây. Một hòn đá khác lùi lại một chút có vẻ đề phòng, cẩn trọng, soi xét đối thủ sau đó thách thức cái thuyền tiến gần. Có thể thấy, đá đang dùng chiêu khiêu khích, dụ con thuyền tiến sâu vào một trận địa đã được bố trí sẵn. Chúng đã làm rất tốt nhiệm vụ được sông Đà đã giao cho. Dựa vào các chi tiết, người cảm nhận sự chuẩn bị công phu, có thống nhất, đầy mưu mẹo, gian xảo của đá. Với những câu văn ngắn, ngắt nhịp linh hoạt kết hợp với so sánh, nhân hoá đã làm nên thứ ngôn ngữ giàu chất tạo hình khiến cho độc giả hình dung một cách sinh động màn khởi đầu của cuộc chiến với những chi tiết sắc nét, chân thực, thú vị trong hình ảnh, thái độ của đá đón ông lái đò. Chỉ bằng những câu chữ được đặt để trên trang giấy, Nguyễn Tuân đã giúp người đọc có thể tưởng tượng hình ảnh cuộc chiến như đang diễn ra trước mắt mình.

Sức mạnh của sóng nước: Không chỉ nhìn thấy, bạn đọc còn được nghe thấy âm thanh của sóng nước đang hò la vang dậy, vang trời thanh la não bạt. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để tái hiện âm thanh của trận chiến. Đó là âm thanh nước cổ vũ cho đá với mục đích uy hiếp tinh thần của người lái đò, cũng đồng thời là một đòn tấn công trong bài binh bố trận của sông Đà. Sự xuất hiện của âm thanh làm tăng thêm sự hung hãn, dữ dội của dòng nước. Sự kết hợp giữa sức mạnh của đá, nước càng gây nên thách thức, khó khăn của ông lái đò. Miêu tả những đòn đánh linh hoạt, biến hóa, đa dạng của nước kết hợp với đá: Trong trùng vi thạch trận đầu tiên, sóng nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo. Chúng nó đã dùng chiêu thức đánh hội đồng, tước vũ khí của ông lái đò. Sau đó liên tiếp là những miếng đòn được tung ra: đá trái, thúc gối vào bụng, hông thuyền. Những miếng đòn ấy đều là đánh vào chỗ quan trọng, điểm yếu của thể khiến con thuyền bị lệch hướng hoặc bị lật ngửa. Cũng có lúc, nó thay đổi chiến thuật đội cả thuyền lên tức là đánh từ đáy thuyền bằng sức mạnh của dòng nước. Rồi nhanh chóng chuyển sang đòn đánh trực diện, dồn sức để tấn công và hạ gục đối thủ bằng cách tùm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa. Không dừng lại ở đó, luồng nước đánh vào hạ bộ của ông lái đò – đây là đòn đánh hiểm độc và mang tính quyết định. Chúng đã quyết định tấn công vào chỗ hiểm của người lái đò và rõ ràng nó đã phát huy tác dụng: đòn đánh này khiến người lái đò bị hoa mắt, chịu đau đớn. Biện pháp so sánh ví von cảm giác đau đớn của ông đò giống như bị cả bể đom đóm rừng châm lửa vào đầu sóng khiến người lái đò mất phương hướng. Có thể thấy, nước và đá đã không từ một thủ đoạn, một đòn đánh nào, kể ngón đòn rất hiểm độc để triệt tiêu đối thủ. Thông qua những chi tiết miêu tả sinh động, phép nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, người đọc có thể hình dung được mức độ tàn độc, mưu mô, thủ đoạn, ghê gớm, hung bạo của thạch trận sông Đà trong sự kết hợp của đá, nước.Những đòn đánh chí mạng không chỉ nhằm thể hiện sức mạnh của thạch trận mà còn nhằm tước đoạt sinh mạng của ông lái đò.

