Cao Bằng (thành Phố) – Wikipedia Tiếng Việt

Cao Bằng
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Cao Bằng
Biểu trưng
Một góc thành phố Cao Bằng
Biệt danhThành phố ven sông Bằng
Tên cũMục Mã
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhCao Bằng
Trụ sở UBNDSố 32, phố Đàm Quang Trung, phường Hợp Giang
Phân chia hành chính8 phường, 3 xã
Thành lập25/9/2012[1]
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2010[2]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Thế Hoàn
Chủ tịch HĐNDTô Vũ Ninh
Bí thư Thành ủyLê Hải Hòa
Địa lý
Tọa độ: 22°39′56″B 106°15′30″Đ / 22,66556°B 106,25833°Đ / 22.66556; 106.25833
MapBản đồ thành phố Cao Bằng
Cao Bằng trên bản đồ Việt NamCao BằngCao Bằng Vị trí thành phố Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích107,12 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng73.549 người[3]
Thành thị61.955 người (84%)
Nông thôn11.594 người (16%)
Mật độ687 người/km²
Dân tộcKinh, Tày, Nùng, Hoa,...
Khác
Mã hành chính040[4]
Biển số xe11-X1-B1
Websiteubndtp.caobang.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Cao Bằng là một thành phố trực thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Bằng Giang đoạn chảy qua trung tâm thành phố Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng nằm gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của tỉnh Cao Bằng và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

  • Phía nam giáp huyện Thạch An
  • Các phía còn lại giáp huyện Hòa An.

Thành phố có diện tích 107,12 km², dân số năm 2019 là 73.549 người[3], mật độ dân số đạt 687 người/km².

Thành phố Cao Bằng có 84% dân số thành thị và 16% dân số nông thôn, với nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hán,...

Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 280 km về phía bắc, cách Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khoảng 60 km về phía tây bắc, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ qua Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Đề Thám, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hợp Giang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1677, sau khi đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng, chính quyền Lê – Trịnh đặt lại trấn Cao Bình, đồng thời cho xây dựng phố Mục Mã trên một bán đảo rộng khoảng một cây số vuông có ba phía giáp sông (tương ứng với phường Hợp Giang ngày nay) và chuyển các dinh sở từ Hòa An về đây[5]. Từ đây, thành Mục Mã trở thành lỵ sở của trấn Cao Bình và đến thời Nguyễn là tỉnh lỵ tỉnh Cao Bằng.[6][7]

Tháng 10 năm 1950, Cao Bằng được giải phóng, Ủy ban Hành chính thị xã Cao Bằng được thành lập.

Trong giai đoạn 1954–1971, thị xã Cao Bằng bao gồm toàn bộ phường Hợp Giang (ngày nay) và các khu phố ngoại thị: Tam Trung, Thanh Sơn, Nà Phía, Tân An.

Ngày 21 tháng 8 năm 1971, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 225-TTg[8][9] về việc về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hòa An để mở rộng thị xã Cao Bằng trên cơ sở sáp nhập 8 xóm: Nà Lắc, Nà Chướng, Nà Hoàng, Nà Gà, Nà Rụa, Nà Phía, Nà Đoỏng, Mỏ Muối và Khuổi Tít thuộc xã Lê Chung; 2 xóm: Hoàng Ngà, Nà Cạn thuộc xã Quang Trung; xóm Nà Kéo thuộc xã Ngũ Lão; 5 xóm: Gia Cung, Nà Pế, Nà Lum, Thắc Thúm, Giả Ngẳm thuộc xã Vĩnh Quang.

Sau năm 1975, thị xã Cao Bằng là tỉnh lỵ tỉnh Cao Lạng, gồm 4 tiểu khu: Sông Bằng, Sông Hiến, Nội Thị, Nà Phía.

Ngày 27 tháng 12 năm 1978, tỉnh Cao Lạng tách ra thành 2 tỉnh là Cao Bằng và Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng trở thành tỉnh lỵ tỉnh Cao Bằng.

Năm 1979, quân đội Trung Quốc tấn công ồ ạt trong chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979, thị xã Cao Bằng chịu thiệt hại nặng nề.

