Cao Su Thiên Nhiên: Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Phân Tích ưu Nhược điểm
Có thể bạn quan tâm
Nệm cao su thiên nhiên là một trong những dòng sản phẩm được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh giá cả, chất lượng, nhiều người tiêu dùng cũng rất băn khoăn về nguồn gốc cao su thiên nhiên là gì, sự khác biệt giữa cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Có nên sử dụng nệm cao su thiên nhiên thay vì nệm cao su tổng hợp để tiết kiệm chi phí?
Trong bài viết sau đây, Vua Nệm gửi đến bạn đọc tất tần tật thông tin về chất liệu cao su tự nhiên nhằm giúp người tiêu dùng có cho mình những kiến thức chuẩn xác nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1.Tổng quan về cao su thiên nhiên
- 1.1. Nguồn gốc cây cao su
- 1.2. Cao su thiên nhiên nhiên là gì
- 2. Phương pháp điều chế cao su tự nhiên
- 2.1. Điều chế cao su thiên nhiên bằng phương pháp Dunlop
- 2.2. Điều chế cao su thiên nhiên bằng phương pháp Talalay
- 3. Phân tích ưu nhược điểm của nệm cao su thiên nhiên
- 3.1. Ưu điểm cao su nệm thiên nhiên
- 3.1.1. Tính an toàn cao
- 3.1.2. Thân thiện môi trường
- 3.1.3. Tuổi thọ cao
- 3.1.4. Độ đàn hồi cao
- 3.1. Ưu điểm cao su nệm thiên nhiên
- 3.2. Nhược điểm cao su thiên nhiên
- 4. So sánh cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
- 5. Ứng dụng của cao su
- 5.1. Sản xuất lốp xe
- 5.2. Sản xuất nệm
- 5.3. Ngành xây dựng
- 5.4. Ngành y tế
- 4.5. Ngành thủy điện
1.Tổng quan về cao su thiên nhiên
1.1. Nguồn gốc cây cao su
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến cái tên Christopher Columbus – nhà thám hiểm vĩ đại người Ý có công phát hiện ra Châu Mỹ. Khi đặt chân đến “thế giới mới” này, ông thấy rằng tộc người Haiti nơi đây thường chơi với những quả bóng có khả năng đàn hồi và độ nảy rất tốt. Quả bóng này được làm từ nhựa của một loại cây mà người bản địa hay gọi với cái tên “caw-uchu” hay dịch nôm na là cây khóc.
Đây được xem là lần đầu tiên cây cao su thiên nhiên được biết đến rộng rãi trên thế giới. Sau đó, chúng được gọi bằng cái tên “Hevea Brasiliensis”, là nguồn gốc của cao su thiên nhiên ngày nay. Có một ghi chép rằng người Maya cổ đại cũng đã phát hiện ra lợi ích của mủ cao su và ứng dụng chúng trong sinh hoạt từ lâu về trước.
1.2. Cao su thiên nhiên nhiên là gì
Cao su thiên nhiên (hay còn được gọi là cao su tự nhiên) được lấy mủ cây cao su Hevea Brasiliensis, là chất lỏng màu trắng đục tương tự như sữa bò chứa bên dưới vỏ cây. Cây Hevea Brasiliensis trưởng thành ở năm thứ bảy và có thể khai thác liên tục trong khoảng 30 năm. Năng suất mủ cao su dao động trung bình khoảng 2,5 tấn trên 1 hecta. Tại các nông trường cao su lớn hơn, năng suất có thể cao gấp bốn lần so với con số trên.
Thời xa xưa, mủ cao su tự nhiên thường sản xuất trên khu vực Amazon với số lượng lớn. Sau đó, các nước đế quốc đã đem loại cây trồng này về các nước thuộc địa như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và các vùng Viễn Đông khác do vị trí địa lý và khí hậu tại các nước thuộc địa này cực kỳ phù hợp để sản xuất và thu hoạch cao su tự nhiên. Ngày nay, hơn 90% tổng sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới đến từ các quốc gia châu Á, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka và tất nhiên không thể thiếu Việt Nam.
TOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-25%(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot2. Phương pháp điều chế cao su tự nhiên
Cao su tự nhiên được thu hoạch từ nhựa cây Hevea Brasiliensis nhờ phương pháp cạo mủ. Cụ thể, người ta cắt một dải vỏ cây mỏng theo chiều ngược xuống để mủ cây có thể chảy ra và được thu thập trong những cái thùng nhỏ hoặc chén nhỏ. Nhựa mủ cao su có thể chảy liên tục trong 6 tiếng đồng hồ.
Được biết, để sản xuất ra một chiếc nệm cao su tự nhiên, người ta có thể phải cần tới 120 lít nhựa mủ, tương đương với việc phải thu hoạch nhựa cây cao su trên một diện tích rộng 12 hecta. Chẳng trách sao giá thành của nệm cao su tự nhiên lại cao ngất ngưởng như thế phải không?
Có hai phương pháp chính được sử dụng trong quy trình sản xuất nệm cao su thiên nhiên là Dunlop và Talalay nhưng về cơ bản, chúng đều dựa trên nguyên lý chung là dùng một số chất để trùng ngưng mủ cao su khiến bọt cao su chuyển từ dạng lỏng thành dạng rắn.
2.1. Điều chế cao su thiên nhiên bằng phương pháp Dunlop
Phương pháp xử lý Dunlop được phát triển lần đầu tiên vào năm 1929. Quá trình này tuân theo các bước sau:
Bước 1: Hỗn hợp mủ cao su được đánh tơi thành bọt cao su
Bước 2: Bọt cao su được đổ vào khuôn để tạo hình và chuyển vào một chiếc lò đặc biệt, lúc này bọt cao su đã chuyển từ thể lỏng sang rắn
Bước 3: Sau đó, khối cao su được lấy ra khỏi khuôn và làm sạch bằng nước
Bước 4: Cao su được làm khô bằng không khí nóng lần thứ hai để loại bỏ độ ẩm dư thừa.
Cao su tự nhiên thu được từ phương pháp Dunlop khá đậm đặc. Sự phân bổ không đồng đều của hỗn hợp khiến nệm cao su tự nhiên được sản xuất từ phương pháp này khá nặng ở phần đáy (mật độ mủ cao su đậm đặc hơn) và mềm mại, tơi xốp hơn ở phía trên.
2.2. Điều chế cao su thiên nhiên bằng phương pháp Talalay
Được ứng dụng từ thời thế chiến thứ 2, Talalay là một phương pháp điều chế cao su tự nhiên tiến tiến hơn và nhiều kỹ năng chuyên sâu hơn phương pháp Dunlop. Quá trình Talalay tuân theo các bước sau:
Bước 1: Đổ bọt cao su lỏng vào khuôn (tương tự như phương pháp Dunlop); tuy nhiên, khuôn chỉ được đổ đầy một phần
Bước 2: Khuôn được niêm phong bằng chân không khiến mủ cao su giãn ra, giúp mật độ cao su phân bổ đều
Bước 3: Mủ cao su tiếp tục được đông lạnh bằng đèn flash để đẩy toàn bộ khí cacbon đi-ô-xít ra ngoài. Điều này làm cho bọt cao su nhẹ hơn và thoáng khí hơn khi chuyển thành thể rắn
Bước 4: Mủ cao su được làm khô bằng không khí nóng
Bước 5: Mủ được lấy ra khỏi khuôn, rửa sạch và sấy khô
Những bước bổ sung này giúp cao su tự nhiên có độ đồng nhất cao hơn. Cao su tự nhiên điều chế từ phương pháp Talalay nhẹ, mịn hơn và ít đặc hơn so với phương pháp Dunlop.
3. Phân tích ưu nhược điểm của nệm cao su thiên nhiên
3.1. Ưu điểm cao su nệm thiên nhiên
3.1.1. Tính an toàn cao
Cao su thiên nhiên là một chất liệu tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng bởi chúng được làm 100% từ mủ cây cao su và không bao gồm các chất độc hại cho cơ thể. Khi nằm nệm cao su thiên nhiên, người tiêu dùng không phải đối mặt với các nguy cơ như bệnh đường hô hấp hay các bệnh về da liễu do vi khuẩn và bụi mạt khó có cơ hội xâm nhập vào bên trong nệm (trừ khi nệm đã hết tuổi thọ).
