Canon In D – Pachelbel, Luân Khúc Vĩnh Cửu | Karl's Music Station
Có thể bạn quan tâm
Thật ra ý định làm một blog dành riêng về nhạc đã có từ rất lâu trong tôi, nhưng thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, nên dù đã được lập blog này cách đây 3 năm, mà tôi vẫn chưa hề làm gì với nó cả.
Vào một ngày cuối tháng năm rất đẹp trời, có lẽ, đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu một cái gì đó bằng Canon in D:
Một trong những tác phẩm yêu thích nhất của tôi và có thể cũng là một trong những tác phẩm dễ nhận ra nhất trong nền âm nhạc thế giới nói chung (không riêng gì thể loại cổ điển) chính là ‘Canon in D’. Tác phẩm được viết bởi nhà soạn nhạc người Đức, Johann Pachelbel, vào khoảng những năm 1680, thời kì âm nhạc baroque. Đây có thể coi là tác phẩm thành công nhất, nổi tiếng nhất, và có sức sống vĩnh cửu của ông. Bản nhạc ban đầu được viết cho ba violin với phần đệm của bass và gigue.
Rất nhiều các biến thể khác nhau đã được viết dựa trên tác phẩm này, từ những bản nhạc đơn giản viết cho độc tấu piano đến những tác phẩm đồ sộ viết cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau, đó là chưa kể đến bản chơi trên guitar điện (clip do Jerry C) xuất hiện trên Youtube gần đây.
Tác phẩm này cũng được sử dụng làm nhạc chủ để trong rất nhiều bộ phim khác nhau như “Father of the Bride” hay “Runaway bride”, “The Classic” (phim Hàn)… Bạn cũng có thể dễ dàng bắt găp nó trong cả những đoạn phim quảng cáo (như quảng cáo Coca-cola trong thời gian Worl Cup 2005).
Đoạn hợp xướng ở khoảng giữa tác phẩm (viết cho guitar là D-A-Bm-F#m-G-D-G-A) được sử dụng trong rất nhiều ca khúc. Bạn có thể thấy trong những ca khúc nổi tiếng cũng không kém gì bản nhạc nhày như ‘Let it be’ của The Beatles, hay ‘Crying’ của Aeronsmith. Hoặc nếu bạn không thích Rock&Roll và Rock thì ‘Our Canon in D’ do Aaron Angello hát hay “Rain and Tear” của Aprodite’s Child, “Graduation (Friend Forever)” của Vitamin C là những ca khúc rất đáng để nghe. Thậm chí bản nhạc còn được dùng trong game, hay làm nhạc nền cho các ca khúc thuộc những thể loại hiện đại ngay nay như hip-hop, R&B…
Chính vì sự xuất hiện quá phổ biến của bản nhạc nên tôi mới nói rằng Canon có thể là một trong những tác phẩm âm nhạc dễ nhận ra nhất trên thế giới. Tôi đã cho nhiều người bạn nghe bản nhạc này. Họ không biết tên cũng như tác giả của nó, nhưng hầu như ai cũng thốt lên “nghe quen quá!”. Nói thêm rằng bản nhạc cũng rất được ưa chuộng chơi trong các đám cưới, đặc biệt là ở Mỹ.
Điều khiến “Canon” được yêu mến và có sức sống bất tử chính là ở sự đơn giản của tác phẩm. Tên của bản nhạc bị nhiều người nhầm là Cannon (súng thần công, đại bác), thực chất Canon (hay Kanon) có nghĩa là Luân khúc, tức là khi một đoạn giai điêu được bắt chước và lặp lại để tạo thành bản nhạc. Nhạc cụ hoặc ca sĩ đầu tiên bắt đầu với một giai điệu. Sau vài nốt nhạc, nhạc cụ hay ca sĩ thứ hai bắt đầu lặp lại (bắt trước), cái thứ nhất một cách chính xác ở cùng một bậc, chỉ khác là thời điểm bắt đầu muộn hơn. Người soạn nhạc có thể cho thêm bao nhiêu nhạc cụ hay ca sĩ chơi tiếp sau tuý ý.