Ngày 10 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 60-HĐBT[10]. Theo đó:

  • Giải thể tiểu khu Sông Bằng để thành lập phường Sông Bằng và xã Ngọc Xuân
  • Giải thể tiểu khu Sông Hiến để thành lập phường Sông Hiến và xã Hòa Chung
  • Giải thể tiểu khu Nà Phía để thành lập phường Tân Giang và xã Duyệt Trung
  • Giải thể tiểu khu Nội Thị để thành lập phường Hợp Giang.

Từ đó, thị xã Cao Bằng có 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 3 xã: Duyệt Trung, Hòa Chung, Ngọc Xuân.

Ngày 4 tháng 10 năm 2002, chuyển xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý.[11]

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 5.523 ha diện tích tự nhiên và 47.272 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 4 phường: Hợp Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 4 xã: Duyệt Trung, Đề Thám, Hòa Chung, Ngọc Xuân.

Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 926/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Cao Bằng là đô thị loại III.[2]

Ngày 1 tháng 11 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP[12]. Theo đó:

  • Chuyển 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý
  • Chuyển 2 xã Đề Thám và Ngọc Xuân thành 2 phường có tên tương ứng.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Cao Bằng có 10.760,93 ha diện tích tự nhiên và 67.415 người với 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường: Đề Thám, Hợp Giang, Ngọc Xuân, Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang và 5 xã: Chu Trinh, Duyệt Trung, Hòa Chung, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.

Ngày 9 tháng 7 năm 2012, chuyển 2 xã Hòa Chung và Duyệt Trung thành 2 phường có tên tương ứng.[13]

Ngày 25 tháng 9 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về việc thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cao Bằng.[1]

Sau khi thành lập, thành phố Cao Bằng có 10.762,81 ha diện tích tự nhiên và 84.421 người với 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 3 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chí xây dựng đường giao thông vượt trên 300%. Điều rõ ràng nhất là mỗi con đường mở ra đã rút ngắn khoảng cách từ phường đến xã, từ trung tâm thành phố đến các vùng nông thôn ngoại thành.

Tất cả 17/17 chi tiêu kinh tế, xã hội cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, trong đó thu ngân sách nhà nước vượt 8,2% dự toán giao, lần đầu tiên thành phố Cao Bằng thu ngân sách đạt mốc 600 tỷ đồng; giá trị công nghiệp xây dựng vượt 8,6%; tổng sản lượng lương thực vượt 4,4%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu thương mại dịch vụ tăng 1,5%, giá trị tiểu thủ công nghiệp vượt 22,8%; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 72 triệu đồng/ha; giải quyết việc làm cho hơn 2.400 lao động, vựơt 44% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%...

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đền thờ trên địa bàn thành phố:

  • Thành Bản Phủ (tương truyền do Thục Phán - An Dương Vương xây dựng), chùa Đống Lân (thờ Thạch Sanh), chùa Đà Quận ở xã Hưng Đạo)
  • Đền Kỳ Sầm ở xã Vĩnh Quang.
  • Nhà thờ Thanh Sơn và Cao Bình thuộc giáo phận Lạng Sơn

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu Bằng Giang bắc qua sông Bằng Giang tại trung tâm thành phố
Đường phố tại thành phố Cao Bằng

Trên địa bàn thành phố hiện nay có 3 tuyến quốc lộ là Quốc lộ 3, Quốc lộ 34, Quốc lộ 34B. Các tuyến đường và tuyến phố khác trong đô thị bao gồm:

  • Đại Lộ Võ Nguyên Giáp
  • Đại Lộ Hoàng Văn Thái
  • Đường Hoàng Đình Giong
  • Đường Lê Lợi
  • Đường 1 - 4
  • Đường Phai Khắt - Nà Ngần
  • Đường 3 - 10
  • Đường Lê Thùy (tên cũ là Pác Bó)
  • Đường Tân An
  • Đường Đông Khê
  • Đường Thanh Sơn - Nà Toòng
  • Đường Lê Quảng Ba
  • Đường Hoàng Sâm
  • Đường Nam Long
  • Đường Nguyễn Kim Hùng
  • Đường Vũ Lập
  • Đường Đàm Ngụy
  • Đường Nguyễn Thị Duệ
  • Đường Cao Bình
  • Đường Đà Quận
  • Đường Bản Phủ
  • Đường Sông Máng
  • Đường Khau Roọc
  • Đường Đàm Minh Viễn
  • Đường Lam Sơn
  • Đường Đức Chính
  • Đường Khuổi Khoán
  • Đường Bế Văn Thành
  • Đường Khuổi Nặm
  • Đường Gia Cung
  • Đường Lý Văn Mưu
  • Đường Khau Thúa
  • Đường Lộc Văn Trọng
  • Đường Trần Cừ
  • Đường Nà Hoàng
  • Đường Mỏ Muối
  • Đường Đồi Mát
  • Đường Bà Hoàng
  • Đường Nà Cạn
  • Đường Vằng Ngà
  • Đường Hoàng Văn Quản
  • Đường Nà Lủng
  • Đường Chu Trinh
  • Đường Khuổi Ngùa - Nà Dìa
  • Đường tránh thành phố Cao Bằng
  • Phố đi bộ Kim Đồng
  • Phố Thầu
  • Phố Bằng Giang
  • Phố Nước Giáp
  • Phố Vườn Cam
  • Phố Hoàng Văn Thụ
  • Phố Lý Tự Trọng
  • Phố Bế Văn Đàn
  • Phố Cũ
  • Phố Hiến Giang
  • Phố Đàm Quang Trung
  • Phố Xuân Trường
  • Phố Nguyễn Du
  • Phố Hồng Việt
  • Phố Triệu Nguyên
  • Phố Lê Tòng
  • Phố Bùi Bảo Vân
  • Phố Lê Mới
  • Phố Hoàng Đức Thạc
  • Phố Dương Công Hoạt
  • Phố Hồng Kỳ
  • Phố Vũ Ngọc Linh
  • Phố Dương Mạc Thạch
  • Phố Bế Văn Phụng
  • Phố Bích Giang
  • Phố Hoàng Đức Hậu
  • Phố Khau Cuốn
  • Phố Thu Sơn
  • Phố Thanh Sơn
  • Phố Bàn Tài Đoàn
  • Phố Lâm Cẩm Như
  • Phố Bàn Thượng Đức
  • Phố Pháo Đài
  • Phố Phan Mạnh Cư
  • Phố Nà Thỏ.

Ngoài ra còn có 6 cây cầu lớn bắc qua sông Bằng Giang và sông Hiến như: cầu Bằng Giang, cầu Sông Hiến, cầu Hoằng Ngà, cầu Gia Cung, cầu Nà Cáp, cầu Sông Mãng[14]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Việt Nam Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một góc sông Bằng chảy qua trung tâm thành phố Cao Bằng Một góc sông Bằng chảy qua trung tâm thành phố Cao Bằng
  • Quảng trường tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh Quảng trường tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Phố đi bộ Kim Đồng Phố đi bộ Kim Đồng
  • Đường 3/10 Đường 3/10
  • Công trình điện chiếu sáng đường Hồ Chí Minh - phường Đề Thám và xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng Công trình điện chiếu sáng đường Hồ Chí Minh - phường Đề Thám và xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng
  • Đoạn chảy qua trung tâm thành phố Cao Bằng Đoạn chảy qua trung tâm thành phố Cao Bằng
  • Sông Bằng Giang, đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng Sông Bằng Giang, đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng
  • Sông Bằng Giang đoạn qua thành phố Cao Bằng Sông Bằng Giang đoạn qua thành phố Cao Bằng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết 60/NQ-CP năm 2012 về việc thành lập thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng”.
  2. ^ a b “Quyết định số 926/QĐ-BXD năm 2010 về việc công nhận thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng là đô thị loại III do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành”.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cao Bằng” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Trấn Cao Bằng xưa - tỉnh Cao Bằng nay”. Báo Cao Bằng điện tử. 8 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ “Dấu ấn thành Mục Mã - Thị xã Cao Bằng ngày nay”. Báo Cao Bằng điện tử. 13 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ “Phố và những di tích ở thành phố Cao Bằng”. Báo Cao Bằng điện tử. 5 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ Quyết định số 225-TTg ngày 21/8/1971 của Bộ trưởng phủ thủ tướng về việc mở rộng thị xã Cao Bằng
  9. ^ “Giới thiệu chung thành phố Cao Bằng”. Trang thông tin điện tử thành phố Cao Bằng. 31 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Quyết định số 60-HĐBT năm 1981 về việc giải thể các tiểu khu để thành lập các phường và xã thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
  11. ^ “Nghị định số 77/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
  12. ^ “Nghị quyết 42/NQ-CP về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng, thị trấn Quảng Uyên; thành lập phường thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
  13. ^ “Nghị quyết số 27/NQ-CP về việc thành lập các phường: Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”.
  14. ^ “UBND Thành phố công bố công khai lấy ý kiến Nhân dân cho Dự thảo Đề án "Đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình cộng cộng trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng"”.[liên kết hỏng]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết tỉnh Cao Bằng, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Cao Bằng
Thành phố (1)

