Cấp Bậc Của Những Vị Thiền Gia đáng Kính

Đệ tử Phật là những tu sĩ học đạo giải thoát đáng kính, đáng tôn thờ. Thời đức Phật tôn xưng là Tôn giả, Sa môn (Sramana). Danh xưng Hòa thượng cũng có từ thời Phật, chính Ngài Xá Lợi Phất được Đức Phật tôn vinh làm Hòa thượng đỡ đầu cho Tôn giả La Hầu La xuất gia trẻ tuổi, Ngài Mục Kiền Liên làm Giáo Thọ dạy dỗ các vị Tôn giả trẻ tuổi. Những bậc tu sĩ đáng tôn kính ấy có ba bậc:

Một là Hòa thượng (Upadhyaya) còn gọi là Thân giáo sư, hay Lực Sanh, người tạo ra sức mạnh cho đệ tử, thuộc ảnh hưởng chúng, đạt tiêu chuẩn 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo (hạ lạp) trở lên (nội quy Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Là bậc Thầy cao cả của chư Tăng Ni và nam nữ Phật tử, vị đứng đầu lãnh đạo trong một ngôi tự viện, tịnh xá, vị Sư trưởng của Tăng đoàn, bậc xuất chúng trong đại chúng, người tu sĩ tiêu biểu trong các tu sĩ đệ tử Đức Phật. Công đức của một vị Hòa thượng được chia sẻ cho chư Tăng Ni, Phật tử, trí huệ của bậc Hòa thượng luôn có một đẳng cấp truyền đạt cho đệ tử pháp môn tu học đạo giải thoát hiệu quả. Là người có trí huệ quyết định thành bại cho chính mình và cho mọi người.

Đại lão Đức Pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trao Giáo chỉ tấn phong Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm

Đại lão Đức Pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trao Giáo chỉ tấn phong Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm

Cách tính tuổi đạo và phẩm trật trong đạo Phật

Hai là Thượng tọa (Sthavira-Thera) tiêu chuẩn từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo (hạ lạp) trở lên (nội quy Ban Tăng sự GHPGVN), thuộc đương cơ chúng, năng lực của vị Thượng tọa luôn xuất chúng, có tài năng trí huệ họat bác trong quảng đại quần chúng giúp cho chư Tăng Ni, Phật tử được học Phật pháp tiến đến giải thoát.

Ba là Đại đức (Bhadanta), vị tu sĩ có đức hạnh lớn lao, cao vời, thuộc hàng đại chúng thường tùy chúng tiêu chuẩn 20 tuổi đời, 4 năm tu xuất gia.; những vị Tăng mới thọ Tỳ kheo giới mọi việc làm còn phải vâng lời các bậc tu hành cấp trên. Theo luật Phật sau khi vị xuất gia nam thọ Tỳ kheo giới cho đến 6 năm sau mới được hướng dẫn một người nam đệ tử xuất gia.

Ngoài ra còn có bậc Đại đức Tỳ kheo thâm niên từ khi thọ Tỳ kheo đến 20 năm sau, tuy chưa lên hàng giáo phẩm Thượng tọa, nhưng rất đáng kính, các vị chuẩn bị bước lên hàng giáo phẩm Tăng

Những tu sĩ xuất gia nữ, tức là quý Sư ni, xưa vẫn theo danh xưng phổ thông là Sư ni, Sư Thầy để tỏ lòng tôn kính bậc nữ tu đáng kính. Ngày nay những người Phật tử có nhơn duyên nương theo Sư ni, xin được đặt pháp danh truyền tam quy, ngũ giới quy y Tam Bảo tu hành, vị Sư ni đó là Bổn sư của Phật tử. Sư ni cũng có ba bậc, gồm hai bậc giáo phẩm và một bậc đại chúng.

Những bậc tu sĩ tôn kính ấy có ba bậc: Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức.

Những bậc tu sĩ tôn kính ấy có ba bậc: Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức.

Danh xưng và cách xưng hô trong Phật giáo

Ni trưởng: (tức là Hòa thượng bên Ni bộ) vị nữ tu sĩ Phật giáo đạo hạnh, đạo cao đức cả, là Thầy của chư Ni, có năng lực truyền giới hướng dẫn, dạy đạo cho chư Ni học đạo tu hành tiến đến giải thoát. Ni trưởng là nữ tu sĩ có từ 60 tuổi đời, 45 tuổi đạo (hạ lạp) trở lên (Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN). Đối với Ni giới, Ni trưởng là người có trình độ năng lực tự quyết định cho chính mình và quyết định sự thành bại dành cho Ni giới và Phật tử. Phật giáo Việt Nam có rất nhiều Ni trưởng đạo hạnh cao khiết làm tấm gương tiêu biểu muôn đời trong hàng Ni giới và nam nữ Phật tử.

Ni sư (tức là Thượng tọa bên Ni bộ) là Thầy giáo thọ của Ni giới, là bậc đạo hạnh, đạo đức cao khiết, vì là đương cơ chúng nên có ảnh hưởng lớn trong hàng Ni. Bậc giáo phẩm có khả năng hướng dẫn giáo hóa chư học Ni học giáo lý Phật để mở thông trí tuệ, học Phật pháp để tiến tu giải thoát. Ni sư là bậc giáo phẩm đứng thứ hai trong hàng giáo phẩm Ni có từ 45 tuổi đời, (25 tuổi đạo) trở lên (Nội quy Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Đệ tử Phật là những tu sĩ học đạo giải thoát đáng kính, đáng tôn thờ.

Đệ tử Phật là những tu sĩ học đạo giải thoát đáng kính, đáng tôn thờ.

Danh xưng Hòa thượng là dành cho ai?

Sư cô: (tức là Đại đức bên Ni bộ) thuộc hàng đại chúng, gồm những vị thọ Tỳ kheo ni giới thâm niên rất đáng kính, chuẩn bị bước lên hàng giáo phẩm Ni; những vị Ni mới thọ Tỳ kheo ni giới tu hành từ 6 năm trở lên, là những Ni sinh, học Ni có năng lực học hành giỏi, là tương lai tỏa sáng của Đạo pháp và Giáo hi trong hàng Ni giới.

Ngoài ra, đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay còn có danh hiệu Tịnh nhân Phật tử tu tại chùa, công quả, công phu bái sám, học Phật pháp cho đến 2 năm sau có nhiều công đức cơ bản, được bổn sư Tăng hay Ni cho phép thọ giới Sa di hay Sa di ni.

Từ khóa » Cấp Bậc Tu Sĩ Phật Giáo