Xem video trên, bạn có thể thấy rõ cách mà một nhạc cụ bắt đầu và sau đó những nhạc cụ khác cũng lần lượt lên tiếng và lặp lại hoặc bắt chước y hệt nhạc cụ trước đó.
Cái tên Canon còn được đặt cho một bộ manga khá nổi tiếng của Saito Chiho, một nữ mangaka chuyên viết về thể loại Shouji manga (tức các truyện tranh lãng mạn, tình cảm dành cho thiếu nữ). Và ở đó, nó được dịch là “Hoa âm”. Thật lòng, tôi không thích chuyện của Saito. Nhưng Canon cũng là một bộ manga đáng đọc, đặc biệt là nếu bạn đã biết đến bản nhạc này. Đó là câu chuyện buồn (hay đúng hơn là bi kịch) về một cô gái mang tên Canon với tình yêu âm nhạc kì lạ và cũng là một violonist thiên tài. Đọc cả bộ manga này, có cảm giác như âm thanh bản nhạc của Pachelbel cứ ngân vang trong từng trang truyện.
Lần đầu nghe Canon (tất nhiên là bản violin gốc của Pachelbel) tôi thật sự choáng ngợp. Cảm giác như đang bị nhấn chìm trong dòng xoáy của những giai điệu đẹp đẽ cứ lặp đi lặp lại. Có lúc bản nhạc buồn một cách dịu dàng, sâu lắng, nhưng có lúc lại khiến ta như muốn nghẹt thở. Canon là bản nhạc có thể chia sẻ với người nghe mọi cung bậc cảm xúc, lúc vui cũng như lúc buồn, khi đau đớn cũng như khi hạnh phúc, lúc trầm lắng, suy tư cũng như khi háo hức, rộn ràng… Và khi bản nhạc dừng lại rồi, những dư âm của nó vẫn cứ vang vọng, lặp đi lặp lại trong lòng ta tưởng không bao giời dứt. Tất cả cảm giác chỉ có thể thấy được trọn vẹn với những âm thanh Canon vang lên từ phím Violin, chứ không phải từ bất cứ một loại nhạc cụ nào khác. Đó là cảm nhận của tôi sau khi đã nghe các version chơi trên guitar, piano, sáo, và cả xylophone…
Thế nhưng, “Canon” được Jerry C chơi theo phong cách rock lại là phiên bản tôi đặc biệt yêu thích. Cũng có thể vì tôi vốn là một fan của rock chăng? Đoạn dạo đầu, trên nền nhạc đệm quen thuộc của bản Canon nguyên thuỷ, tiếng guitar của Jerry vang lên vừa chậm rãi, vừa cao vút, luyến láy như một cây violin thực sự. Ở những đoạn chorus, tốc độ chơi guitar được đẩy nhanh đến mức …đáng sợ. Canon của Jerry cùng với tiếng trống điện tử làm nền tạo ra một cảm giác mới lạ, mãnh liệt, ngây ngất đến khó quên.Quả không ngoa khi người ta xôn xao về một “thiên tài guitar” trẻ khi xem đoạn clip của anh trên Youtube. Chính tôi khi nghe anh biểu diễn bản nhạc này cũng tưởng như đang được nghe tiếng giutar của YngMansteem – một trong những tay guitar hàng đâu thế giời hiện nay – trong video biểu diễn solo cùng giàn nhạc giao hưởng tại Nhật Bản.
Chắc hẳn khi viết “Canon in D” suốt những năm 1680, Pachelbel không bao giờ có thể tưởng tượng rằng tác phẩm của mình sẽ tồn tại đến tận ngày nay. Giờ đây, sau hơn 300 năm kể từ khi bắt đầu được sáng tác, Canon vẫn giữ nguyên sức hút kì diệu của nó đối với bao thế hệ những người yêu nhạc.
