Cao Răng đen Là Gì? 5 Cách Làm Sạch Mảng Bám đen Trên Răng Tốt ...
Có thể bạn quan tâm
Mảng bám trên răng dần chuyển sang màu nâu, đen, gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cao răng đen thường xảy ra do những nguyên nhân như: không lấy cao răng định kỳ, cao răng bị nhiễm máu, hút thuốc, thường xuyên sử dụng thực phẩm sẫm màu và bệnh lý sâu răng. Việc sử dụng chanh, baking soda, vỏ cam hoặc giấm trắng có thể cải thiện hiện tượng trên nhưng muốn khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn cần đến nha khoa.
- 1. Cao răng đen là gì
- 2. Cao răng đen hình thành từ đâu
- 2.1. Do không lấy cao răng định kỳ
- 2.2. Nhiễm máu khiến cao răng chuyển màu đen
- 2.3. Do hút thuốc, dùng thực phẩm có màu
- 2.4. Các đốm đen do sâu răng lan rộng
- 3. Cao răng đen có nguy hiểm không
- 3.1. Gây viêm nướu, viêm nha chu
- 3.2. Gây hôi miệng
- 3.3. Tụt nướu, tiêu xương, mất răng
- 4. Răng bị mảng bám đen phải làm sao
- Đánh răng và sử dụng chỉ định hợp lý
- Hạn chế tiếp xúc với chất gây ố vàng
- Định kỳ đi khám và làm sạch răng
- Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
- 5. Cách làm sạch mảng bám đen trên răng tự nhiên
- 4.1. Cách làm sạch mảng bám đen trên răng bằng chanh
- 4.2. Cách làm hết mảng bám đen trên răng với baking soda
- 4.3. Làm sạch mảng bám đen trên răng cho bé với vỏ cam
- 4.4. Cách lấy mảng bám đen trên răng bằng giấm trắng
- 4.5. Tới nha khoa tẩy sạch cao răng đen
- 6. Làm sao để hạn chế mảng bám đen trên răng
1. Cao răng đen là gì
Cao răng đen là lớp vật chất cứng được hình thành từ những mảng bám, vôi răng tích tụ lâu ngày trên răng không được làm sạch. Chúng có thể tồn tại ở cả trên bề mặt thân răng và dưới nướu.
Mảng bám trên răng ban đầu sẽ có màu vàng. Sau một khoảng thời gian, chúng sẽ dần dần chuyển thành màu nâu, xám và đen. Còn cao răng ở bên dưới nướu thì luôn có màu đen. Nếu như không được làm sạch hoặc loại bỏ sớm, vi khuẩn tích tụ ở cao răng sẽ phá hủy dần men răng, tấn công xuống mô nướu và gây nên bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.
2. Cao răng đen hình thành từ đâu
Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu đã chia sẻ, cao răng đen thường xuất hiện do những nguyên nhân như: không lấy cao răng định kỳ, cao răng bị nhiễm máu, hút thuốc, thường xuyên sử dụng thực phẩm sẫm màu và bệnh lý sâu răng.
2.1. Do không lấy cao răng định kỳ
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho cao răng chuyển sang màu đen là không lấy cao răng định kỳ. Trên thực tế, cao răng không thể làm sạch hoàn toàn nếu như chỉ vệ sinh tại nhà. Trong trường hợp cao răng tồn tại quá lâu, chúng sẽ chuyển sang màu đen, gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy, cao răng còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng hoặc viêm tủy răng.
2.2. Nhiễm máu khiến cao răng chuyển màu đen
Chải quá mạnh, dùng bàn chải cứng hoặc các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu có thể gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Dần dần, cao răng màu vàng sẽ hấp thụ các sắc tố đỏ của máu. Lâu ngày, chúng bị đông cứng lại và cuối cùng chuyển thành màu đen.
2.3. Do hút thuốc, dùng thực phẩm có màu
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, những loại thực phẩm sẫm màu như socola, trà, cà phê… chính là tác nhân khiến cho cao răng chuyển sang màu đen. Bởi mảng bám, cao răng rất dễ bị nhiễm màu của thực phẩm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Viện Nha khoa Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng, các chất hóa học trong thuốc lá có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng của răng, gây ra cao răng và các vấn đề liên quan đến răng miệng khác. Chưa hết, các chất độc hại có trong thuốc lá như Nicotine, hắc ín… còn tác động không tốt tới các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là phổi.
2.4. Các đốm đen do sâu răng lan rộng
Sâu răng là bệnh lý liên quan đến răng miệng mà không ít người gặp phải. Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý trên là thân răng chuyển sang màu nâu hoặc đen. Hiện tượng trên xảy ra là do vi khuẩn gây sâu răng tấn công và làm cho men răng bị hư tổn.
