Cao Độ Trong Khảo Sát, Xây Dựng Là Gì Và Các Phương Pháp Đo ...

Nếu bạn đang tìm hiểu về cao độ trong khảo sát, xây dựng, thì bạn đã tìm đúng chỗ. Công Ty Trắc Địa Bản Đồ THC – Đơn vị lâu năm trong lĩnh vực khảo sát, trắc địa, thi công xây dựng sẽ giải thích về vấn đề này.

1. Cao Độ Là Gì

Tùy thuộc và mục đích của việc đo đạc, mà người ta chi cao độ ra làm 2 loại chính, được định nghĩa có chút khác nhau:

1.1 Cao độ trong khảo sát:

Trong khảo sát trắc địa, đo vẽ bản đồ: Cao độ là độ cao của một điểm trong không gian, là khoảng cách thẳng đứng (theo chiều lực hút hấp dẫn) từ điểm đó đến một mặt chuẩn. Mặt chuẩn có thể là một mặt phẳng hoặc mặt cong, có thể là mặt cố định hoặc mặt giả định bất kỳ, thông thường là mực nước biển (bỏ qua biến động do thủy triều), một mặt có hình Ellipsoid tròn xoay.

Ký hiệu của cao độ trong công tác đo vẽ bản đồ là V (vertical)

1.2 Cao độ trong xây dựng:

Trong xây dựng chi tiết: Cao độ trong xây dựng là khoảng cách tính từ mặt phẳng làm chuẩn (Ví dụ như sàn tầng 1) đến một vị trí khác (cao hoặc thấp hơn). Cao độ được tính bằng mét, độ chính xác lấy đến 3 chữ số sau dấy phẩy.

Ký hiệu của cao độ là hình tam giác đều, nửa trắng nửa đen có chú thích số bên trên. Mặt chuẩn được quy định có cao độ là ±0.000. Các vị trí cao hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ dương, các vị trí thấp hơn mức chuẩn là cao độ âm.

2. Ý nghĩa của cao độ

Trong công tác khảo sát, cao độ giúp thể hiện độ cao của vị trí cần đo, giúp vẽ các bản đồ trong không gian 3 chiều, đường đồng mức….

Trong xây dựng, cao độ là chỉ số bắt buộc phải có. Khi có chỉ số cao độ chính xác, chúng ta mới có thể thiết kế được các công trình nhà ở, quy hoạch được các công trình phụ trợ: hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… Từ đó giúp tăng cường hiệu quả chống ngập úng, bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.

3. Các đo cao độ trong từng trường hợp:

3.1 Đo cao độ trong khảo sát:

Trong khảo sát, đo vẽ bản đồ, người ta có 2 cách chính để đo cao độ:

Cách 1: Sử dụng máy RTK để có kết quả cao độ một cách nhanh nhất, vì các máy này sẽ trực tiếp cho kết quả về kinh độ, vĩ độ, cao độ của điểm đo, và đánh dấu điểm đo trực tiếp lên bản đồ theo hệ tọa độ được chọn sẵn.

Nhược điểm của phương pháp này là sai số lớn, lên tới vài centimet và độ ổn định không cao, do máy phải thu được tín hiệu GNSS mới cho kết quả, và tín hiệu mạnh hay yếu tùy thuộc vào yếu tố thời tiết, địa hình.

đo cao độ bằng máy gps 2 tần E-Survey E300ProRTK E-Survey Là Công Cụ Đo Cao Độ Tốt Nhất Trong Khảo Sát

Cách 2: Đo bằng máy toàn đạc. Người ta sử dụng máy toàn đạc điện tử để dẫn cao độ từ các mốc tọa độ chuẩn về điểm cần đo, từ đó xác định tọa độ, cao độ và đánh dấu lên bản đồ.

Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao, lên tới hàng milimet, nhưng nhược điểm là mất nhiều công sức, thời gian thực hiện lâu.

Trong xây dựng, người ta cũng sử dụng máy toàn đạc để đo cao độ, nhưng kết quả chỉ dùng để tham khảo, không được dùng để trực tiếp đo vẽ và thi công.

máy toàn đạc Leica FlexLine TS10

3.2 Đo cao độ trong xây dựng

Xây dựng chi tiết cần độ chính xác gần như tuyệt đối, và khu vực đo hẹp hơn, có sẵn mặt chuẩn, vì thế người ta sử dụng công cụ đo là máy thủy bình.

So với máy RTK và máy toàn đạc, máy thủy bình có giá rẻ hơn, cấu tạo đơn giản hơn, nhưng đo cao độ lại mang về kết quả chính xác gần như tuyệt đối do việc đo đạc là trực tiếp đọc độ cao trên mia.

máy thủy bình Leica Sprinter 250m

Xem thêm: Cách đo cao độ bằng máy thủy bình

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm được cao độ trong xây dựng và khảo sát cũng như tầm quan trọng.

Công Ty Trắc Địa Bản Đồ THC là đơn vị uy tín trong lĩnh vực khảo sát, xây dựng, thực hiện dịch vụ trắc địa. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Việt Thanh Group - Cung cấp máy trắc địa chính hãng giá rẻ

Từ khóa » Hệ Cao độ Chuẩn Quốc Gia