Cáo đỏ – Wikipedia Tiếng Việt

Cáo đỏ
Thời điểm hóa thạch: 0.7–0 triệu năm trước đây TiềnЄ Є O S D C P T J K Pg N ↓ Giữa thế Pleistocen – Gần đây
Cáo đỏ châu Âu (V. v. crucigera) ở trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Anh tại Surrey, England
Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm  (IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Caniformia
Họ (familia)Canidae
Chi (genus)Vulpes
Loài (species)V. vulpes
Danh pháp hai phần
Vulpes vulpes(Linnaeus, 1758)[2]
Phạm vi sinh sống của cáo đỏ       bản địa       du nhập       không chắc chắnPhạm vi sinh sống của cáo đỏ       bản địa      du nhập      không chắc chắn
Phân loài
45 phân loài
Danh pháp đồng nghĩa
  • Canis vulpes Linnaeus, 1758
  • Canis alopex Linnaeus, 1758

Cáo đỏ (Vulpes vulpes) là loài lớn nhất trong chi Cáo, và là một trong những thành viên phân bố rộng rãi nhất của Bộ Ăn thịt, có mặt trên toàn bộ Bắc Bán cầu bao gồm hầu hết Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á cộng với một phần của Bắc Phi. Phạm vi sinh sống của chúng tăng lên song song với sự mở rộng của con người, khi được du nhập vào Úc, nơi chúng bị xem là một loài gây hại cho các động vật có vú và các loài chim bản địa. Chúng được đánh giá là ít quan tâm bởi IUCN.[1]

Cáo đỏ có nguồn gốc từ tổ tiên có kích thước nhỏ hơn từ lục địa Á-Âu trong thời kỳ Trung Villafranchia,[3] và sống ở Bắc Mỹ ngay sau tiểu bang Wisconsin.[4] Trong số các loài cáo thực sự, cáo đỏ đại diện cho hình thức tiến bộ hơn theo hướng ăn thịt.[5] Ngoài kích thước lớn của loài này, cáo đỏ còn được phân biệt với các loài cáo khác bởi khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường mới. Mặc dù có tên là cáo đỏ, loài này thường có các cá thể với màu sắc khác, bao gồm bạch tạng và hắc tố.[6] Bốn mươi lăm phân loài hiện đang được công nhận,[7] chia làm hai nhóm chính: cáo lớn phía Bắc, và, cáo miền Nam nhỏ hơn ở châu Á và Trung Đông.[8]

Cáo thường sống cùng nhau theo cặp hoặc nhóm nhỏ bao gồm các gia đình, chẳng hạn như một cặp cáo bố mẹ và các con của chúng, hay một cáo đực với một số cáo cái có quan hệ họ hàng. Các cáo con ở lại với bố mẹ của chúng để được huấn luyện kỹ năng săn mồi.[9] Cáo đỏ chủ yếu ăn các loài gặm nhấm nhỏ, mặc dù chúng cũng có thể bắt thỏ, gà, loài bò sát, động vật không xương sống, và động vật móng guốc nhỏ.[10] Đôi khi chúng cũng ăn trái cây và các loại rau.[11] Mặc dù cáo đỏ có xu hướng giết những loài săn mồi nhỏ hơn, bao gồm các loài cáo khác, nó là loài dễ bị tổn thương trước các loài săn mồi khác như sói xám, sói đồng cỏ, chó rừng lông vàng, và các loài họ mèo cỡ vừa và lớn.[12]

Loài cáo đỏ loài có một lịch sử lâu dài gắn với con người, bị con người săn bắt nhiều để diệt trừ do gây hại đối với vật nuôi và để lấy lông trong nhiều thế kỷ, cũng như được thể hiện trong văn hóa dân gian của con người và trong thần thoại.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cáo đỏ được cho là dạng cáo chuyên biệt hóa hơn cáo Blanford, cáo thảo nguyên và cáo Bengal về kích thước và thích ứng với việc ăn thịt.[5] Tuy nhiên, nó không thích nghi cho chế độ ăn toàn thịt như cáo Tây Tạng.[13]