Bước vào thạch trận, về phía người lái đò - một ông lão 70 tuổi với dáng hình của một con người sinh ra từ sóng nước Đà giang đã chọn tâm thế chủ động. Điều đó được thể hiện qua động từ “vụt” với chi tiết: “Thạch trận dàn bài vừa xong thì cái thuyền vụt tới.” Đó là một hành động nhanh, dứt khoát thể hiện rằng con người đã bước vào cuộc chiến sinh từ với đá, nước sông Đà bằng thái độ chủ động và dường như ông lái đò đã biết trước điều gì đang chờ đợi mình. Bên cạnh một tư thế, tâm thế chủ động, tự tin còn là tinh thần dũng cảm, kiên cường của ông lái đò. Trước những thanh âm vang dậy và những miếng đòn hiểm độc của sóng nước Đà giang, “Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình.” Hành động: giữ mái chèo thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm. Khi sóng nước ùa vào với mục đích bẻ gãy, hai bàn tay của ông lái đò đã ko rời cái mái chèo bởi ông hiểu rằng mái chèo chính vũ khí duy nhất giúp ông đưa con thuyền ra khỏi trận địa 3 vòng của sông Đà. Hình ảnh con người lao động vững vàng trước những làn sóng tấn công thẳng vào mình đã khiến người đọc có thể tưởng tượng được cái dáng đứng thẳng, 2 bàn tay nắm mái chèo và gương mặt quyết tâm của người lái đò trước một đòn đánh mạnh. Khi chúng tung ra miếng đòn hiểm độc nhất khiến cho ông lái đò bị thương, ông lái đò đã “cố nén vết thương, kẹp chặt cuống lái”, mặc dù mặt ông đang méo bệch. Sự kết hợp của ngôn ngữ giàu tính tạo hình và nghệ thuật so sánh đã cho người đọc hình dung ra nỗi đau trên gương mặt của ông lái đò khi phải đối diện với các đòn đánh hiểm của sóng nước sông Đà từ đó ta thấy rõ hình ảnh người lao động kiên cường ngay cả khi đau đớn. Trước sức mạnh tàn bạo của thiên nhiên, sức mạnh ý chí của con người không hề bị lay chuyển thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn. Cuộc vượt thác chính là cuộc chiến ngang tài ngang sức giữa thiên nhiên và con người. Thiên nhiên có rộng lớn, hùng vĩ đến đâu thì hình ảnh con người không hề nhỏ bé, bị khuất phục mà trở nên ngang tàng, uy dũng. Lúc bấy giờ, tiếng hỗn chiến được tăng thêm mãi với hình ảnh của đá thác hung hăng, cuồng bạo, khiêu khích. Trước điều đó, bạn đọc nghe thấy tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái. Thanh âm ấy giống như khẳng định nơi người đọc về sự bình tĩnh, dứt khoát, điềm tĩnh, lý trí của người lái đò. Để rồi, kết quả của vòng trận thứ nhất: được tác giả thông báo rất ngắn gọn “phá xong”. Đây là cách thông báo cũng đã thể thái độ điềm nhiên, bình tĩnh của con người trước thắng lợi đầu tiên. Có thể thấy, trong cuộc chiến không cân sức: tài trí, dũng cảm, ý chí, tinh thần chủ động của người lái đò đã chiến thắng sự hiểm độc, hung bạo. mưu mô, xảo trá của thạch trận sông Đà.

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Tuân luôn giữ quan niệm: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay... Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.” Có thể thấy, với quan niệm sáng tạo này, Nguyễn Tuân đã tinh tế sử dụng những từ ngữ chính xác, vừa có giá trị gợi hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Đó là thứ ngôn ngữ gợi lên những liên tưởng, tưởng tượng thú vị, độc đáo, gợi lên những rung cảm thẩm mĩ, đập mạnh vào mọi giác quan của bạn đọc. Ông dùng những từ ngữ miêu tả hình ảnh sống động về những hòn đá như nhăn nhúm, méo mó. Bên cạnh đó là những động từ hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”, “lùi lại thách thức cái thuyền”, “nhổm cả dậy”, “hò la”, “đánh khuýp quật vu hồi”, “ùa vào” giúp người đọc hình dung ra được rõ ràng về sự hùng vĩ, hung bạo, tâm địa hiểm độc của dòng sông này. Bên cạnh đó còn là những từ ngữ miêu tả ông lái đò với tâm thế chủ động, thể hiện sự dũng cảm, mưu trí, sẵn sàng đối diện và vượt qua đau đớn: “vụt tới”, “cố nén vết thương”, “kẹp chặt cuống lái” “ mặt méo bệch”. Với “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân dường như mang đến một màu vị mới cho ngôn từ, khiến cho người đọc cảm thấy rất hứng thú, muốn dành nhiều thời gian hơn để nghiền ngẫm về những từ ngữ độc đáo ấy. Có thể thấy, mỗi chữ Nguyễn Tuân đặt lên trang văn của mình là cả một quá trình sáng tạo công phu, cẩn trọng và thiêng liêng. Ông lựa chọn ngôn từ một cách trau chuốt, tỉ mỉ để làm nên những trang viết ấn tượng với độc giả, chính điều đó đã làm nên sự tài hoa của người nghệ sĩ trong việc sử dụng từ ngữ của mình, đúng như nhà thơ người Nga Maia - cốp – xki có viết:

“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Nhưng chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”

Thông qua trùng vi thứ nhất trong cuộc chiến giữa ông lái đò và dòng sông Đà, chúng ta thấy được sự ngợi ca, ngưỡng mộ của nhà văn dành cho vẻ đẹp của con người lao động trên sông Đà. Đó là sự tôn vinh người lao động bằng việc lấy sự hung bạo của dòng sông làm yếu tố nền tảng để khắc chạm hình ảnh uy dũng, kiên cường của con người. Nhà văn phát hiện được cái phi thường trong những con người lao động bình thường. Ông lái đò gợi nhớ tới hình ảnh ông lão đánh cá Xantiago trong cuộc đối đầu với con cá kiếm trong “Ông già và biển cả” với lời gửi gắm thông điệp cao cả đến con người: “Trước biển đời mênh mông, con người như một lữ khách cô độc, già nua và yếu ớt. Nhưng không phải vì điều đó mà người ta từ bỏ ước mơ, đánh mất chính mình, mà phải dùng tất cả sức lực chống chọi với những bão táp cuộc đời để hiên ngang đứng dậy và khẳng định vị thế của mình trong chính vùng biển của mình.” Và bên cạnh đó còn là một chân lý bất hữu: “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”. Để làm nên được thành công ấy, Nguyễn Tuân đã vận dụng linh hoạt nghệ thuật nhân hóa, so sánh sinh động, câu văn biến hóa linh hoạt và giàu chất tạo hình. Bên cạnh đó còn là sự kết hợp của kiến thức quân sự, thể thao khiến cuộc chiến giữa con người – thiên nhiên được hình dung gần gũi, sống động, chân thực. Giọng điệu câu văn thay đổi linh hoạt: khi hồi hộp căng thẳng, khi dồn dập, khi thì điềm tĩnh để làm nên một cuộc vượt thác ấn tượng trong lòng bạn đọc. GS Phong Lê từng phát biểu: "Chặng đường sau 1960 cho đến khi Nguyễn Tuân qua đời, năm 1987 vẫn là một hành trình liên tục, không ngừng nghỉ, không nản mỏi, không đứt quãng trên hai trục Đi và Viết, với khởi đầu là Sông Đà (1960). Sông Đà góp một giai điệu ấm áp và hào sảng đó vào một thời khó quên trong lịch sử văn học thế kỷ 20, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên qua một bút pháp rất tạo hình. Như vậy là qua Sông Đà, từ Sông Đà, Nguyễn Tuân đang có một đà say về cuộc sống mới".