Cao Bằng (tỉnh lỵ)

Huyện (9)

Bảo Lạc · Bảo Lâm · Hạ Lang · Hà Quảng · Hòa An · Nguyên Bình · Quảng Hòa · Thạch An · Trùng Khánh

Đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cao Bằng
  • x
  • t
  • s
Xã, phường thuộc thành phố Cao Bằng
Phường (8)

Duyệt Trung · Đề Thám · Hòa Chung · Hợp Giang · Ngọc Xuân · Sông Bằng · Sông Hiến · Tân Giang

Xã (3)

Chu Trinh · Hưng Đạo · Vĩnh Quang

  • x
  • t
  • s
Danh sách thành phố tại Việt Nam
Trực thuộctrung ương
Loại đặc biệt (2)
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Loại I (3)
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Hải Phòng
Thuộc TPTTTƯ (2)
Loại I (1)Thủ Đức
Loại III (1)Thủy Nguyên
Thuộc tỉnh (85)
Loại I (18)
  • Bắc Ninh
  • Biên Hòa
  • Buôn Ma Thuột
  • Đà Lạt
  • Hạ Long
  • Hải Dương
  • Huế
  • Long Xuyên
  • Mỹ Tho
  • Nha Trang
  • Pleiku
  • Quy Nhơn
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thủ Dầu Một
  • Việt Trì
  • Vinh
  • Vũng Tàu
Loại II (39)
  • Bà Rịa
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bến Tre
  • Cà Mau
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Châu Đốc
  • Dĩ An
  • Đông Hà
  • Đồng Hới
  • Hà Tĩnh
  • Kon Tum
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Móng Cái
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Phan Rang – Tháp Chàm
  • Phan Thiết
  • Phủ Lý
  • Phú Quốc
  • Quảng Ngãi
  • Rạch Giá
  • Sa Đéc
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Sông Công
  • Tam Kỳ
  • Tân An
  • Thái Bình
  • Trà Vinh
  • Tuy Hòa
  • Tuyên Quang
  • Uông Bí
  • Vị Thanh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Yên
  • Yên Bái
Loại III (28)
  • Bắc Kạn
  • Bảo Lộc
  • Bến Cát
  • Cam Ranh
  • Cao Bằng
  • Chí Linh
  • Điện Biên Phủ
  • Đông Triều
  • Đồng Xoài
  • Gia Nghĩa
  • Gò Công
  • Hà Giang
  • Hà Tiên
  • Hòa Bình
  • Hội An
  • Hồng Ngự
  • Hưng Yên
  • Lai Châu
  • Long Khánh
  • Ngã Bảy
  • Phổ Yên
  • Phúc Yên
  • Sầm Sơn
  • Tam Điệp
  • Tân Uyên
  • Tây Ninh
  • Thuận An
  • Từ Sơn

Từ khóa » Dân Số Cao Bằng