Cấp Bậc Thiên Thần Trong Kitô Giáo
Có thể bạn quan tâm
Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO CON MỘT CHÚA / XIN HÃY CANH TÂN ĐỔI MỚI GIÁO HỘI / BAN HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI / XIN CHO MỌI DÂN TỘC BIẾT TÔN TRỌNG VÀ YÊU THƯƠNG NHAU / XIN CHÚA CŨNG BIẾN ĐỔI LÒNG CON ,XIN THÁNH HÓA LÒNG NGƯỜI / ĐỂ NGƯỜI GIÀU DÁM TRAO CHO NGƯỜI NGHÈO CƠ HỘI SỐNG NO ĐỦ . AMEN . (GIUSE LUCA TRƯƠNG) . **R
- Trang chủ >
- Giới Thiệu >
- Thần Học Về Chúa Ba Ngôi >
- Chúa Thánh Thần
GIẢI THÍCH Theo quan niệm Kitô giáo, thiên thần là những tạo vật vô hình do Thiên Chúa tạo ra để phục vụ cho các công việc của Thiên Chúa. Vào thờiTrung Cổ, đã có nhiều nhà thần học cố gắng để phân loại ra các cấp bậc thiên thần trên thiên đàng. Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc do nhà thần học Pseudo-Dionysius phân loại được cho là phổ biến hơn cả. Theo đó, các thiên thần trên thiên đàng được chia thành ba cấp bậc khác nhau theo công việc, mỗi cấp lại có một nhóm các thiên thần mang danh hiệu khác nhau.
1/ Cấp một 1.1 Luyến thần 1.2 Minh thần 1.3 Bệ thần và Ngai thần 2/ Cấp hai 2.1 Quản thần 2.2 Dũng thần 2.3 Quyền thần 3/ Cấp ba o3.1 Lãnh thần o3.2 Tổng lãnh thiên thần o3.3 Thiên thần 4/ Chú thích CẤP MỘT: Cấp bậc một là nhóm các thiên thần chủ yếu làm nhiệm vụ thờ phượng Thiên Chúa. Họ là những tạo vật kề cận Thiên Chúa nhất. A-Luyến thần Luyến thần (còn gọi là Thiên thần Sốt Mến, hoặc Seraphim, nghĩa là "rực cháy") được đề cập trong Sách Isaia 6:1-7. Họ là những tạo vật đứng hầu cận ngai Thiên Chúa và liên tục hát lời ca ngợi: "Thánh! Thánh! Chí Thánh! Đức Chúa các đạo binh là Đấng Thánh! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa!". Theo mô tả trong đoạn Kinh Thánh này thì Luyến thần có sáu cánh: Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh để che chân và hai cánh để bay[1]. Theo như một số sách thì nhóm Luyến thần gồm bốn thiên thần bay xung quanh ngai tòa Thiên Chúa nhưng chỉ có hai luyến thần được nhắc tên đó là Seraphiel và Metatron (trong đó, Seraphiel được miêu tả là có cái đầu của phượng hoàng). Các Luyến thần thường xuyên cháy sáng khiến ánh sáng phát ra từ họ sáng chói đến nỗi không một ai, thậm chí là các thiên thần khác có thể nhìn trực tiếp được. B-Minh thần Minh thần (hoặc Cherubim) được nhắc đến trong rất nhiều sách khác nhau, như Sách Sáng Thế 3:24, Sách Êdêkien 10:12-14, Sách Các Vua quyển thứ nhất 6: 23-28 và Sách Khải Huyền 4:6-8. "Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê den, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh." (St 3:24) Các thần hộ giá ở đây chính là các Minh thần Cherubim (bản Kinh Thánh tiếng Anh có đề cập đến tên gọi này). Hình dáng của các Minh thần được miêu tả trong sách Êdêkien 1: 5-12 theo thị kiến của nhà tiên tri này như sau: "Đây là dáng vẻ của chúng: chúng trông giống như người ta. Mỗi sinh vật có bốn mặt và bốn cánh. Còn chân của chúng thì thẳng; bàn chân tựa bàn chân con bê, lấp lánh như đồng sáng loáng. Bên dưới cánh, có những bàn tay giống tay người quay về bốn phía; mặt và cánh của bốn sinh vật cũng đều như thế. Cánh của chúng giáp vào nhau. Lúc đi, chúng không quay mặt vào nhau, nhưng cứ thẳng phía trước mặt mà tiến. Còn bộ mặt của chúng, thì chúng đều có mặt người, cả bốn đều có mặt sư tử bên phải, cả bốn đều có mặt bò rừng bên trái, cả bốn đều có mặt phượng hoàng. Đó là mặt của chúng. Còn cánh của chúng thì giương lên cao. Mỗi sinh vật có hai cánh giáp vào nhau và hai cánh khác phủ thân mình. Chúng cứ thẳng phía trước mặt mà đi, thần khí đẩy phía nào, chúng đi phía đó; lúc đi chúng không quay mặt vào nhau." Nhiều sách cho rằng, các Minh thần được Thiên Chúa giao nhiệm vụ cai quản cây trường sinh trong vườn Địa Đàng