Qua việc phân tích đoạn trích trên, mỗi bạn đọc dường như đang thấy rõ khung cảnh cuộc vượt thác ở trùng vi thứ nhất diễn ra gay cấn, với đầy thử thách cho ông lái đò. Nhưng cuối cùng, bằng sự dũng cảm, tài trí của mình, ông đò đã vượt qua được trùng vi thạch trận đầu tiên một cách ngoạn mục. Điều đó càng thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Có thể thấy, gần 50 năm hoạt động văn học liên tục, bằng ngòi bút tài năng của mình Nguyễn Tuân đã có những đóng góp to lớn, có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam... Sự ra đi của Nguyễn Tuân đã để lại một khoảng trống lớn khó mà bù đắp nổi trên văn đàn về cá tính, nhân cách, bút pháp và phong cách. Cuộc đời Nguyễn Tuân là một minh chứng, một định nghĩa sống về ý thức và tài năng của nghề văn. “Sự tồn tại và sức sống của các tác phẩm của Nguyễn Tuân chứng tỏ nó không chỉ "Vang bóng một thời" mà có thể nói là vang bóng mãi mãi”.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 2

Mỗi một vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại trong ta những dấu ấn riêng biệt bởi nó mang những nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, địa lí của từng vùng. Đến với Tây Bắc xa xôi cùng làn sương khói mờ ảo Nguyễn Tuân cũng không khỏi bị ấn tượng với thiên nhiên, cảnh vật nơi đây. Có lẽ vì thế mà hình ảnh dòng sông Đà rẽ theo một lối riêng với một cá tính riêng biệt đã trở thành ngọn nguồn cho cảm hứng thi ca của nhà văn. Giữa thiên nhiên hùng vĩ ấy đã khiến cho con người trở nên bé nhỏ hơn bao giờ hết. Qua cảnh vượt thác trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân đã ngợi ca vẻ đẹp bình dị của con người lao động khi chiến đấu với sự hung bạo, dữ dội của thiên nhiên.

Nguyễn Tuân (1910 - 1988) là người tài hoa, uyên bác, thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở mọi miền đất nước. Ông là nhà văn có phong cách nghệ thuật ngông ngạo, khác người, ông luôn tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng "thứ vàng mười đã qua thử lửa" ở tâm hồn người lao động. "Người lái đò sông Đà" được rút từ tập tùy bút "Sông Đà", là "thứ vàng mười đã qua thử lửa" mà Nguyễn Tuân đã khám phá ra khi đến với Tây Bắc thơ mộng và hùng vĩ.

Cảnh vượt thác trong "Người lái đò sông Đà" được Nguyễn Tuân ví là cảnh "xưa nay chưa từng có" bởi đây là cuộc chiến dữ dội giữa thiên rộng lớn với con người bé nhỏ. Nguyễn Tuân đã chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ bởi với ông nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong việc sáng tạo nghệ thuật mà còn ở nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nữa. Cảnh vượt thác được tái hiện ở ba trùng vi thạch trận với những thử thách nghiệt ngã khác nhau đã đề cao sự gan dạ, trí, dũng của ông lái đò khi vượt qua cả ba trùng vi thạch trận an toàn.

Ở trùng vi thạch trận thứ nhất là sự đối mặt giữa thiên nhiên và ông lái đò. Nguyễn Tuân đã lấy thác đá để diễn tả sự hùng vĩ của sông Đà giống như các nhà văn thường dùng lửa để tả nước. Đá bờ sông dựng vách thành nhưng lại hẹp đến mức "chẹt như một cái yết hầu" khiến cho con nai, con hổ cũng có thể nhảy vọt từ bờ này qua bờ kia sông. Cách sử dụng từ ngữ sáng tạo của nhà văn giúp cho người đọc có thể hình dung rõ khung cảnh nơi đây hung hiểm, đáng sợ biết nhường nào. Gần đến con thác "sóng bọt trắng xóa cả một chân trời" và chúng sẵn sàng nhổm dậy để vồ lấy con thuyền. Chúng như những sinh thể có khối óc để bày binh bố trận, cản trở sự di chuyển của con thuyền. Những hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Ông lái đò được đặt vào một tình huống đầy cam go, "hai tay giữ chặt mái chèo", hiên ngang như một tướng soái phóng thẳng vào đối phương. Ông lái đò một mình chiến đấu với dòng sông hung bạo như trận đồ bát quái, nó chỉ trực chờ cơ hội để giết chết ông lái đò.