Cáo Bắc Cực

Cáo Kit

Cáo thảo nguyên

Cáo Rüppell

Cáo đỏ[14](Fig. 10)

Cáo Cape

Cáo Blanford

Cáo tai to châu Phi

Lửng chó

Cáo tai dơi

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này gốc từ lục địa Á-Âu, và có thể tiến hóa từ Vulpes alopecoides hay họ hàng V. chikushanensis ở Trung Quốc, cả hai đều sống ở thời kỳ Trung Villafranchian.[3] Hóa thạch sớm nhất của V. vulpes được phát hiện ở Barany, Hungary có tuổi khoảng 3.4 tới 1.8 triệu năm trước.[15] Tổ tiên cáo đỏ nhỏ hơn quần thể hiện tại.[3]

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện có 45 phân loài đã được công nhận, chia thành 2 nhóm:

  • Cáo phương bắc: kích thước lớn, lông sáng màu.
  • Cáo xám phương nam: Gồm các phân loài ở châu Á như griffithi, pusillaflavescens.

Cáo đỏ ở Trung Á có các đặc điểm trung gian của hai nhóm trên.

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Cáo đỏ (trái) và cáo thảo nguyên (phải) ngáp

Cáo đỏ có cơ thể thuôn dài với các chi tương đối ngắn. Đuôi dài hơn một nửa chiều dài cơ thể,[16] (70% phần còn lại của cơ thể),[17] đuôi phủ lông và chĩa xuống đất khi ở vị trí đứng. Đồng tử của chúng hình trái xoan.[16] Chúng có màng nháy, nhưng chỉ di chuyển khi chúng nhắm mắt. Chân trước có năm ngón, trong khi chân sau chỉ có bốn ngón và thiếu huyền đề.[18] Chúng rất nhanh nhen, có thể nhảy qua hàng ra cao hơn 2 mét (6 ft 7 in), và bơi tốt.[19] Con cái thông thường có bốn cặp núm vú,[16] mặc dù con cái có bảy, chín hoặc mười núm vú không phải là hiếm.[18] Tinh hoàn của con đực lại nhỏ hơn của cáo Bắc Cực.[20]

Hộp sọ của chúng tương đối hẹp và thuôn dài, với khối xương sọ nhỏ. Răng nanh của chúng khá dài. Lưỡng hình giới tính của hộp sọ dễ phân biệt hơn của cáo thảo nguyên, với con cái có hộp sọ nhỏ hơn con đực, khu vực mũi rộng hơn, cũng như có răng nanh dài hơn.[21]

Kích thước

[sửa | sửa mã nguồn]
Một con cáo đỏ đang bắt mồi
Cáo đỏ Alaska

Cáo đỏ là loài lớn nhất chi Vulpes (chi Cáo).[22] Tuy nhiên, cáo đỏ nhẹ hơn nhiều so với các loài chó cùng kích thước của chi Canis. Ví dụ, xương chi của chúng nhẹ hơn 30% so với xương của các loài chó cùng kích thước.[23] Chúng có kích thước hay đổi theo cá thể, giới tính, tuồi và biến thể địa lý. Trung bình, cáo đỏ trưởng thành cao 35–50 cm (14–20 in) tới vai và chiều dài cơ thể 45 đến 90 cm (18 đến 35 in) và đuôi dài 32 đến 53 cm (13 đến 21 in). Tai dài 7.7–12.5 cm (3–5 in) và chân sau 12–18.5 cm (5–7 in). Chúng nặng 2,2 đến 14 kg (4,9 đến 30,9 lb), con cái nhẹ hơn con đực từ 15–20%.[17][24]