và ngai tòa của Ngài. Ngoài ra, nhiều người cũng nhầm lẫn hình dáng các Minh thần với các thiên thần mang hình dáng là những đứa trẻ có cánh. C-Bệ thần và Ngai thần Bệ thần (hoặc Ophanim) và Ngai thần (hoặc Thrones). Các thiên thần này cũng xuất hiện nhiều trong Kinh Thánh như: Sách Khải Huyền 11:16 và Thư gửi tín hữu Côlôxê 1: 16. Các Bệ thần được miêu tả dưới hình dạng những bánh xe, có nhiều mắt trên vành bánh (theo thị kiến của tiên tri Êdêkien 1:15-21). Các thiên thần này biểu tượng cho công lý và quyền uy của Thiên Chúa. Ngai thần thì có hình dáng là chiếc ngai vàng. Cùng với Luyến thần và Minh thần, các Ngai thần không bao giờ ngủ mà canh giữ cho ngai tòa của Thiên Chúa. Các Ngai thần dường như có mối quan hệ mật thiết với các Minh thần. "Khi các thần hộ giá dừng lại, các bánh xe cũng dừng lại, khi các thần hộ giá cất mình lên, các bánh xe cũng cất lên theo, bởi vì thần khí của sinh vật ở trong các bánh xe." (Êdêkien 10:17) CẤP HAI: Cấp hai là nhóm các thiên thần làm việc như những vị quản trị thiên đàng A- Quản thần Quản thần (hoặc Dominatio) được coi là những thiên thần điều phối hoạt động của các thiên thần cấp dưới. Nhiệm vụ chính của họ là giữ gìn vũ trụ theo đúng quĩ đạo bằng cách gửi sức mạnh cho những người nhà quản trị các quốc gia. Quản thần được miêu tả với hình dạng giống như thần linh xinh đẹp, có đôi cánh lông vũ như hình tượng chung của các thiên thần. Tuy nhiên, để phân biệt với các thiên thần khác, các Quản thần có thanh gươm ánh sáng gắn chặt vào đầu. B-Dũng thần Dũng thần (hoặc Virtues) có nhiệm vụ giám sát sự chuyển động của các thiên thể để đảm bảo rằng vũ trụ tuân theo chuyển động tự nhiên. Họ tăng thêm sức mạnh cho những nhân vật tài năng dưới trần gian. C-Quyền thần Quyền thần (hoặc Pơwers) giám sát sự phân chia quyền lực giữa nhân loại, giữ vững ranh giới giữa thiên đàng và trần gian. Quyền thần mang hình dạng rực rỡ màu sắc và sương khói mờ ảo. Có ý kiến cho rằng, Satan là thủ lĩnh nhóm Quyền thần trước khi bị Thiên Chúa phạt đày xuống trần gian. CẤP BA: Là những thiên thần hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa hoặc là đạo binh thiên quốc. A-Lãnh thần Lãnh thần (hoặc Principalities) thường xuất hiện để cộng tác năng lực với Quyền thần. Lãnh thần được tạo hình có đội một vương miện và mang theo một cây gậy. Nhiệm vụ của họ là thực hiện tấn phong cho các lãnh chúa xứ sở và gìn giữ thế giới vật chất, giám sát các nhóm người. Họ là những quan thầy và bảo hộ cho các lãnh quốc trên Trái Đất. Ngoài ra, Lãnh thần còn truyền cảm hứng và tư tưởng cho chúng sinh trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. B-Tổng lãnh thiên thần Từ "Tổng lãnh thiên thần" (hoặc Archangel) chỉ xuất hiện hai lần trong Tân Ước (Thêxalônica 4:16 và Giuđa 1:09). Người ta chỉ biết nhiều đến hai tổng lãnh thiên thần là Gabriel và Michael. Ngoài ra, trong Sách Tôbia (được Công giáo và Chính Thống giáo chấp nhận) còn đề cập đến tổng lãnh thiên thần Raphael khi Raphael nói với Tôbia rằng ông là "một trong bảy người hầu cận trước mặt Chúa" (hàm ý sáu người còn lại có Michael và Gabriel). Thông thường, Công giáo và Chính Thống giáo coi bộ ba Michael-Gabriel-Raphael là tổng lãnh thiên thần còn Giáo hội Cơ Đốc phục lâm coi Michael là một tên khác của Giêsu. C-Thiên thần Các "thiên thần" (hoặc Angel) là cấp độ thấp nhất của hệ thống thiên sứ và được biết đến nhiều nhất. Họ là những tạo vật theo dõi công việc của chúng sinh dưới trần gian. Có nhiều loại thiên thần khác nhau, với các chức năng khác nhau. Trong Công giáo Rôma, có thiên thần hộ thủ (hoặc thiên thần bản mệnh) được tin là thiên thần theo dõi và hướng dẫn cho mỗi cá nhân. Trở lại In Số lần xem: 43909 Tin tức liên quan- TÌM HIỂU THÊM VỀ CHÚA THÁNH THẦN.
