Cạo Gió: Đừng Tưởng Ai Cũng Có Thể được Cạo
Có thể bạn quan tâm
Không phải cảm nào cũng đánh gió
Cạo gió (đánh gió) là cách dùng một số vật cứng như đồng xu, thìa muỗng “chà xát” vào cơ thể (thường là hai bên sống lưng) sau khi đã bôi dầu hoặc có dùng kèm một số vị thuốc khác (ngải cứu, cúc tần…). Nhiều người quanh năm chẳng chịu dùng thuốc mà lại nghiện cái món cạo gió này, mỗi khi nhức đầu, mệt mỏi họ đều nhờ người cạo.
Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Tại Việt Nam có quan niệm dân gian về trúng gió được hiểu là bị "gió" (hay "gió độc") nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng... Theo quan niệm này, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. Phương pháp này nhằm mục đích đả thông kinh mạch không cho khí huyết trì trệ từ đó làm cho con người đỡ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
Cạo gió thực sự thích hợp nhất khi bị cảm mạo phong hàn. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. .
Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: Một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể bị giảm sút; Hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng.
Có rất nhiều loại cảm: cảm cấm khẩu, cảm lạnh, cảm gió, cảm nắng… Muốn có một phương pháp cao gió hiệu quả, hợp lý thì trước hết phải phân biệt được bệnh lý. Đối với những cảm lạnh thông thường thì có thể áp dụng phương pháp cạo gió bằng đồng bạc xòe sẽ rất hiệu quả.
Tuy nhiên, khi bị cảm nắng thì không nên sử dụng phương pháp này vì nóng gặp nóng sẽ gây ra nguy hiểm. Khi cơ thể bị nhiễm nhiệt cao mà cạo gió (nhất là có kèm các loại dầu nóng) sẽ làm tăng sức nóng nên có thể gây ra xuất huyết não.
Những đối tượng tuyệt đối không được áp dụng
Đối với những người bi bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp cạo gió vì nó rất dễ dẫn đến hiện tượng tai biến mạch máu não.
Cạo gió ở trẻ em càng không nên, phương pháp này gây đau đớn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây xuất huyết trầm trọng nếu em đó bị sốt xuất huyết (với những triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu, mệt mỏi...). Trước hết là dưới tác động của lực cạo lên phần mềm sẽ làm tổn thương lớp biểu bì và các mô bên dưới, gây bầm dập, rướm máu, gây xuất huyết dưới da, trầy xước vùng cạo gió. Sau nữa, cạo gió là cơ hội gây nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm một số khuẩn lây lan qua đường máu thông qua vật dụng cạo gió được sử dụng qua nhiều người. Những người bị máu khó đông cũng không nên cạo gió vì có thể làm chảy máu khó cầm. Người có bệnh da liễu nghiêm trọng ở vị trí cạo (ví dụ bị lở loét) cũng không nên cạo vì có thể tăng nhiễm trùng. Phụ nữ có thai cũng thuộc đối tượng tránh thực hiện phương pháp này. Những lưu ý khi cạo gió - Vào mùa đông nên cạo gió ở những phòng kín gió, ấm áp. Mùa hè thì cần chọn những nơi thông thoáng để cạo. - Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuấthuyết. - Các cách cạo gió phải tuân theo thứ tự: từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ đằng trước ra đằng sau. Khi bị cảm lạnh với triệu chứng là hắt hơi, sổ mũi nhức đầu, ù tai thì phải đánh bắt đầu từ bên trên trán ở các huyệt đầu duy, thái dương xong rồi tiếp tục xuống vai rồi đánh đến các ngực đằng trước, rồi đến mạng sườn, đánh vào đằng sau của gáy hai bên hai đường kinh từ huyệt phong trì trở xuống đến kiên tỉnh rồi ra đằng sau lưng, khuỷu chân, gan bàn tay, gan bàn chân bao giờ cũng đánh cuối cùng. - Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh bị cảm lại. Bệnh nhân cần mặc đồ kín, nằm nghỉ ngơi sau khi cạo. Nếu sau khi cạo gió mà các triệu chứng trúng gió không hết hoặc có chiều hướng tăng thêm (cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đau đầu… tăng hơn) thì người bệnh cần được đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được phát hiện và điều trị chính xác bệnh của mình.
Theo Theo SKGĐTừ khóa » Cạo Gió Khi Bị đau đầu
-
Mách Bạn 5 Cách Cạo Gió Chuẩn Cho Từng Loại Bệnh
-
Cạo Gió đúng Cách - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cạo Gió Giải Cảm Tùy Tiện Có Thể Dẫn Tới Tử Vong
-
Bắt Gió Trị đau Nhức đầu Nhanh Chóng? - OTiV
-
5 Loại Bệnh, 5 Cách Cách Cạo Gió Khác Nhau
-
Cách đánh Cảm Bằng Dầu Gió đảm Bảo An Toàn Và Hiệu Quả
-
Cạo Gió Thế Nào Cho đúng?
-
Trúng Gió Do đâu Và Cách Xử Trí Khi Bị Trúng Gió?
-
Cạo Gió - Đánh Cảm - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cạo Gió Và Những điều Cần Lưu ý - VnExpress Sức Khỏe
-
Có Nên Cạo Gió Khi Cơ Thể Nhức Mỏi? - VnExpress Sức Khỏe
-
Bác Sĩ Đông Y Hướng Dẫn Cạo Gió đúng Cách - Dân Sinh
-
Cạo Gió – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Ai Không được Cạo Gió ? - VJcare