Hộp sọ cáo đỏ trưởng thành 129–167 mm (5,1–6,6 in), con cái 128–159 mm (5,0–6,3 in).[5] Dấu chân trước dài 60 mm (2,4 in) và rộng 45 mm (1,8 in), dấu chân sau dài 55 mm (2,2 in) và rộng 38 mm (1,5 in). Chúng phi nước kiệu ở vận tốc 6–13 km/h, và tốc độ tối đa 50 km/h. Chúng có sải chân 25–35 cm (9,8–13,8 in) khi đi với tốc độ bình thường.[25] Cáo đỏ Bắc Mỹ nói chung nhẹ hơn, cơ thể tương đối dài và có lưỡng hình giới tính mạnh. Cáo đỏ Anh nặng hơn, nhưng cơ thể ngắn.[26] Con cáo đỏ lớn nhất được ghi nhận ở đảo Anh là con đực, nặng 17.2 kg (38.1 lbs), dài 1,4 mét (4 ft 7 in), bị giết ở Aberdeenshire, Scotland đầu năm 2012.[27]

Giác quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù cáo đỏ có tầm nhìn hai mắt,[18] nhưng chủ yếu chúng chỉ có thể nhìn thấy vật khi vật chuyển động. Thính giác của chúng rất tốt, có thể nghe một con gà tuyết đen đổi chỗ ngủ ở cách xa 600 bước, một con quạ bay cách xa 0,25–0,5 kilômét (0,16–0,31 mi) và tiếng chuột kêu cách 100 mét (330 ft).[28] Chúng có thể xác định âm thanh trong một độ ở tần số 700–3,000 Hz, ít chính xác ở các tần số cao hơn.[19] Khứu giác của chúng cũng tốt, nhưng yếu hơn những giống chó chuyên đánh hơi.[28]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Hình tượng con cáo trong văn hóa

Cáo tượng trưng cho ranh ma, gian xảo, xảo quyệt, lọc lừa

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát What does the fox say? (The Fox) ("Con cáo kêu như thế nào?") của bộ đôi nghệ sĩ hài Ylvis (Na Uy)

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Gideon Grey & Nick Wilde trong phim Zootopia (Phi vụ động trời) của Walt Disney (Mỹ)

Văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

- Truyện ngụ ngôn dân gian Nga The Fox, the Rabbit and the Rooster (Cáo, Thỏ & Gà Trống)- Truyện ngụ ngôn Aesop:

  • The Ape and the Fox (Khỉ không đuôi & Cáo)
  • The Crab and the Fox (Cua & Cáo)
  • The Eagle and the Fox (Đại Bàng & Cáo)
  • The Fox and the Crow (Cáo & Quạ)
  • The Fox and the Grapes (Con Cáo & Chùm Nho)
  • The Fox and the Lion (Cáo & Sư Tử)
  • The Fox and the Mask (Con Cáo & Chiếc Mặt Nạ)
  • The Fox and the Sick Lion (Con Cáo & Sư Tử Bệnh)
  • The Fox and the Stork (Cáo & Hạc)
  • The Fox and the Weasel (Cáo & Chồn)
  • The Fox and the Woodman (Con Cáo & Tiều Phu)
  • The Fox, the Flies and the Hedgehog (Cáo, Bầy Ruồi & Nhím Gai)
  • The Frog and the Fox (Ếch & Cáo)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Macdonald, D.W.; Reynolds, J.C. (2008). 'Vulpes vulpes'. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013. Database entry includes justification for why this species is of least concern
  2. ^ Linnæus, Carl (1758). Systema naturæ per regna tria naturæ, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I (bằng tiếng La-tinh) (ấn bản thứ 10). Holmiæ (Stockholm): Laurentius Salvius. tr. 40.
  3. ^ a b c Kurtén 1968, tr. 115–116
  4. ^ Kurtén 1980, tr. 96, 174
  5. ^ a b c Heptner & Naumov 1998, tr. 480
  6. ^ Heptner & Naumov 1998, tr. 475–477
  7. ^ Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  8. ^ Heptner & Naumov 1998, tr. 473
  9. ^ Harris & Yalden 2008, tr. 413
  10. ^ Heptner, V. G. (Vladimir Georgievich); Nasimovich, A. A; Bannikov, Andrei Grigorevich; Hoffmann, Robert S, Mammals of the Soviet Union, v. 1 (1988), Washington, D.C.: Smithsonian Institution Libraries and National Science Foundation
  11. ^ Feldhamer, Thompson & Chapman 2003, tr. 529
  12. ^ Fedriani, J.M.; Palomares, F.; Delibes, M. (1999). Oecologia. 121: 138–148. doi:10.1007/s004420050915. JSTOR 4222449. Đã bỏ qua tham số không rõ |ti1tle= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Heptner & Naumov 1998, tr. 482
  14. ^ Lindblad-Toh, K.; Wade, C.M.; Mikkelsen, T.S.;. (2005). “Genome sequence, comparative analysis and haplotype structure of the domestic dog”. Nature. 438 (7069): 803–819. doi:10.1038/nature04338. PMID 16341006.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ PaleoDatabase collection No. 35369 Lưu trữ 2013-09-27 tại Wayback Machine, authorized by Alan Turner, Liverpool John Moores University. Entry by H. O'Regan, ngày 8 tháng 12 năm 2003
  16. ^ a b c Heptner & Naumov 1998, tr. 472
  17. ^ a b Larivière & Pasitschniak-Arts 1996
  18. ^ a b c Harris & Yalden 2008, tr. 409
  19. ^ a b Sillero-Zubiri, Hoffman & MacDonald 2004, tr. 132–133
  20. ^ Heptner & Naumov 1998, tr. 341
  21. ^ Heptner & Naumov 1998, tr. 478
  22. ^ Sillero-Zubiri, Hoffman & MacDonald 2004, tr. 129
  23. ^ Macdonald 1987, tr. 122–123
  24. ^ Burnie D and Wilson DE (eds.), Animal: The Definitive Visual Guide to the World's Wildlife. DK Adult (2005), ISBN 0789477645
  25. ^ Macdonald 1987, tr. 36
  26. ^ Sillero-Zubiri, Hoffman & MacDonald 2004, tr. 130
  27. ^ Wilkes, David (ngày 5 tháng 3 năm 2012). “'Largest fox killed in UK' shot on Aberdeenshire farm”. BBC News Online.
  28. ^ a b Heptner & Naumov 1998, tr. 561