TÌM HIỂU THÊM VỀ CHÚA THÁNH THẦN. - Có một phóng viên đã đặt câu hỏi với một chuyên viên Kinh Thánh như sau:
Nếu nhờ khoa học tiến bộ, người ta sáng chế ra được một máy quay phim ngược thời gian. Máy này có thể thu lại tất cả hình ảnh và lời giảng dạy của Chúa Giêsu cách đây hơn 2000 năm. Vậy bộ phim ấy có khả năng thay thế được bốn sách Tin Mừng hay không? Nhà chuyên viên trả lời: Không thể được, bởi vì đức tin không phải do mắt thấy tai nghe, nhưng là do ơn Chúa Thánh Thần tác động.
- Thánh Thần, tình yêu nối kết
Thánh Thần, tình yêu nối kết - Từ nhỏ qua những bài Giáo lý, chúng ta được dạy cho biết Thiên Chúa có Ba Ngôi. Ngôi Cha và Con được nhắc tới nhiều, nhưng Ngôi Ba thì khác. Chẳng những ít được nhớ đến, mà nhiều khi còn bị quên lãng trong đời sống cầu nguyện của Kitô hữu. Nhưng không vì thế mà Ngài vắng bóng trong Hội thánh. Trong tuần cửu nhật trước lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, người viết xin chia sẻ về Chúa Thánh Thần như một tình yêu nối kết giữa Thiên Chúa với nhân loại.
- 16/ THÁNH THẦN CỦA CHA VÀ CON
16/ THÁNH THẦN CỦA CHA VÀ CON - - 15/ THÁNH THẦN THIÊN CHÚA
15/ THÁNH THẦN THIÊN CHÚA - - 14/ SUY NIỆM THẦN HỌC VÀ TU ĐỨC VỀ CHÚA THÁNH THẦN
14/ SUY NIỆM THẦN HỌC VÀ TU ĐỨC VỀ CHÚA THÁNH THẦN - - 13/ BƯỚC THEO THẦN KHÍ
13/ BƯỚC THEO THẦN KHÍ - - 12/ LỊCH SỬ VÀ THẦN HỌC VỀ BÍ TÍCH THÊM SỨC
12/ LỊCH SỬ VÀ THẦN HỌC VỀ BÍ TÍCH THÊM SỨC - - 11/ CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG BÍ TÍCH
11/ CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG BÍ TÍCH - - 10/ CHÚA THÁNH THẦN VÀ GIÁO HỘI TRONG PHỤNG VỤ
10/ CHÚA THÁNH THẦN VÀ GIÁO HỘI TRONG PHỤNG VỤ - - 9/ CHÚA THÁNH THẦN “ĐỒNG THIẾT LẬP” GIÁO HỘI
9/ CHÚA THÁNH THẦN “ĐỒNG THIẾT LẬP” GIÁO HỘI -
- CSLC HANG NGÀY / THỨ HAI SAU TUẦN I MV C / ĐỨC TIN VIÊN ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 34/ NHỮNG KẺ SỐNG ĐỜI THÁNH ĐỨC GIỮA CHÚNG TA
- 35/ TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO ?