Đọc thêm: Khi nào cần thay nệm mới? Tác hại không tưởng của nệm cũ
3.1.2. Thân thiện môi trường
Vòng đời của một cây cao su có thể kéo dài đến 100 năm và người ta có thể khai thác nhựa cao su trong khoảng 30 năm. Sau thời gian này, dù cây cao su bước vào độ tuổi “về hưu” nhưng gỗ của nó vẫn được tiếp tục khai thác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người.
Bên cạnh đó, cây cao su còn đóng vai trò lớn trong việc loại bỏ chất Cacbon dioxit trong không khí, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Sau thời gian sử dụng, nệm cao su tự nhiên còn có thể tự phân hủy sinh học mà không gây hại cho môi trường.
3.1.3. Tuổi thọ cao
Tuổi thọ của nệm/gối được làm từ cao su thiên nhiên thuộc dạng “khủng” nhất trên thị trường hiện nay, có thể lên đến 25-40 năm. Mặc dù các sản phẩm cao su thiên nhiên có giá thành cao nhưng nếu chia nhỏ số tiền tương ứng với số năm một gia đình có thể sử dụng sản phẩm thì con số này lại khá hợp lý.
3.1.4. Độ đàn hồi cao
Độ đàn hồi và độ nảy là đặc tính nổi bật nhất ở cao su tự nhiên. Theo đó, cao su tự nhiên có thể kéo căng ở độ dài gấp 9 lần trạng thái ban đầu của nó mà không bị tổn hại. Chính vì thế, các sản phẩm từ cao su tự nhiên như nệm, gối có khả năng nâng đỡ cơ thể rất tốt.
3.2. Nhược điểm cao su thiên nhiên
Nệm cao su thiên nhiên có trọng lượng khá nặng và không thể gấp gọn khiến cho việc di chuyển và phơi phóng khá khó khăn. Trong thời gian đầu sử dụng, bạn sẽ ngửi mùi hắc của cao su ở sản phẩm. Bên cạnh đó, nệm cao su thiên nhiên có giá thành khá cao.
4. So sánh cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
Không phải tất cả nệm/gối cao su đều được sản xuất 100% thiên nhiên. Cao su tổng hợp được cấu thành từ nhiều chất liệu khác nhau và thường được làm bằng một loại nhựa gọi là Styrene-Butadiene Rubber (SBR) hoặc Cao su Styrene Butadiene. Loại nhựa này thường được sử dụng để sản xuất các loại cỏ nhân tạo. Mặc dù vẫn có một số tranh cãi xung quanh nhựa SBR nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng hóa chất này hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
Nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su nhân tạo đều có những điểm giống nhau là độ đàn hồi tốt, độ bền cao nhưng nệm cao su tổng hợp sẽ kém hơn một chút. Bên cạnh đó, nệm cao su tổng hợp được đánh giá chưa tốt về độ thoáng khí so với nệm cao su thiên nhiên. Bù lại, chúng có giá thành rẻ hơn cao su thiên nhiên rất nhiều.
Ngoài ra, thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm nệm cao su tổng hợp kém chất lượng và bị pha trộn nhiều tạp chất có hại cho cơ thể. Người tiêu dùng cần tỉnh táo và chọn mua nệm cao su tổng hợp tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Nhìn chung, chất liệu cao su 100% thiên nhiên tất nhiên lúc nào cũng tốt hơn cho sức khỏe người nằm. Nếu có điều kiện, bạn nên mua cao su tự nhiên của các hãng uy tín như Liên Á, Kim Cương, Gummi, Vạn Thành,…
5. Ứng dụng của cao su
5.1. Sản xuất lốp xe
Trong ngành sản xuất lốp xe, nguyên liệu phải đảm bảo các yếu tố quan trọng như khả năng bám dính tốt, hạn chế sự mài mòn do tác động lực ma sát và độ đàn hồi tốt vì lốp xe là bộ phận chịu trọng tải rất nặng. Để bảo đảm các tiêu chí an toàn cho người lái xe, người ta thấy rằng cao su chính là vật liệu lý tưởng nhất để sản xuất bộ phận này.