Cuộc chiến giáp lá cà giữa ông lái đò và dòng sông diễn ra với sóng nước dữ dội, hò la, "đá trái", "thúc gối" vào bụng, vào hông con thuyền, bám lấy thuyền như đô vật, nó tung ra những đòn hiểm độc nhất để "bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò". Ông lái đà kiên cường, vượt qua sông, nước, thác đá "cố nén vết thương", "mặt méo bệch đi", "đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm", cố gắng giữ tỉnh táo để vật lộn với sóng thác và vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất an toàn. Ông đã nén chịu nỗi đau về thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên để cố giữ tỉnh táo, giữ vững nghị lực trí tuệ để vật lộn với sóng thác, vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất.

Sang đến trùng vi thạch trận thứ hai, khó khăn lại nối tiếp khó khăn đòi hỏi chí cam trường và sự khéo léo của người lái đò thì mới có thể vượt qua được. Ở vòng này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh lừa con thuyền rơi vào hố đen. Bằng sự am hiểu về tính nết của dòng sông và quy luật phục kích của đá nước, ông lái đò đã thay đổi chiến lược ở vòng vây thứ hai. Ông lái đò bình tĩnh vượt qua các cửa tử và những dòng thác hùm beo. Ông nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá nên không một phút nghỉ tay ông đò đã phá luôn trùng vi thạch trận thứ hai, ông "ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh" khiến cho thằng đá tướng "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng".

Trùng vi thạch trận thứ ba còn đáng sợ hơn cả vì nó ít cửa hơn khi bên phải bên trái đều là luồng chết. Thiên nhiên ngày càng dữ dằn như tranh đấu với con người để khẳng định sự sống. Ông lái đò đã chiến thắng bằng những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, ông khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. Ở vòng vây thứ ba, ông "phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa" rồi "vút qua cổng đá cánh mở cánh khép" một cách nhanh chóng. Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng nhưng lãng mạn trong cuộc thủy chiến, ông đặt mình vào thử thách là sự đối mặt thản nhiên rất đỗi đời thường vì chẳng có ai bàn thêm lời nào về cuộc chiến vừa qua.

Cảnh vượt thác trong "Người lái đò sông Đà" đã ngợi ca kỳ tích của ông lái đò trong thế đối lập với thiên nhiên. Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội, qua đó ta thấy được sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp của ông lái đò chính là vẻ đẹp của con người trong thời đại mới vì với Nguyễn Tuân thì "người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có ngay trong cuộc sống đời thường". Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình cùng hàng loạt các động từ để khẳng định vẻ đẹp của ông lái đò trước trận chiến gay cấn với dòng sông Đà.

Qua cảnh vượt thác trong "Người lái đò sông Đà", Nguyễn Tuân đã khẳng định được "thứ vàng mười đã qua thử lửa" của núi rừng Tây Bắc. Sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn có thể lột tả cảnh vượt thác của ông lái đò một cách hấp dẫn như vậy.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 3

“Cảnh vượt thác” là cảnh tượng người lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với bao tướng dữ quân tợn. Bằng một quan niệm độc đáo về cái đẹp, đi cùng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng người lái đò sông Đà – một hình tượng nghệ thuật độc đáo hấp dẫn.

Hình tượng Người lái đò mang vẻ đẹp của người lao động, vừa rắn rỏi, vừa rất điêu luyện với nghề của mình. Ông lái đò được khắc họa đậm nét qua ngoại hình và tính cách. Mặc dù ông tuổi đã ngoài 70, nhưng thân hình ông vẫn rất rắn chắc như người con đích thực của vùng sông nước hùng vĩ: ngực ông đầy những củ nâu – thương tích trên chiến trường Sông Đà mà Nguyễn Tuân ưu ái gọi đó là “huân chương lao động siêu hạng”, tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông khuỳnh khuỳnh; nhỡn giới ông cao vời vợi, giọng ông ồ ồ như tiếng thác trước ghềnh. Tất cả là 1 vẻ đẹp của con người lao động gắn bó lâu năm với vùng sông nước mênh mông.

Không chỉ mang nét đẹp sương gió ở ngoại hình, người lái đò còn nổi bật bởi tính cách và trí thông minh. Đối với ông, sông Đà như một thiên anh hùng ca và ông thuộc lòng sông Đà, thuộc tất cả luồng lạch; nắm được binh pháp của thần sông thần đá. Chính vì vậy trong trận thủy chiến đầy binh hùng tướng mạnh, phần thắng vẫn thuộc về con người trí dũng và tài hoa ấy.

Chỉ với ba trùng vi thạch trận, người lái đò sông Đà như người nghệ sĩ đang biểu diễn bằng tất cả sức lực và tài năng. Trận thủy chiến với con sông Đà là cuộc đấu trí giữa con người và thiên nhiên một cách ngoạn mục.