- Tìm hiểu TM CN 1 Mùa Vọng C / MONG CHỜ CHÚA ĐẾN / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 33 / Ý NGHĨA VIỆC CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN
- CSLC HANG NGÀY / CHÚA NHẬT I MV NĂM C / MONG CHỜ NGÀY CHÚA ĐẾN / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 32/ NHỮNG SAI LẦM VỀ VIỆC XIN LỄ ĐỜI ĐỜI CHO CÁC LINH HỒN
- CSLC HANG NGÀY / THỨ BẢY SAU TUẦN 34 TN B / PHẢI LUÔN TỈNH THỨC / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 31/ THÁNG NHỚ ĐẾN CÁC LINH HỒN
- CSLC HANG NGÀY / THỨ SÁU SAU TUẦN 34 TN B / NƯỚC THIÊN CHÚA ĐANG ĐẾN VÀ DỤ NGÔN CÂY VẢ / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 30/ TA CẦN LÀM GÌ TRONG THÁNG CÁC LINH HỒN
- CSLC HANG NGÀY / THỨ NĂM SAU TUẦN 34 TN B / CHÚA BÁO TRƯỚC NGÀY CÙNG TẬN / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- 29/ VÌ SAO PHẢI CHỊU THANH LUYỆN
- CSLC HANG NGÀY / THỨ TƯ SAU TUẦN 34 TN B / THEO CHÚA SẼ PHẢI CHỊU MUÔN VÀN KHỔ ĐAU / GIUSE LUCA TRƯƠNG - 2024
- KIẾN THỨC ĐẠO ,ĐỜI / IQ KHÁC VỚI EQ THẾ NÀO / 048 / GIUSE LUCA
- CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC KINH GIỖ / KINH TỐI GIA ĐÌNH / GIUSE LUCA
- 4/ GIÁO DỤC CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO
- 16/ NÓI THÊM VỀ TỘI PHẠM ĐIỀU RĂN THỨ SÁU
- NHỮNG KINH THƯỜNG ĐỌC TRONG GIA ĐÌNH / NHÀ THỜ .
- Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Martino
- Hạnh Tích Thánh Martino Porres
- Cấp bậc thiên thần trong Kitô giáo
- 100/ CÁCH NHÌN và ĐÁNH GIÁ MỘT CON NGƯỜI
- Ý Nghĩa Biểu tượng của 4 Thánh Sử
- Chương 17 : Đặt Mình Vào Hoàn Cảnh Người Khác
- Chương 1 - Muốn Lấy Mật Thì Đừng Phá Tổ Ong
- Bài Giáo Lý Công Giáo Số 1: Mầu Nhiệm Đức Tin
- Bảy ơn Chúa Thánh Thần - Ý nghĩa của mỗi ơn
- Chương 4 : Thành Thật Quan Tâm Đến Người Khác
- Những câu châm ngôn vĩnh cửu của Thánh Anphongsô Maria Liguori
Trực tuyến : 4 |
Hôm nay: 778 |
Hôm qua: 1345 |
Tuần trước: 9145 |
Tháng trước: 43519 |
Tất cả: 11806503 |
Từ khóa » Các Luyến Thần
-
Phẩm Trật Thiên Thần Trong Kitô Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
LUYẾN THẦN ( SÊRAPHIM ) Kinh... - Vương Quốc Thiên Chúa
-
Đừng Gọi Ai đó Là Thiên Thần Nếu Bạn Biết Sự Thực Kinh Hoàng Về 9 ...
-
Vén Màn Bí Mật Về Các Vị “Tổng Lãnh Thiên Thần” Của Thiên Chúa
-
CHÍN PHẨM THIÊN THẦN - GIÁO XỨ TÂN VIỆT
-
9 CẤP BẬC CỦA THIÊN THẦN - YouTube
-
Thiên Thần Và Ác Quỷ (Kỳ 4): Các Thiên Thần Có Thực Sự đẹp đẽ Và ...
-
7 Tổng Lãnh Thiên Thần Là Ai - Onaga
-
Đừng Gọi Ai Là Thiên Thần Nếu Bạn Không Biết Sự Thực Kinh Hoàng Về ...
-
7 Tổng Lãnh Thiên Thần
-
Bệ Thần, Quản Thần, Quyền Thần...nghĩa Mần Rằng?
-
Bạn Có Biết được Có Tổng Cộng Bao Nhiêu Cấp Bậc Thiên Thần được ...
-
[Thông Não] Cấp Bậc Thiên Thần Phụng Sự Thiên Chúa - Fanboy Tag