Bệnh sâu răng càng nghiêm trọng, những đốm đen trên răng sẽ càng lan rộng, thậm chí, toàn bộ răng đều sẽ chuyển sang màu đen.
3. Cao răng đen có nguy hiểm không
Hiện tượng cao răng đen không được điều trị sớm sẽ cực kỳ nguy hiểm. Bởi chúng gây nên bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương và mất răng.
3.1. Gây viêm nướu, viêm nha chu
Cao răng chính là nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Sau một thời gian, vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển và tấn công dần xuống nướu. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm nướu và viêm nha chu. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày.
3.2. Gây hôi miệng
Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, cao răng là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Trong số đó có rất nhiều chủng loại vi khuẩn kỵ khí. Chúng sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu, làm bạn trở nên tự ti và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
3.3. Tụt nướu, tiêu xương, mất răng
Về bản chất, cao răng có khả năng làm đứt những liên kết giữa nướu và chân răng. Nếu như bạn không có phương án xử kịp thời, phần nướu răng sẽ dần bị tụt xuống và làm chân răng bị lộ ra ngoài.
Điều đó tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công xương hàm và gây tiêu xương. Thậm chí, bạn còn có thể bị mất răng vĩnh viễn do chân răng không bám chắc trên cung hàm. Khi đó, bạn cần tiến hành trồng răng giả để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
4. Răng bị mảng bám đen phải làm sao
Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ tại Nha Khoa Paris Bà Triệu, đưa ra những lời khuyên và phương pháp khắc phục tình trạng răng bị mảng bám đen như sau:
Đánh răng và sử dụng chỉ định hợp lý
Hãy chắc chắn đánh răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày bằng cách sử dụng kem đánh răng chứa fluoride. Bạn cũng nên sử dụng chỉ định hợp lý để làm sạch các vùng trên men răng mà bàn chải không thể tiếp cận được.
Hạn chế tiếp xúc với chất gây ố vàng
Để tránh tình trạng cao răng đen, hạn chế tiếp xúc với thuốc lá, cà phê, rượu và nước ngọt có ga. Nếu bạn tiêu thụ những loại thực phẩm có màu sắc mạnh, hãy nhai nhẹ hoặc súc miệng bằng nước sau khi ăn để giảm thiểu tác động của chúng lên răng.
Định kỳ đi khám và làm sạch răng
Điều trị tại nha khoa định kỳ là một phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng cao răng đen. Bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và vết ố trên răng của bạn bằng cách sử dụng các công nghệ và quy trình chuyên nghiệp. Điều này giúp răng của bạn trở nên sáng hơn và ngăn ngừa tình trạng cao răng đen tái phát.
Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
Ăn uống một chế độ cân bằng và lành mạnh không chỉ có lợi cho sức khỏe chung mà còn giúp duy trì răng miệng khỏe mạnh. Hạn chế ăn đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều chất gây ố vàng, và hãy uống đủ nước để giữ cho miệng luôn ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nuôi dưỡng men răng.
5. Cách làm sạch mảng bám đen trên răng tự nhiên
Các cách để làm sạch mảng bám đen trên răng tự nhiên là: thể sử dụng chanh, baking soda, vỏ cam và giấm trắng tại nhà. Tuy nhiên, muốn loại bỏ cao răng nhanh chóng nhất, bạn vẫn nên tới nha khoa.
4.1. Cách làm sạch mảng bám đen trên răng bằng chanh
Chanh là loại quả có chứa một lượng axit citric rất lớn. Khi chúng tiếp xúc với men răng sẽ có tác dụng làm mềm mảng bám và cao răng. Nếu như bạn kiên trì áp dụng, cao răng sẽ dần bị bong ra ngoài.
Cách thực hiện tẩy mảng bám đen trên răng như sau:
Bước 1: Lấy 1 quả chanh tươi và vắt lấy nước cốt vào 1 chiếc bát sạch.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng chấm vào nước cốt và chải răng như bình thường.
Bước 3: Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước sạch.
Tuy nhiên, do hàm lượng axit trong chanh khá cao nên nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới men răng. Vì vậy, mỗi tuần, bạn chỉ nên làm sạch cao răng bằng chanh 2 – 3 lần/tuần.
4.2. Cách làm hết mảng bám đen trên răng với baking soda
Baking soda là một chất có khả năng tẩy rửa ở mức độ nhẹ nên bạn có thể sử dụng để làm sạch cao răng tại nhà. Dần dần, baking soda sẽ bào mòn cao răng. Không chỉ vậy, chúng còn tạo ra môi trường kiềm và ức chế vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho một lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải.