Có 2 loại cao su được sử dụng để sản xuất lốp xe là cao su tự nhiên và nhân tạo. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất cũng ưa chuộng sử dụng hỗn hợp cao su tổng hợp và cao su tự nhiên. Tuy vậy, thông thường cao su tự nhiên chỉ được sử dụng để làm các lốp xe nhỏ, ít chịu lực ép lớn. Trong khi đó, cao su tổng hợp lại được ứng dụng rộng rãi hơn do tính chất bền, chịu được áp lực cao và giá thành cũng rẻ hơn cao su tự nhiên.
Bên cạnh cao su, các chất phụ gia, chất lưu hóa, chất độn cũng được thêm vào để góp phần tạo nên kết cấu vững chắc cho lốp xe. Các phụ phẩm này chiếm khoảng 40 đến 70% chất liệu cấu thành lốp xe.
5.2. Sản xuất nệm
Đặc điểm của mủ cao su là không thấm khí và nâng đỡ trọng lượng tốt, bên cạnh đó thành phần tự nhiên của cao su cực kỳ an toàn cho sức khỏe nên các sản phẩm nệm cao su được người tiêu dùng khá ưa chuộng, đặc biệt là tại Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đã sử dụng cao su tự nhiên để sản xuất những tấm nệm chất lượng nhất, thậm chí đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thế giới như Vạn Thành, Liên Á, Kim Cương, Gummi,..
5.3. Ngành xây dựng
Nhờ khả năng đàn hồi tốt, cao su được ứng dụng trong ngành xây dựng với mục đích giảm xóc, giảm rung ở các phần giá đỡ máy móc. Một số sản phẩm có thể kể là cao su ốp cột, ống cao su, thảm cao su,…
5.4. Ngành y tế
Một số sản phẩm có thể kể tên là găng tay y tế, ống cao su y tế, nút cao su y tế,…
4.5. Ngành thủy điện
Nhờ đặc tính không thấm nước, cao su còn được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các dụng cụ bơi, lặn, nút lót bể chứa,…
KẾT LUẬNHy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về cao su thiên nhiên. Chúc bạn sớm tìm được sản phẩm cao su thiên nhiên ưng ý cho mình nhé!
———
4/5 - (1 lượt bình chọn)TOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%(Quà tặng 7 món với độ dày 10cm) Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-25%(Tặng tinh dầu) Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ9.899.250đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm HotTừ khóa » Các Loại Mủ Cao Su Thiên Nhiên
-
Our Quality Your Comfort - CAO SU THIÊN NHIÊN - KYMDAN
-
Chế Biến Và Phân Loại Cao Su Thiên Nhiên - Euro One
-
Cao Su Tự Nhiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM CAO SU THIÊN NHIÊN ĐƯỢC SỬ ...
-
Cao Su Thiên Nhiên Là Gì? Lưu ý, ứng Dụng Bạn Cần Biết | GCS
-
Cao Su Thiên Nhiên - .vn
-
Giải đáp Cao Su Thiên Nhiên Là Gì? Ưu điểm Và ứng Dụng Của Chúng
-
Mủ Cao Su Và Sơ Chế Mủ Cao Su Thiên Nhiên
-
Cao Su Thiên Nhiên Là Gì? Đặc điểm Và ứng Dụng Trong đời Sống
-
Phân Biệt Nệm Cao Su Thiên Nhiên Và Cao Su Tổng Hợp - Đệ Nhất Nệm
-
Cao Su Latex Là Gì? Phân Loại Cao Su Latex - SHIZU Co., Ltd
-
Cao Su Là Gì? Cách Phân Biệt Cao Su Thiên Nhiên Và Nhân Tạo?
-
CAO SU SVR 3L (TSR 3L) LÀ GÌ? - APT Rubber