Ở trùng vi thạch trận đầu tiên, thác đá sông Đà đã chuẩn bị dàn trận địa sẵn, đó là trận địa với bốn cửa tử, một cửa sinh. Ở đây nước phối hợp với đá reo hò làm thanh viện; những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt; một hòn ấy trông như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Bằng các từ ngữ: reo hò, bệ vệ, oai phong lẫm liệt, hất hàm hỏi, thách thức… người đọc cảm nhận được không khí trận chiến nóng bỏng gay cấn hồi hộp, đầy kịch tính.

Sự khôn ngoan của thác đá sông Đà khiến người đọc phải trầm trồ: chúng không chỉ đánh trên mặt trận giáp lá cà mà còn đánh bằng cả nghệ thuật tâm lý chiến. Trước đó chúng đã dùng âm thanh của thác khiêu khích “giọng gằn mà chế nhạo”. Còn giờ đây chúng lại nhờ “nước thác làm thanh viện cho đá”. Với bản tính hung hãn như một loài thủy quái, sông Đà cậy thế quân đông tướng mạnh nên đã “ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”, “liều mạng vào sát nách mà đá trái”, “thúc gối vào bụng và hông thuyền”, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Một loạt động từ được Nguyễn Tuấn huy động để miêu tả cách đánh của sông Đà làm người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung bạo của thiên nhiên: ùa vào, bẻ gãy, đá trái, thúc gối, đội,… Bị tấn công bất ngờ nhưng người lái đò vẫn bình tĩnh, điều này càng làm ta thêm thán phục sự dũng cảm và chuyên nghiệp của người lái đò. Với chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới, “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”; lúc này sông Đà lại chuyển thế bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Không để cho ông đò có cơ hội xoay xở, sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất “cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dính miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên, tưởng như “một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống châm lửa lên đầu sóng”. Đòn đau khiến ông đò “mặt méo bệch đi”. Đó là cái méo bệch vốn do cái lạnh của nước làm nhăn nheo lại thêm miếng đòn đau làm ông khách sông Đà mặt như tím tái, ngây dại. Phép điệp động từ “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên cơn đau dồn dập, hành hạ người lái đò. Nhưng ông đò nén đau, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.

Nếu đoạn văn thứ nhất, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thế trận một chiều từ sông Đà thì ở đoạn văn tiếp theo nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông khách sông Đà ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường. Chuyển từ thế trận phòng ngự, ông lái đò chuyển thế chủ động tấn công. Ở trùng vi thạch trận thứ hai này, sông Đà tăng cường một “tập đoàn cửa tử” và cửa sinh bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. So với trùng vi một thì trùng vi này khó khăn hơn. Nhưng không vì thế mà ông đò nao núng. Với kinh nghiệm mười năm chiến trường sông nước, người lái đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Ông đò cũng tự triết lý với mình “cưỡi lên thác sông Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”, vì thế “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. Ở trận này ông đò đánh phủ đầu với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Như một vận động viên đua ngựa, ông đò “nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái”, ông “phóng nhanh”, “lái miết”… tốc độ di chuyển mau lẹ. Nhưng sông Đà cũng không phải dạng vừa. Chúng xô ra định níu chiếc thuyền vào tập đoàn cửa tử. Ông đò đã cảnh giác sẵn nên “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo”, “đứa thì đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến”. hàng loạt động từ được huy động như một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp tiến của ông lái đò: nắm, ghì, phóng, lái, tránh, rảo, đè, chặt…Chính nhờ sự mưu trí của mình, ông lái đò đã vượt qua hết các cửa tử. Một trùng vi với bao cửa tử, cửa sinh mà chỉ vài ngón đòn ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá, đồng thời làm cho bọn đá phải thua cuộc với bộ mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”.

Ở trùng vi thứ ba, sông Đà còn một cơ hội cuối để thử thách người lái đò. Trùng vi này ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, nguồn sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Có thể nói trận chiến này sông Đà đã dùng thế “trên đe dưới búa” làm cho người lái đò phải đối mặt với thế “tiến thoái lưỡng nan” nhưng vào “cái khó lại ló cái khôn” – ông lái đò đã biến chiếc thuyền sáu bơi chèo thành một mũi tên còn ông giống như một cung thủ đã “phóng thẳng thuyền chọc thủng cửa giữa. Thuyền vút qua cửa đá cánh mở, cánh khép, vút vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Một loạt các động từ lại được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh của ông đò: Phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái được, lượn được… sự thần tốc trong cách đánh và cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái đò vượt trùng vi đầy phi thường. Quả là “Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ” (Phan Huy Đông). Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

Trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, ông lái đò là một con người phi thường, tài hoa. Một nghệ sĩ có phong thái ung dung, nhàn nhã, khiêm tốn. Ông chính là hình tượng đẹp đẽ của con người lao động Việt Nam. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang!

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 4

Người lái đò hiện lên trước hết là một người lao động từng trải, có nhiều kinh nghiệm đò giang, có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một:

"Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn..."

Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. "Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất", người lái đò "phá luôn vòng vây thứ hai". Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động "tấn công": Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, người lái đò chỉ có một cán chèo, một con thuyền không có đường lùi còn dòng sông dường như mang sức mạnh siêu nhiên của loài thuỷ quái. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, người lái đò vẫn chiến thắng, khiến cho bọn đá tướng tiu nghỉu bộ mặt xanh lè vì phải chịu thua một con thuyền nhỏ bé.