Bước 2: Rắc trực tiếp 1 ít bột baking soda lên kem đánh răng
Bước 3: Chà răng nhẹ nhàng như bình thường trong khoảng 2 phút.
Bước 4: Làm sạch miệng bằng nước sạch.
Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa, baking soda sẽ gây hại tới men răng nếu như bạn lạm dụng. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng theo phương pháp trên khoảng 1 – 2 lần/tuần.
4.3. Làm sạch mảng bám đen trên răng cho bé với vỏ cam
Trong thành phần của vỏ cam chứa khá nhiều limonene – một hợp chất có tác dụng loại bỏ cao răng. Bên cạnh đó, do cam có hương vị dịu nhẹ nên rất phù hợp để sử dụng cho trẻ em.
Bạn chỉ cần lấy mặt trong của vỏ cam để chà xát lên bề mặt thân răng trong vòng 2 phút. Sau đó, bạn hướng dẫn trẻ đánh răng và súc miệng lại bằng nước sạch như bình thường. Nếu như các bé kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian dài, hiện tượng cao răng đen sẽ dần dần chuyển biến tích cực.
4.4. Cách lấy mảng bám đen trên răng bằng giấm trắng
Trong giấm trắng cũng chứa lượng lớn axit axetic. Loại axit trên có thể kích hoạt quá trình khử khoáng của răng, từ đó khiến vôi răng đen dễ bị bong ra hơn.
Bạn cần pha 2 thìa giấm và 1/2 thìa muối tinh khiết vào trong cốc nước ấm. Sau đó, bạn sử dụng dung dịch trên để súc miệng 2 lần mỗi tuần. Bạn không nên quá lạm dụng bởi axit trong giấm có thể bào mòn men răng và gây ê buốt kéo dài.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
4.5. Tới nha khoa tẩy sạch cao răng đen
Thực tế toàn bộ các phương pháp cạo vôi răng bằng nguyên liệu tự nhiên như chanh, giấm hay vỏ cam chỉ có thể làm sạch mảng bám trên răng ở 1 mức độ nhất định. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả, bạn cũng cần thời gian tương đối dài. Không những thế, nếu sử dụng những nguyên liệu có tính axit mạnh không cẩn thận, men răng còn có thể bị tổn hại.
Để loại bỏ cao răng đen nhanh chóng, cách tốt nhất là áp dụng kỹ thuật nha khoa. Thay vì việc dùng một dụng cụ sắc nhọn để cạo vôi răng như phương pháp truyền thống, các bác sĩ sẽ đưa đầu máy siêu âm chuyên dụng xung quanh răng, giữa kẽ răng và bên dưới nướu. Sóng siêu âm từ từ phân ra các mảng bám và vôi răng cứng chắc mà không gây ảnh hưởng tới các mô mềm xung quanh.
Thông thường, quá trình lấy cao răng đen kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Với những người có nhiều vôi răng thì thời gian thực hiện có thể lâu hơn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
3.799 lượt đăng ký6. Làm sao để hạn chế mảng bám đen trên răng
Để ngăn chặn cao răng đen thì những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng. Bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Thực hiện chải răng mỗi ngày 2 lần với kem đánh răng chứa Flour.
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng hoặc máy tăm nước.
Hạn chế các thực phẩm đậm màu, tích cực ăn nhiều rau xanh.
Bỏ hút thuốc lá.
Thăm khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Hy vọng những chia sẻ của Nha Khoa Paris về mảng bám cao răng đen đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu như gặp tình trạng trên, biện pháp tốt nhất là tới nha khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn giải pháp tối ưu.
Từ khóa » Cao Răng đen Là Gì
-
Cách Lấy Cao Răng Bị đen Tại Nhà Như Thế Nào? Có Hiệu Quả Không?
-
Cao Răng Màu đen: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cao Răng Màu đen: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cách Loại Bỏ đốm đen ở Răng | Vinmec
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mảng Bám đen Trên Răng
-
Cao Răng Đen - Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa | Colgate®
-
Cao Răng Đen Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Lấy Cao ...
-
Răng Bị Mảng Bám đen Do đâu Và Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Nhất
-
Cao Răng đen Là Gì? Hướng Dẫn Cách Loại Bỏ HIỆU QUẢ Nhất
-
Đừng để Cao Răng Màu đen Cướp đi Nụ Cười Của Bạn!
-
Hướng Dẫn Chữa Chân Răng Bị đen Ngay Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
-
(Vôi Răng) Cao Răng Màu đen Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả Chỉ Sau 15'