Cấp Bách Khơi Thông Vốn Cho Dự án đường Cao Tốc Bến Lức - Long ...

Tin nóng
  • Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
  • Nam Định: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai họp gỡ vướng các dự án truyền tải điện tại địa bàn
  • Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật
  • Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam
  • Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán
Đầu tư Cấp bách khơi thông vốn cho Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành Anh Minh - 25/02/2021 15:23 Vụ tàu Phúc Khánh mất lái, va vào cẩu tháp phục vụ thi công trụ P16, cầu Phước Khánh khiến yêu cầu khởi động lại Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành càng trở nên cấp bách. TIN LIÊN QUAN
  • Quay quắt lo vốn Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
Tàu chở container Phúc Khánh mất lái, va vào cần cẩu tháp phục vụ thi công cầu dây văng Phước Khánh (Gói thầu J3) gây thiệt hại cho nhà thầu thi công khoảng 20 tỷ đồng.
Tàu chở container Phúc Khánh mất lái, va vào cần cẩu tháp phục vụ thi công cầu dây văng Phước Khánh (Gói thầu J3) gây thiệt hại cho nhà thầu thi công khoảng 20 tỷ đồng.

Nhiều rủi ro

Bốn ngày sau khi tàu chở container Phúc Khánh mất lái, va chạm với sà lan làm đổi hướng va vào cần cẩu tháp phục vụ thi công cầu dây văng Phước Khánh (Gói thầu J3) Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, hiện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các bên liên quan đang khẩn trương tiếp tục thực hiện công tác khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng, phối hợp điều tra giám định thiệt hại, thương thảo, khắc phục các thiệt hại.

Trước đó, vào lúc 6h ngày 21/2, tàu Phúc Khánh chở theo 357 container, xuất phát từ cảng Bến Nghé (TP. Hồ Chí Minh) đi cảng Hải Phòng qua luồng tàu sông Lòng Tàu. Khi tàu lưu thông đến khu vực thi công công trình cầu dây văng Phước Khánh thì bị sập máy chính và mất điều khiển, trôi sang phía luồng ngược lại và va quệt vào 1 sà lan, sau đó quay ngang và va tiếp vào cẩu tháp phục vụ thi công trụ tháp P16 ở phía hạ lưu, bờ Đồng Nai vào lúc 8h36.

Vụ tai nạn hàng hải này tuy không gây thiệt hại về người nhưng khiến toàn bộ cẩu tháp phục vụ thi công trụ P16 (bao gồm thân cẩu tháp, hệ thanh giằng và hệ móng cọc) đổ sập và chìm dưới sông; xe treo thi công đúc hẫng kết cấu phần trên bị hư hại nhẹ; kết cấu chống va xô (dạng “múi khế”) phía hạ lưu tại dầm ngang dưới trụ tháp P16 bị vỡ lớp bê tông bảo vệ.

Giá trị sơ bộ của các thiệt hại nêu trên khoảng 20 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí mua, lắp dựng lại cẩu tháp. VEC cho biết là giá trị cụ thể sẽ được báo cáo sau khi có kiểm tra toàn diện kết cấu và luồng hàng hải cũng như đường thủy nội địa).

Được biết, cầu dây văng Phước Khánh mới đã hoàn thành toàn bộ phần móng cọc SPSP và trụ tháp cầu; phần dầm thi công xong khối đỉnh trụ K0. Ở 2 trụ tháp (P15 và P16) có các thiết bị vận thăng và cẩu tháp. Trong quá trình thi công, hệ thống phao tiêu bảo đảm an toàn hàng hải được thiết lập trong suốt quá trình nhà thầu thi công và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo an toàn hàng hải.

Từ tháng 1/2019 đến nay, do chưa được bố trí kế hoạch vốn do vướng quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018, trong đó quy định “chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam” nên việc thi công cầu Phước Khánh và các gói thầu khác tại Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành buộc phải giãn tiến độ.

Ngoài khối lượng thi công dang dở trị giá cả chục ngàn tỷ đồng, chậm được đưa vào khai thác, gây lãng phí lớn. Ngoài ra, Bộ GTVT – cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư VEC và các đơn vị thi công còn một nỗi lo lắng rất lớn khác là công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho Dự án.

Cụ thể, công trường thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành trải dài hơn 57 km, sau gần 2 năm dừng thi công do không được bố trí vốn, nhiều đơn vị thi công đã rút bớt thiết bị, máy móc, chỉ bố trí 1 số lượng nhỏ lao động trông coi. Trong khi đó, trên tuyến có nhiều điểm phức tạp về đảm bảo an ninh, an toàn tương tự như cầu Phước Khánh.

“Mặc dù chủ đầu tư đã liên tục đôn đốc, kiểm tra giám sát nhưng việc đảm bảo an ninh, an toàn trên công trường vẫn rất khó khăn do không được thanh toán trong thời gian dài”, ông Trần Quang Tuyến, Phó Tổng giám đốc Công ty LHXD Vạn Cường, một trong những đơn vị thi công tại Dự án lo lắng.

Ông Tuyến cho biết là không chỉ Vạn Cường mà tất cả các đơn vị thi công rất mong các cơ quan chức năng sớm bố trí vốn để hoàn thành dứt điểm công trình để giảm thiểu các rủi ro tương tự như vụ việc cầu Phước Khánh.