Người lái đò trong tác phẩm là một người lao động vô danh, làm lụng âm thầm, giản dị, nhờ lao động mà chinh phục được dòng sông dữ, trở nên lớn lao, kì vĩ, trở thành đại diện của CON NGƯỜI. Người lao động nhờ ý chí kiên cường, bền bỉ, quyết tâm mà chiến thắng sức mạnh thần thánh của thiên nhiên. Đó chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc.

Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.

Quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác lại dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác.

Xong trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình.

Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét: Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ. Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dễ thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, chỉ có Nguyễn Tuân.

Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà - Mẫu 5

"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con Tàu"

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Tây Bắc đã được xem như một mảnh đất hứa cho văn chương nghệ thuật, bởi vùng núi ấy không chỉ để lại nhiều ân tình mà còn khiến cho các nhà văn, nhà thơ có được những nguồn cảm hứng bất tận. Nếu như Nguyễn Huy Tưởng đã có cho mình cuốn tiểu thuyết "Bốn năm sau", Tô Hoài ghi dấu ấn với VCAP, Nguyễn Khải viết nên "Mùa lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút Sông Đà" mà linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Thưởng thức bài kí, người đọc không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp của một chiến binh sông nước đã vượt bao trùng vi thạch trận như một người nghệ sĩ tài hoa trên mặt trận vượt thác leo ghềnh. Vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật ấy đã được ngòi bút nghệ thuật của Nguyễn Tuân khắc họa sống động, chân thực qua cảnh vượt thác có một không hai: "..."

"Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như là tôn giáo của mình" (Gs Trần Đình Sử) Thật vậy, Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông sáng tác nhiều thể loại, song thành công nhất vẫn là thể tùy bút. "Người lái đò sông đà" trích trong tập tùy bút "Sông Đà", xuất bản năm 1960, là kết quả của chuyến đi thực tế đến miền Tây Bắc năm 1958 của Nguyễn Tuân, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây.

Bằng ngòi bút tài hoa và quan niệm duy mĩ về cái đẹp, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng ông lái đò, một hình tượng nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn. Hình ảnh người lái đò được nhà văn xây dựng qua công việc lao động thường nhật. Nguyễn Tuân không đặt cho nhân vật của mình một cái tên cụ thể, mà lấy nghề nghiệp để gọi, từ đây có thể thấy nhà văn không chỉ nói đến người lái đò mà còn hướng tới những con người lao động khác ở Tây Bắc nói riêng, và khắp mọi miền tổ quốc nói chung, những con người sống rất âm thầm, giản dị nhưng mỗi ngày đều không ngừng cống hiến cho đất nước. Hình ảnh ông lái đò hiện lên với một vẻ ngoài in hằn mùi sông nước, gắn liền với nghề nghiệp của ông "tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó.." đặc biệt trên ngực ông có nhiều "củ nâu" đó là vết tích của những ngày tháng chiến đấu vật lộn với sông Đà, mà Nguyễn Tuân đã dí dỏm ví nó như là "những huân chương lao động siêu hạng".

Ông lái đò không phải là người an phận ngược lại ông thích đương đầu với hiểm nguy, khó khăn, với những pha hành động gay cấn, thế nên ông thích đi qua những ghềnh thác khó nhằn của con sông Đà. Dù tuổi đã cao, nhưng ông luôn mang một tâm hồn trẻ khỏe, hiếu chiến, bản tính mạnh mẽ, can trường, niềm tin yêu cuộc sống, cùng sự gắn bó với nghề nghiệp và con sông Đà hùng vĩ, công việc của ông nghiễm nhiên trở thành niềm đam mê bất diệt, là niềm vui trong cuộc sống lao động vốn vất vả của ông. sông Đà trong lòng ông lái đò như một bản thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng, đồng thời nắm vững "binh pháp của thần sông thần núi", như một vị tướng tài vận dụng xuất sắc binh pháp Tôn Tử "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng", lại cũng như một người nghệ sĩ chuyên nghiệp nắm rõ cái mặt trận nghệ thuật đầy cam go của mà ông đã theo đuổi gần hết đời người. Chỉ bằng những nét khắc họa như vậy, hình ảnh ông lái đò của Nguyễn Tuân đã để lại một dấu ấn sâu sắc, ấn tượng trong lòng độc giả.