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Allen, Glover Morrill (1938). “The mammals of China and Mongolia, Volume 1” (PDF). New York: American Museum of Natural History. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Bachrach, Max (1953). “Fur: a practical treatise”. New York: Prentice-Hall, 3rd edition. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Dale, Thomas Francis (1906). “The fox”. Longmans, Green, and Co. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Feldhamer, George A.; Thompson, Bruce Carlyle; Chapman, Joseph A. (2003). Wild mammals of North America: biology, management, and conservation. JHU Press. ISBN 0801874165.
  • Harris, Stephen; Yalden, Derek (2008). Mammals of the British Isles. Mammal Society; 4th Revised edition edition. ISBN 0906282659.
  • Heptner, V. G.; Naumov, N. P. (1998). Mammals of the Soviet Union Vol.II Part 1a, SIRENIA AND CARNIVORA (Sea cows; Wolves and Bears). Science Publishers, Inc. USA. ISBN 1886106819.
  • Kurtén, Björn (1968). “Pleistocene mammals of Europe”. Weidenfeld and Nicolson. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Kurtén, Björn (1980). “Pleistocene mammals of North America”. Columbia University Press. ISBN 0231037333. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Larivière, Serge; Pasitschniak-Arts, Maria (ngày 27 tháng 12 năm 1996). “Vulpes vulpes, MAMALLIAN SPECIES No. 537, pp. 1–11. 3 figs.(PDF). The American Society of Mammologists. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Macdonald, David (1987). “Running with the Fox”. Guild Publishing, London. ISBN 0816018863. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Merriam, Clinton Hart (1900). “Preliminary revision of the North American red foxes”. Washington Academy of Sciences. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Obsorn, Dale. J.; Helmy, Ibrahim (1980). “The contemporary land mammals of Egypt (including Sinai)”. Field Museum of Natural History. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Pocock, R. I. (1941). “Fauna of British India: Mammals Volume 2”. Taylor and Francis. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Potts, Allen (1912). “Fox hunting in America”. Washington: The Carnahan Press. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Sillero-Zubiri, Claudio; Hoffman, Michael; MacDonald, David W. (2004). Canids: Foxes, Wolves, Jackals and Dogs – 2004 Status Survey and Conservation Action Plan (PDF). IUCN/SSC Canid Specialist Group. ISBN 2831707862. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2011.
  • Smyers, Karen Ann (1999). The Fox and the Jewel: Shared and Private Meanings in Contemporary Japanese Inari Worship. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-2102-5. OCLC 231775156.
  • Spagnesi, Mario; De Marina Marinis, Maria (2002). Mammiferi d'Italia (PDF). Quaderni di Conservazione della Natura. ISSN 1592-2901.[liên kết hỏng]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Clapham, Richard (1922), Foxes, foxhounds and fox-hunting, London, Heath Cranton limited
  • Seton, Ernest Thompson (1909), Life-histories of northern animals: an account of the mammals of Manitoba, p. 706-48, New York City: Scribner
  • Zimen, Erik (1980) The Red Fox: Symposium on behaviour and ecology, Springer, ISBN 906193219X

