Cao Răng Là Gì? Bao Lâu Thì Nên đi Lấy Cao Răng Một Lần

Cao răng là gì? Bao lâu thì nên đi lấy cao răng? Lấy cao răng có đau không? Những ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe răng miệng như thế nào… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều tìm kiếm và quan tâm hiện nay…

Bài viết sau đây phòng khám đa khoa Pasteur xin chia sẻ các kiến thức đầy đủ cho mọi người hiểu rõ hơn về vấn thế này 1 cách cụ thể và chi tiết nhất..

Mục lục

Toggle
  • 1/ Cao răng là gì
  • 2/ Nguyên nhân hình thành nên cao răng
  • 3/ Những ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe
  • 4/ Các cách phòng ngừa 
  • 5/ Lấy cao răng có đau không
  • 6/ Lấy cao răng ở đâu tốt tại Đà Nẵng

1/ Cao răng là gì

Cao răng (vôi răng) là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…) lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.

Cao Răng Là Gì?

2/ Nguyên nhân hình thành nên cao răng

Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
  • Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
  • Không biết cách chải răng đúng sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.

3/ Những ảnh hưởng của cao răng đến sức khỏe

Mảng bám tích tụ nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…

– Tác nhân gây ra các bệnh: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…

– Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.

– Tụt nướu làm lộ chân răng.

– Nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng như: Viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Đặc biệt có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

4/ Các cách phòng ngừa 

– Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.

– Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn sót ở vùng kẽ răng.

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất.

– Không hút thuốc. Những người hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác làm tăng khả năng hình thành cao răng.

– Khám và lấy cao răng theo định kỳ 6 tháng/lần theo sự chỉ định của nha sĩ.

Khám Và Lấy Cao Răng Theo Định Kỳ 6 Tháng/Lần Theo Sự Chỉ Định Của Nha Sĩ.

5/ Lấy cao răng có đau không

– Nếu đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

– Nếu cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

6/ Lấy cao răng ở đâu tốt tại Đà Nẵng

Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn + trao đổi cũng như khám sức khỏe răng miệng nói chung và lấy cao răng nói riêng tại Đà Nẵng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 của phòng khám Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như đặt lịch khám và điều trị nhanh nhất.

Xem thêm

  • Biến chứng khi mọc răng khôn
  • Bệnh nha chu là gì? các cách điều trị
  • Tẩy trắng răng có ảnh hường đến sức khỏe răng miệng?
Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Thế Nào Là Cao Răng Huyết Thanh