Đôi nét về tác giả: |
Johann Pachelbel sinh tnăm 1653 tại Nürnberg, Đức, được làm lễ rửa tội ngày 1/9/1653, và mất vào ngày 3/3/1706 tại quê nhà. Ông là giáo viên cũng đồng thời là nhà soạn nhạc cho đàn organ.
Thuở nhỏ Pachelbel học tại trường trung học St. Lorenz. Sau đó, cha cậu thuê hai giáo viên dạy nhạc để dạy riêng cho con trai mình; đó là hai organist Georg Caspar Wecker và Heinrich Schwemmer. Pachelbel là một học trò giỏi, không chỉ trong âm nhạc mà còn trong các môn học hàn lâm. 15 tuổi, cậu đến Universität Altdorf và bắt đấu trở thành organist tại Pfarrkirche. Ở tuổi 16, Pachelbel đăng kí vào trường học nhạc chính thức Gymnasium Poeticum, nơi chuẩn bị cho cậu nền tảng âm nhạc vững chắc dưới sự dạy dỗ của Kaspar Prentz.
Năm 1673, Pachelbel đến Vienna, đắm mình trong lịch sử và văn hoá ở thành phố được mệnh danh kinh đô âm nhạc thế giới thời bấy giời, nơi đã bồi đắp tài năng cũng như tình yêu âm nhạc cho chàng thanh niên Pachelbel trong suốt sự nghiệp âm nhạc sau này.
Ở Vienna, Pachelbel trở thành organist tại Stephanskirche. Sau chuyến trở về Đức vào năm 1677, ông được mời làm thầy dạy nhạc cho hoàng tử Johann Georg của Sachsen-Eisenach. Khi hoảng tử chết, ông chuyển đến Erfurt và trở thành organisst tại Protestant Predigerkirche. Năm 1690 Pachelbel rời Erfurt để chuyển đến Stuttgar, nơi ông chơi organ cho Duchess Magdalena Sibylla của Württembe. Ông lại chuyển đến Gotha năm 1692 và làm việc với vai trò organist của thị trấn cho tới năm 1695, sau cái chết của Georg Caspar Wecker, Pachelbel trở lại quê hương sống ở đó đến khi qua đời năm 1706 với cương vị organist chính cho Sebalduskirche.
Mặc dù tác phẩn nổi tiếng nhất của Pachelbel, không nghi ngờ, đó chính là “Canon in D Major”, ông cũng được biết đến với nhiều tác phẩm khác như “Hexachordum Apollinis“, hầu hết các tác phẩm của Pachelbel là viết cho organ như preludes và fugues, một số tác phẩm cho giọng hát như motets và arias cùng những tác phẩm cho nhiều nhạc cụ khác nhau. Ngoài ra ông còn sáng tác nhạc thính phòng và thánh ca (nhạc nhà nhờ).
Pachelbel gặp gia đình Bach.tại Eisenach và trở thành bạn thân của cả gia đình âm nhạc nổi tiếng này. Ông được mời làm cha đỡ đầu của Johanna Juditha và cũng là thầy dạy nhạc cho các thành viên khác của gia đình Bach trong đó có cả Johann Christoph và Johann Sebastian. Pachelbel hai lần kết hôn và có ba người con; William Hieronymus, Johann Michael và Carl Theodor.
