Cao đẳng Nghề: Công Nghệ Thông Tin

Cao đẳng nghề: Công nghệ thông tin

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Tweet Chi tiết Được đăng ngày Thứ năm, 20 Tháng 3 2014 16:02 Viết bởi Quản trị viên Lượt xem: 7099

    THÔNG TIN NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

    TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ

    1. MÃ NGHỀ: 50480211

    2. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

    3. BẰNG CẤP SAU KHI TỐT NGHIỆP: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.

    4. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm

    5. TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

    Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế quan trọng nhất (Kế toán, Trường học, Khách sạn-Nhà hàng, Ngân hàng, Bệnh viện, Quản lý khu đô thị... )

    Chương trình đào tạo gồm các nội dung sau:

    - Các môn học chung (theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH): giờ

    - Các môn học cơ sở: giờ

    - Các môn học chuyên môn chuyên ngànnh: giờ

    - Thực tập tốt nghiệp: giờ

    6. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNG VI KHÁC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP:

    Sau khi học xong chương trình đào tạo này người học có khả năng:

    a. Về kiến thức:

    - Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;

    - Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;

    - Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;

    - Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;

    - Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;

    - Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;

    - Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

    b. Về kỹ năng:

    - Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;

    - Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;

    - Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;

    - Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

    - Cài đặt - bảo trì máy tính;

    - Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;

    - Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;

    - Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

    - Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;

    - Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;

    - Vận hành quy trình an toàn - bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu - phục hồi dữ liệu;

    - Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

    - Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;

    - Lập kế hoạch kiểm tra - bảo trì - nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

    c. Về thái độ:

    - Có thái độ cầu thị và tinh thần trách nhiệm trong công việc, làm việc theo nhiệm vụ được giao, luôn có trách nhiệm và ý thức nâng cao thương hiệu, chất lượng của đơn vị sử dụng lao động, có ý thức phấn đấu vì lợi ích của bản thân và công ty.

    - Luôn học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ mới, tìm tòi và thử nghiệm các công nghệ mới đáp ứng nhu cầu đổi mới.

    - Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc, trau rồi để nâng cao năng lực bản thân và hiệu quả công việc.

    - Có tinh thần cải tiến trong công việc được giao: xác định trọng tâm và các nhiệm vụ chính, luôn ghi chép, tìm tòi, học hỏi để cải tiến cách thức hành nghề, tay nghề và kiến thức xã hội cũng như chuyên môn.

    - Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan. Chấp hành sự phân công, điều động trong công tác.

    - Tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực. Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.

    d. Về ngoại ngữ:

    - Có trình độ tiếng anh tương đương trình độ chứng chỉ B.

    - Đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng anh chuyên ngành.

    f. Về kỹ năng mềm:

    - Kỹ năng làm việc theo nhóm.

    - Kỹ năng thuyết trình.

    - Kỹ năng giao tiếp.

    - Kỹ năng lập kế hoạch.

    - Kỹ năng ra quyết định.

    7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:

    Chương trình khung chi tiết: Click vào đây để xem (file pdf)

    8. VỊ TRÍ VÀ KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

    Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

    - Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;

    - Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;

    - Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

    - Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính;

    - Chuyên viên thiết kế và quản trị website;

    - Chuyên viên an toàn - bảo mật thông tin;

    - Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.

    Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:

    Lập trình: Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

    Lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.

    Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.

    Quản trị hệ thống và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…

    9. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP:

    - Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

    - Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên đại học.

    • < Trang trước
    • Trang sau >

Từ khóa » Trường Nghề Công Nghệ Thông Tin