Đoạn trích về cuộc vượt thác đã tập trung khắc họa hình tượng ông lái đò tài hoa, trí dũng trong trận thủy chiến qua ba trùng vi thạch trận trên sông đà. Trước hết, ở trùng vi đầu tiên, đối diện với trận địa được dàn bày sẵn của sông Đà, người lái đò đã quả cảm nghênh chiến. Trận địa ấy gồm bốn cửa tử, duy nhất một cửa sinh nằm lập lờ bên phía tả ngạn. Ở đây nước phối hợp với đã reo hò làm thanh viện, bọn đã thì giống như những hình nhân bặm trợn, chúng "bệ vệ, oai phong, lẫm liệt, một hòn ấy trông như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào." Bằng các từ ngữ: Reo hò, bệ vệ, oai phong lẫm liệt, thách thức.. người đọc đã cảm nhận được không khí trận chiến gay cấn, hồi hộp và đầy kịch tính. Đó chính là biệt tài phù thủy ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Thác đá sông Đà rất khôn ngoan, chúng không chỉ đánh trên mặt trận giáp lá cà mà còn đánh bằng cả nghệ thuật tâm lý chiến. Trước đó cũng đã dùng âm thanh của thác ghềnh để khiêu khích "giọng gằn mà chế nhạo", có lúc lại "rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng". Còn giờ đây, chúng lại nhờ "nước thác làm thanh viện cho đá". Với bản tính hung hãn như một loài thủy quái, sông Đà đã đánh phủ đầu người lái đò với những đòn thế vô cùng hiểm hóc, lại có sự chuẩn bị công phu. sông Đà cậy thế quân đông tướng mạnh nên đã "ùa vào mà bẻ gãy cán chèo", chúng "liều mạng vào sát nách mà đá trái", "thúc gối vào bụng và hông thuyền", có lúc "đội cả thuyền lên". Một loạt động từ được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh của sông Đà làm người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung bạo của thiên nhiên.

Bị tấn công bất ngờ với không ít chiêu trò nhưng người lái đò vẫn không hề nao núng, ngược lại, ông bình tĩnh chiến đấu với trận địa sông Đà. Với chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới, "ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng". Đây là kinh nghiệm quý báu trên chiến trường sông nước, bởi giữ được thăng bằng cho thuyền thì mới đi được vào đúng luồng nước. Lúc này sông Đà lại chuyển thế đánh mới, nó bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật "túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra." Không để cho ông đò có cơ hội xoay xở, sông Đà lại chuyển thế đánh miếng đòn hiểm độc nhất "cả cái luồn nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò." Dính miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên, tưởng như "một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống châm lửa lên đầu sóng". Đòn đau khiến ông đò "mặt méo bệch đi". Đó là cái méo bệch vốn do cái lạnh của nước làm nhăn nheo lại thêm miếng đòn đau làm ông khách sông Đà mặt như tím tái, ngây dại. Phép điệp động từ "đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm" gợi lên đòn tấn công dồn dập, quyết hành hạ người lái đò, khiến ông phải bỏ cuộc. Nhưng ông đò nén đau, bằng kinh nghiệm dạn dày và sự can trường, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh. Qua cách miêu tả tiếng hô chỉ huy ngắn gọn, đầy bản lĩnh của người cầm lái, Nguyễn Tuân đã không giấu được lòng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, sự dũng mãnh, bình thản của người lái đò.

Nếu như ở trùng vi thứ nhất, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thế trận một chiều từ sông Đà thì ở đoạn tiếp theo, nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông khách sông Đà ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường. Ở trùng vi thứ hai ngày, dường như sau khi bị người lái đò hạ gục, sông Đà càng thêm hung bạo hơn. Nó tăng cường một "tập đoạn cửa tử" gồm vô số cửa tử chực chờ mai phục hòng đón lõng, bắt chết chiếc thuyền trong khi cửa sinh thì bố trí lệch qua bờ hữu ngạn, cố gắng triệt được thoát của ông đò. Sông Đà tiếp tục dùng thanh thế của mình để tung ra đội quân hùng hậu: "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá". Cách so sánh liên tưởng độc đáo, ví dòng thác như một loài thú dữ, mang sức mạnh ghê gớm, đáng phải dè chừng. Dòng sông trở thành "sông đá" khiến dòng chảy như càng tăng thêm vẻ bạo liệt, cuồng nộ.

So với trùng vi thứ nhất thì trùng vi này khó khăn hơn, nhưng không vì thế mà trấn áp được tinh thần của ông lái đò. Với kinh nghiệm mười năm trên chiến trường sông nước, ông lái đã "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá". Ông đò cũng tự triết lý với mình "cưỡi lên thác sông Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ", vì thế "không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật." Ở trận này, ông lái đò đánh phủ đầu với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Như một vận động viên đua ngựa, "nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng". Sông Đà lúc này như ngựa bất kham nhưng ông đò vẫn cố gắng chế ngự, rồi bất ngờ ông tăng tốc "phóng nhanh", "lái miết về phía cửa đá" với tốc độ di chuyển mau lẹ, nhịp độ dồn dập, tinh thần sung sức, không hề lưỡng lự mà tận dụng tốt thời gian có hạn. Nhưng sông Đà cũng không phải dạng vừa, nó xua "bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái xô ra định níu chiếc thuyền vào tập đoàn cửa tử". Ông đò đã cảnh giác sẵn và biết được trận địa mai phục nên "đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo", "đứa thì đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến". Hàng loạt động từ được huy động như một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp tiến của ông đò: Nắm, ghì, phỏng, lái, tránh, ráo, đè, chặt.. Chính nhờ sự mưu trí và tài năng ấy, ông đò đã vượt qua hết các cửa tử. Một trùng vi với bao nhiêu cạm bẫy mà chỉ với vài ngón đòn, ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá, đồng thời làm cho bọn đá phải thua cuộc với bộ mặt "tiu nghỉu, xanh lè thất vọng". Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp trí dũng song toàn của người lái đò thăng hoa trên mặt trận vượt thác, mà thấp thoáng trong sự chủ động, hiên ngang ấy, ta dường như thấy được vẻ đẹp hào hùng của vị Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa thần nhổ tre đánh giặc.

