Cao Tốc Ninh Bình - Thanh Hóa được đầu Tư Theo Hình Thức PPP
Có thể bạn quan tâm
Cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa dài 63,3 km được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Dưới đây, Invert sẽ đưa đến bạn đọc những thông tin sơ bộ về tiến độ thi công cũng như thiết kế cao tốc đoạn Mai Sơn Thanh Hóa đến Quốc Lộ 45 Thanh Hóa.
Thông tin nhanh về cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa (QL45)
Tên dự án: Cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa | Quy mộ: 63,3 km |
Hình thức đầu tư: Hình thức PPP | Đơn vị tư vấn: Tổng công ty Tư Vấn GTVT - TEDI |
Điểm đầu: Mai Sơn tỉnh Ninh Bình | Thiết kế: 6 làn xe |
Điểm cuối: Quốc lộ 45 tỉnh Thanh Hóa | Vốn đầu tư: trên 13.000 tỷ đồng |
Khởi công: 2019 | Hoàn thành: Dự kiến 2021 |
Thiết kế cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa (QL45)
Cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa được thiết kế với tổng chiều dài là 107,28 km trong đó có tuyến cao tốc Mai Sơn Ninh Bình – QL45 Thanh Hóa là 63,3km, với điểm đầu thuộc Mai Sơn huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Cao tốc đi qua 2 huyện, 1 thành phố tỉnh Ninh Bình và 7 huyện của tỉnh Thanh Hóa.
Cũng giống như các dự án của cao tốc Bắc Nam thì cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa cũng được thiết kế thi công theo tiêu chuẩn cao tốc loại A.
Tuyến đường cao tốc giai đoạn này có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m. Hiện tại chỉ mới triển khai 4 làn xe với khổ đường mặt cắt cát 17m, vận tốc từ 120km/h.
Ngoài ra trên tuyến đường cao tốc này còn có 22 cầu vượt sông dài 5,5km, 28 cầu vượt nút giao dài 5km và 2 hầm chui đường bộ Tam Điệp, Thung Thi dài 940m.
Tiến độ thi công cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa mới nhất 2023
1. Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 chính thức thông xe 4/2023
Vào sáng ngày 29/4/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ khánh thành và thông xe 2 dự án cao tốc quan trọng: Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây, là các thành phần trong dự án xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Lễ khánh thành đã diễn ra trực tuyến tại hai điểm cầu Thanh Hóa và Bình Thuận, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại điểm cầu Bình Thuận và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại điểm cầu Thanh Hóa.
Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các tỉnh trong tuyến đường này. Đây cũng là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và thu hút các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sự liên kết hiệu quả và tận dụng tối đa đầu tư vào mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam. Thanh Hóa ưu tiên sử dụng 7.512 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện nhiều dự án quy mô lớn, với từ 4 đến 8 làn xe, nhằm kết nối các tuyến đường quan trọng của địa phương với hệ thống cao tốc thông qua các điểm nút giao. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam và phát huy tối đa giá trị đầu tư.
Tuy dự án gặp một số khó khăn như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tăng giá của một số vật liệu xây dựng, nhưng nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, các vướng mắc đã được giải quyết và dự án tiến triển nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu. Tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm và đầu tư để kết nối tuyến đường bộ cao tốc này với các tuyến đường trọng điểm trong địa phương.
Sau hơn 2 năm triển khai, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào khai thác sử dụng. Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ đã tổng kết quá trình đầu tư và hoàn thành của cả hai dự án thành phần, thể hiện sự thành công và đáng tự hào trong việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc này.
2. Đầu tư 13.788 tỷ đồng xây 63 km cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa
Cao tốc Ninh Bình Thanh Hóa chính thức khởi công vào năm 2019 với tổng kinh phí giai đoạn 1 từ Mai Sơn đến QL45 là 13,788,4 tỷ đồng theo hình thức PPP. Trong đó, chi phí xây dựng công trình là 9.123.7 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 1,964,4 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn là 1,082 tỷ đồng; phần còn lại là dự phòng về khối lượng và trượt giá.
Dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 được quy hoạch ban đầu với 6 làn xe và chiều rộng nền đường là 32,25 m, đạt tốc độ 120 km/h. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn chính, tức Tổng công ty Tư vấn giao thông vận tải (TEDI), đề xuất tiến hành đầu tư phân kỳ bắt đầu với 4 làn xe hạn chế và chiều rộng 17 m. Ngoài việc xây dựng các cầu vượt sông và nút giao, dự án còn bao gồm 2 hầm đường bộ, tổng chiều dài 940m, tại Tam Điệp và Thung Thi.
Theo thống kê của Bộ GTVT, dự kiến lưu lượng xe quy đổi tại đoạn Ninh Bình - Quốc lộ 45 có thể đạt 20.876 PCU/ngày đêm vào năm 2020 và tăng lên 40.258 PCU/ngày đêm vào năm 2030.
Tuyến cao tốc này là 1 trong 8 tuyến cao tốc trong dự án cao tốc Bắc Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hình thức đối tác tư – công (PPP), loại hợp đồng BOT.
Đến năm 2021 dự kiến cao tốc này sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác. Hiện tại dự án này đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Mặc dù quá trình giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn như đền bù, giải tỏa, vẫn còn nhiều nhà dân chưa chịu di dời vì lí do nơi ở cũ rộng rãi về khu tái định cư chật chội nhưng vẫn được các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho thi công dễ dàng hơn, đáp ứng nhanh tiến độ thi công để kịp thời gian bàn giao mặt bằng cho bên xây dựng.
Dự kiến, khi tuyến đường này hoàn thành nhà đầu tư được quyền thu phí hoàn vốn trong 24 năm. Trong đó mức sử dụng đường bộ để nhà đầu tư BOT hoàn vốn tính thu 1.500 đồng/xe (nhóm xe tiêu chuẩn)/km (2021-2023), 1.700 đồng/xe/km (2024-2026) và tăng kịch trần 3.400 đồng/xe/km (2042-2046).
Lợi ích khi cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa đưa vào khai thác
Hiện tại theo thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải cho thấy, lưu lượng xe quy đổi tại tuyến đường này năm 2020 trên 20.000 xe/ngày đêm và trên 40.000 xe/ ngày đêm vào năm 2030 nên việc Cao tốc Ninh Bình Thanh Hoá khi đưa vào khai thác giúp ích cho việc giảm lượng xe lưu thông trên tuyến đường quốc lộ 1A.
Có thể nói tuyến cao tốc này đã mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp trong việc lưu thông hàng hoá nhanh, đặc biệt là vận chuyển nông sản kịp tới tay người tiêu dùng.
Đoạn đường cao tốc này hoàn thiện sẽ kết nối với các tuyến cao tốc khác để việc đi chuyển hàng hoá Bắc Nam nhanh chóng và dễ dàng hơn bằng đường bộ.
Việc các hệ thống đường cao tốc khu vực Bắc bộ đưa vào hoạt động đã tạo điều kiện phát triển vùng cho nơi đây. Hơn thế, đây là bước đà để phát triển cho kinh tế khu vực phía Bắc. Invert sẽ tiếp tục đưa đến bạn đọc những thông tin tiếp theo của đoạn cao tốc Ninh Bình Thanh Hoá giai đoạn 2 khi bắt đầu khởi công.
Trên đây là tổng quan về tuyến cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi có tiến triển mới.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024Nguồn: Invert.vn
Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.Từ khóa » Sơ đồ Tuyến Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45
-
Đường Cao Tốc Mai Sơn – Quốc Lộ 45 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dồn Lực Hoàn Thành Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Vào Tháng 12/2022
-
Toàn Cảnh Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Trên Tuyến ...
-
Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Chạy Nước Rút để Hoàn Thành Vào ...
-
Nền đất Yếu 'cản' Dự án Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Về đích Sớm
-
Toàn Cảnh Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45 đang ...
-
Cao Tốc Mai Sơn - QL45 Dự Kiến Hoàn Thành Trước 3 Tháng
-
Toàn Cảnh Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Trên Tuyến Bắc Nam Tăng ...
-
6 Tháng Nước Rút đưa Dự án Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Về đích
-
Dự án Mai Sơn - QL45 - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Lòng Dân Thuận, Cao Tốc Thông – Bài 1: Dự án Trọng điểm Quốc Gia
-
Khởi Công Gói Thầu XL-14 đoạn Mai Sơn – Quốc Lộ 45, Dự án Cao ...
-
Top 15 Bản Đồ Quy Hoạch Cao Tốc Ninh Bình Thanh Hóa