Dưới đây là những ca khúc, phim và những sản phầm khác sử dung hoặc dựa trên hoặc được gợi cảm hứng từ Canon in D
Ca khúc: |
“All together now” -The Farm “Basket Case” – Green Day “Cryin” – Aerosmith “Domain” trong album “Lifeforms” -The Future Sounds of London “Don’t let it be love” – Bowling for Soup “End Transmission” album -Snapcase, một band từ Buffalo New York (2002) “Graduation (Friends forever)” -Vitamin C (1999) “Hook” – Blues Traveler “I should be so lucky” – Kylie Minogue inspired -Canon “Ladies and gentlemen we are floating in space” -Spritiualized “Let it be” -The Beatles “Machine head” – Bush “Push” -Matchbox 20 “No woman, No cry” -Bob Marley “On & On & On” – Catch 22 uses chords similar to those in Canon in D Major (1998) “One Tin Soldier” – Coven “Piano Love Songs” – pianist Bradley Joseph (2006)
“Our Canon in D” – Aaron Angello “Rain and Tears” – Aphrodite’s Child dựa theo Canon in D mayor (1968) Rick Wakeman của band Yes biểu diễn trong Wakeman 2000 DVD (2000) “Salve Regina” – All Angels “Sk8ter boy” – Avril Lavigne “Torn” – Natalie Imbruglia “Tunnel of Love” – Dire straits (1980) “Valley of the Damned” – Dragonforce “We’re not gonna take it” – Twisted Sister “With or without you” – U2
Phim và chương trình truyền hình
“13 going on 30” đạo diễn -Gary Winick (2004) “Arthur’s Perfect Christmas” (2000) “Bob the butler” đạo diễn -Gary Sinyor (2005) “Evangelion: Death and Rebirth” (1997) “Fatal attraction” đạo diễn -Adrian Lyne (1987) “Kanon” (anime dựng từ manga cùng tên của Saito Chiho) – Canon D được sử dụng trong phần 1 và 14
“Ichigo 100%” (anime cũng dựng từ một bộ manga, không nhớ tên tác giả.^^) “My Sassy Girl” (2002) (một bộ him hài Hàn Quốc) “Ordinary People” đạo diễn bởi -Robert Redford (1980) “Runaway bride” đạo diễn bởi -Garry Marshall (1999) “Seul contre tous” -Caspar Noé (1998) “Step Up” – Canon chơi trong một cảnh “Super Android 13” (Dragonball Z) “The Classic” (phim Hàn) “The Enigma of Kaspar Hauser” -Werner Herzog “The Persistence of Memory” – một đoạn trong seri Carl Sagan’s Cosmos “The Sweetest Thing” đạo diễ -Roger Kumble (2002) “The Wedding Planner” đạo diễn -Adam Shankman (2001) “Wedding Crashers” đạo diễn -David Dobkin (2005) “Wedding Wars” (TV-series) kịch bản – Stepheb Mazur, đạo diễn -Jim Fall (2006)
Phim quảng cáo có nhạc nền sử dung hoặc dựa trên Canon
Coca Cola TV-quảng cáo trong đợt World Cup 2005 Korean commercial – là phim quảng cáo hay chỉ là đơn giản là một video nhạc thì tôi không rõ, nhưng là một bài hip-hop khá hay.
Nhạc Game
“Audition Online” trong Canon groove – game online
“Gran Turismo 4”
“Mother 3” cho Gameboy Advance, Canon D remix
“Pump It Up Exceed 2” – rock version do Banya biểu diễn
“Super Smash Brothers” cho Nintendo 64, Canon D remix
“Utopia” cho Amiga và Super Nintendo
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Thẻ: canon in d, classical music, nhạc cổ điển, Pachelbel, strings Posted in: Classical MusicTừ khóa » Canon In D Nghĩa Là Gì
-
Canon Cung Rê Trưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Canon In D - Sức Sống Của Một Bản Nhạc Bất Hủ
-
Canon In D Bản Giao Hưởng đỉnh Cao Của Mọi Thời đại
-
Thưởng Thức Tinh Tế Bản Luân Khúc "Canon In D Major" Với Niềm ...
-
Canon In D - Bản Nhạc Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời đại
-
Canon In D, Bản Nhạc Phổ Biến Nhất Mọi Thời đại - Facebook
-
Canon In D - Bản Nhạc Phổ Biến Nhất Mọi Thời đại
-
Canon In D – Huyền Thoại, Lịch Sử Và đam Mê | Crocodile & Saviour
-
Canon In D Major Nghĩa Là Gì?
-
Canon In D - Bản Nhạc Hay Nhất Thế Giới
-
Review Canon In D Là Gì - Sốt. VN News
-
Canon Trong âm Nhạc Là Gì
-
Bản Nhạc Bất Hủ Canon In D Major | NGÔI NHÀ MÀU XANH