Vướng mắc kéo dài

Một đoạn đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thi công dang dở qua địa phận huyện Bình Chánh, Tp.HCM.
Một đoạn đường cao tốc Bến Lức - Long Thành thi công dang dở qua địa phận huyện Bình Chánh, Tp.HCM.

Theo thông tin của báo Đầu tư, vào đầu tháng 2/2021, Bộ GTVT đã có công văn số 1016/BGTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện, các vướng mắc trong Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Trong công văn này, ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, việc bố trí vốn nước ngoài cho đoạn sử dụng vốn vay JICA (gói J1, J3) và vốn đối ứng phục vụ công tác giải phóng mặ bằng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm dù các bên liên quan đã có rất nhiều nỗ lực.

Để giải quyết căn cơ, cần phải thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn các dự án của VEC. Bộ GTVT khẳng định, nội dung này Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương, làm cơ sở trình Quốc hội xem xét điều chỉnh sửa đổi các văn bản liên quan trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết là các vấn đề nêu trên đã tồn tại trong trong thời gian dài, chưa được giải quyết dẫn đến ảnh hưởng nguồn vốn để tái khởi động thi công và tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho Nhà nước do Nhà thầu yêu cầu chủ đầu tư đền bù do dừng thi công và chậm thanh toán (Dự án có nhiều nhà thầu nước ngoài là Nhật Bản và Hàn Quốc…).

Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc còn tồn tại của Dự án, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện dự thảo Đề án tái cơ cấu nguồn vốn các dự án của VEC (lần 7) trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong tháng 2/2021 để báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương chuyển đổi vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách Nhà nước.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm có phương án giải quyết vướng mắc về vốn của Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Đồng thời, giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương chỉ đạo thực hiện thủ tục thẩm định phương án tài chính các Dự án của VEC để có cơ sở xem xét đề xuất của VEC đối với việc thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ của Khoản vay ADB lần 2 (3391-VIE) để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương sử dụng vốn để thi công hoàn thành đoạn tuyến phía Tây của Dự án.

“Trong giai đoạn trước mắt, cho phép VEC sử dụng các khoản nhàn rỗi chưa đến hạn trả nợ để thanh toán ngay khối lượng đã thực hiện cho các Nhà thầu (khoảng 15 triệu USD), giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp các Nhà thầu khiếu kiện về việc chậm thanh toán và chi phí cho thời gian ngừng thi công. VEC chịu trách nhiệm trước pháp luật về cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay theo quy định”, lãnh đạo Bộ GTVT đề nghị.

Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng chiều dài dự án 57,8 km; đi qua tỉnh Long An (5,12 km), Tp. HCM (27,43 km) và tỉnh Đồng Nai (25,25 km). Tổng mức đầu tư Dự án l 31.320 tỷ đồng; sử dụng 3 nguồn vốn, gồm: vốn vay ADB, JICA và vốn đối ứng; thời gian dự kiến hoàn thành dự án ngày 31/12/2023. Do nguồn vốn được vay ở thời điểm khác nhau nên thời gian triển khai các đoạn khác nhau.

Cụ thể, đoạn 1 (phía Tây) dài 21,1 km (gồm 5 gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3 và A4): Sử dụng vốn vay ADB (hình thức vay thông thường - OCR, Nhà nước vay ADB và cho VEC vay lại), Hiệp định vay lần 1 số 2730-VIE kết thúc ngày 30/6/2019. Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019, khối lượng thi công đạt 87,2%. Hiện chưa có vốn để tiếp tục thực hiện.

Đoạn 2 dài 10,7 km (gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của JICA (hình thức vay ưu đãi - STEP, Chính phủ vay JICA và giao cho VEC quản lý), Hiệp định vay lần 1 số VN11-P3 kết thúc 27/2/2017, Hiệp định vay lần 2 số VN14-P3 kết thúc ngày 17/7/2024. Khối lượng thi công hiện đạt 84,6%. Các gói thầu này đã dừng thi công từ năm 2019, hiện chưa có vốn để tiếp tục thực hiện. Hiện nay, các Nhà thầu Nhật Bản đang khiếu nại do chưa được thanh toán cho khối lượng đã hoàn thành và thời gian dừng chờ do Dự án chưa được bố trí vốn. Số tiền Nhà thầu yêu cầu Chủ đầu tư đền bù do nguyên nhân trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3 km (gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay ADB (hình thức vay thông thường như đối với Hiệp định vay lần 01), Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE kết thúc ngày 31/12/2023. Khối lượng thi công mới đạt 42,7%. Sau khi Dự án và Hiệp định vay được gia hạn, các Nhà thầu đang triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.

#cao tốc Bến Lức - Long Thành # cầu Phước Khánh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
  • Nam Định: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại KCN Mỹ Thuận
  • TP.HCM thông xe cây cầu 512 tỷ đồng nối quận 7 và huyện Nhà Bè
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai họp gỡ vướng các dự án truyền tải điện tại địa bàn
  • Hoàng Hà Bexco đề xuất dự án khu thương mại - du lịch 1.060 tỷ đồng ở Quảng Nam
  • Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống hoàn tất về mặt kỹ thuật
  • Phối hợp hiệu quả nguồn lực công - tư thúc đẩy kinh tế xanh Đồng bằng sông Cửu Long
  • Luật sư Phạm Duy Khương: Biết được gu của nhà đầu tư sẽ thành công khi M&A
  • Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam
  • Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán
  • Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
  • Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan

Từ khóa » Cầu Phước Khánh Ngừng Thi Công