Trùng vi thứ ba là cơ hội cuối để Sông Đà thử thách tài nghệ của ông lái đò, là hiệp đấu cuối cùng giữa hai bên lực lượng. Trùng vi này ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Có thể nói trận chiến này sông Đà đã dùng thế "trên đe dưới búa" làm cho người lái đò phải đối mặt với thế "tiến thoái lưỡng nan", nhưng "trong cái khó lại ló cái khôn", ông lái đò đã biến chiếc thuyền sâu bơi chèo thành một mũi tên, còn ông giống như một cung thủ. Trận này phải dùng chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh". Ông đã nhanh chóng "phóng thẳng thuyền chọc thủng cửa giữa. Thuyền vút qua cửa đá cánh mở, cánh khép, vút vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác". Một loạt các động từ lại được sử dụng để miêu tả cách đánh của ông đò: "Phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái được, lượn được.." phối hợp phép điệp "cánh mở, cánh khép", "cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng", âm thanh "vút vút" tạo nên sự thần tốc trong cách đánh. Cuối cùng cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái đò vượt trùng vi đầy phi thường. Quả đúng như Phan Huy Đông đã từng nhận định, "Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ". Đến đây, người lái đò đã khiến nhà văn, khiến người đọc và có lẽ là cả đội quân đá trên sông Đà phải hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Ông đã bộc lộ hết tài năng của mình, thể hiện một trình độ chèo lái điêu luyện, dạn dày, siêu phàm như đua tài cùng tạo hóa. Ông thực sự là một tay lái ra hoa, một nghệ sĩ chèo đò vượt thác, thậm chí làm xiếc trên con thuyền. Vượt qua ba cửa ải mà chỉ cần sơ sẩy là phải trả giá bằng tính mạng, lái đò chính là hiện thân của người lao động đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt, vật lộn với thiên nhiên để giành lại sự sống.

Đọc hết đoạn vượt thác đầy cam go, gay cấn, ta cứ cảm tưởng mình vừa coi một bộ phim hành động nghẹt thở, hồi hộp đến từng phút giây, mà ông lái đò chính là nhân vật chính. Với lối dựng cảnh đặc sắc, giàu giá trị tạo hình, cách kể chuyện kịch tích, các phép liên tưởng tưởng tượng độc đáo, đầy bất ngờ và thú vị, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, sử dụng ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực kiến thức như điện ảnh, võ thuật, thể thao, NT đã làm nổi bật hình ảnh một người lái đò với sức mạnh, trí thông minh và lòng quả cảm đã xuất sắc chế ngự con sông đà hung bạo, hiểm ác. Cuộc chiến đấu giữa ông lái đò và con sông Đà chính là tiêu biểu cho cuộc chiến giữa thiên nhiên dữ dội và con người kiên cường, hiên ngang. Ngôn ngữ sống động, biến hóa phong phú, những câu văn co duỗi nhịp nhàng, giàu hình ảnh và sắc thái, mà nói như nhà thơ Phạm Tiến Duật là những câu nói "tỉa tót mà vẫn mạch lạc". Có thể thấy, NT là một nhà văn sẵn sàng đua tài với tạo hóa, mà gặp cảnh vượt thác ngoạn mục, li kì, ngòi bút ông được dịp thăng hoa với nghệ thuật, phô bày tất cả những gì đặc sắc nhất.

Đoạn trích như tạc một bức phù điêu sống động về người lái đò – "chất vàng mười" đích thực giữa thiên nhiên điệp trùng. Ca ngợi người lái đò chính là ca người vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc. Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung trên các miền đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm và nghệ sỹ như người lái đò dòng sông cuối trời Tây Bắc, họ vẫn luôn hiện diện thầm lặng và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là những con người đối mặt với thiên nhiên hung dữ, tận dụng sức mạnh thiên nhiên làm lên cuộc sống và tham gia chiến đấu chống kẻ thù ở miền Nam, như Dì Tư béo, Ông lão bán rắn, Phường săn cá sấu trong "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi hay Chín Kiên, ông Sáu già trong "Rừng U Minh" của Nguyễn Văn Bổng.

Huy-gô đã từng nói: "Bình thường là cái chết của nghệ thuật". Có lẽ đó là điều mà Nguyễn Tuân sợ nhất. Con người ấy luôn muốn đề cao bản ngã của mình, "không để mình giống ai và cũng không ai bắt chước được mình" (Phan Cự Đệ). Với tùy bút Người lái đò sông Đà và việc khắc họa chân thực, sống động cảnh vượt thác, NT vượt qua được quy luật nghiệt ngã của sự sáng tạo nghệ thuật, vượt lên trên cái bình thường để cho hình tượng ông lái đò cùng con sông Đà hùng vĩ mãi mãi bất tử trong lòng người yêu văn. Nguyễn Tuân thực sự là một tài năng lớn, là một nhân cách lớn mà như Nguyễn Minh Châu đã từng ngợi ca: "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ."

...........Xem chi tiết tại file tải dưới đây.........

Từ khóa » Hình ảnh Người Lái đò Sông đà Vượt Thác