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cáo đỏ. Wikispecies có thông tin sinh học về Cáo đỏ Tra Cáo trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Vulpes vulpes (Linnaeus, 1758) (TSN 180604) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • The Fox Website
  • Red Fox Lưu trữ 2007-07-07 tại Wayback Machine, National Geographic
  • Natural History of the Red Fox, Wildlife Online
  • Red Foxes Screaming Defensively, Educated Earth
  • Sacramento Valley red fox info1,
  • Sacramento Valley red fox info2
  • x
  • t
  • s
Các loài còn tồn tại của họ Chó
  • Giới: Động vật
  • Ngành: Dây sống
  • Lớp: Thú
  • Bộ: Ăn thịt
  • Phân bộ: Dạng chó
Chi AtelocynusA. microtis (Chó tai ngắn)
Chi Canis(Chó)
  • C. adustus (Chó rừng vằn hông)
  • Canis aureus (Chó rừng lông vàng)
  • Canis anthus (Sói vàng châu Phi)
  • C. latrans (Sói đồng cỏ)
  • C. lupus (Sói xám)
  • C. lupus arctos (Sói Bắc Cực)
  • C. lupus familiaris (Chó nhà)
  • C. mesomelas (Chó rừng lưng đen)
  • C. rufus (Sói đỏ Bắc Mỹ)
  • C. simensis (Sói Ethiopia)
Chi CerdocyonC. thous (Cáo ăn cua)
Chi ChrysocyonC. brachyurus (Sói bờm)
Chi CuonC. alpinus (Sói lửa)
Chi Lycalopex
  • L. culpaeus (Cáo culpeo)
  • L. fulvipes (Cáo Darwin)
  • L. griseus (Cáo xám Nam Mỹ)
  • L. gymnocercus (Cáo đồng cỏ Nam Mỹ)
  • L. sechurae (Cáo sa mạc Sechura)
  • L. vetulus (Cáo hoa râm)
Chi LycaonL. pictus (Chó hoang châu Phi)
Chi NyctereutesN. procyonoides (Lửng chó)
Chi OtocyonO. megalotis (Cáo tai dơi)
Chi SpeothosS. venaticu (Chó lông rậm)
Chi Urocyon
  • U. cinereoargenteus (Cáo xám)
  • U. littoralis (Cáo đảo)
Chi Vulpes(Cáo)
  • V. bengalensis (Cáo Bengal)
  • V. cana (Cáo Blanford)
  • V. chama (Cáo Cape)
  • V. corsac (Cáo corsac)
  • V. ferrilata (Cáo cát Tây Tạng)
  • V. lagopus (Cáo tuyết Bắc Cực)
  • V. macrotis (Cáo nhỏ Bắc Mỹ)
  • V. pallida (Cáo lông nhạt)
  • V. rueppellii (Cáo Rüppell)
  • V. velox (Cáo chạy nhanh)
  • V. vulpes (Cáo đỏ)
  • V. zerda (Cáo fennec)
Thể loại • Chủ đề
  • x
  • t
  • s
Các loài động vật có tình trạng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam
Ác là (Pica pica sericera) • Báo hoa mai (Panthera pardus) • Báo lửa (C. temminckii) • Bọ lá (P. succiforlium) • Bò tót Đông Dương (B. gaurus) • Bò xám (B. sauveli) • Bướm phượng cánh kiếm (P. antiphates) • Bướm phượng cánh sau vàng (T. h. hephaestus) • Cá chép gốc (P. merus) • Cá chình Nhật Bản (A. japonica) • Cá cóc Tam Đảo (P. deloustali) • Cá lợ lớn (C. muntitaentiata) • Cá mòi không răng (A. chacunda) • Cá mòi mõm tròn (N. nasus) • Cá mơn (S. formosus) • Bò biển (D. dugon) • Cá sấu nước mặn (C. porosus) • Cá sấu Xiêm (C. siamensis) • Cá toàn đầu (C. phantasma) • Cáo đỏ (V. vulpe) • Cầy giông sọc (V. megaspila) • Cầy rái cá (C. lowei) • Cheo cheo Việt Nam (T. versicolor) • Chó rừng lông vàng (C. aureus) • Hạc cổ đen (X. asiaticus) • Cò quăm lớn (P. gigantea) • Công lục (P. imperator) • Đồi mồi (E. imbricata) • Đồi mồi dứa (C. mydas) • Gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis) • Gà lôi lam mào đen (L. imperialis) • Gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi) • Gà so cổ da cam (A. davidi) • Gấu chó (U. malayanus) • Gấu ngựa (U. thibetanus) • Già đẫy lớn (L. dubius) • Hải sâm lựu (T. ananas) • Hải sâm vú (M.nobilis) • Lợn vòi (T. indicus) • Hổ (P. tigris) • Hươu vàng (C. porcinus) • Hươu xạ lùn (M. berezovskii) • Mèo ri (F. chaus) • Mi Langbian (C. langbianis) • Nai cà tông (C. eldi) • Nhàn mào (T. bergii cristata) • Niệc cổ hung (A. nipalensis) • Niệc đầu trắng (B. comatus) • Ốc anh vũ (N. pompilius) • Ốc đụn cái (T. niloticus) • Ốc đụn đực (T. pyrami) • Ốc kim khôi đỏ (C. rufa) • Ốc xà cừ (T. marmoratus) • Quạ khoang (C. torquatus) • Rắn hổ mang chúa (O. hannah) • Rùa da (D. coriacea) • Rùa hộp ba vạch (C. trifasciata) • Sao la (P. nghetinhensis) • Sóc bay sao (P. elegans) • Sói lửa (C. alpinus) • Thỏ rừng Trung Hoa (L. sinensis) • Trăn cộc (P. curtus) • Trâu rừng (B. arnee) • Triết bụng trắng (M nivalis) • Vích (C. olivacea) • Vịt mỏ ngọn (M. squamatus) • Voọc đầu trắng (T. f. poliocephalus) • Voọc Hà Tĩnh (T. f. hatinhensis) • Voọc mông trắng (T. f. delacouri) • Voọc mũi hếch Bắc Bộ (R. avunculus) • Voọc vá (P. n. nemaeus) • Vượn đen bạc má (N. c. leucogenis) • Vượn đen tuyền (N. c. concolor) • Vượn tay trắng (H. lar)

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Loài Cáo