Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Trắc nghiệm: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. KCl và NaNO3
B. HCl và AgNO3
C. KOH và HCl
D. NaOH và NaHCO3
Trả lời:
Đáp án đúng: A. KCl và NaNO3
Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là KCl và NaNO3
Giải thích:
Điều kiện để các chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch: Không có phản ứng xảy ra hoặc phản ứng xảy ra có chất sản phẩm không phải là chất kết tủa, chất khí, chất điện ly yếu
A. thỏa mãn
B. HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
C. KOH + HCl → KCl + H2O
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Vậy, chọn A.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về KCl nhé!
Mục lục nội dung I. KCl (Kali Clorua) là gì?II. Tính chất vật lýIII. Tính chất hóa học:IV. Cách sản xuất muối Kali CloruaV. Ứng dụng:I. KCl (Kali Clorua) là gì?
Muối Kali clorua (KCl) là một muối của kali với ion clorua. Nó không mùi và có tinh thể thủy tinh màu trắng hoặc không màu. Ở dạng chất rắn kali clorua tan trong nước và dung dịch của nó có vị giống muối ăn. KCl được sử dụng làm phân bón, trong y học, ứng dụng khoa học, bảo quản thực phẩm, và được dùng để tạo ra ngừng tim với tư cách là thuốc thứ ba trong hỗn hợp dùng để tử hình thông qua tiêm thuốc độc.
Nó xuất hiện trong tự nhiên với khoáng vật sylvit và kết hợp với natri clorua thành khoáng vật sylvinit. Trong cuộc sống, KCl được ứng dụng nhiều nhất trong phân bón. Đây là loại phân bón được bà con ưa dùng. Ngoài ra, Kali Clorua còn rất nhiều ứng dùng thực tế khác.
II. Tính chất vật lý
Nguyên tử / Phân tử khối :74.5513 (g/mol)
Khối lượng riêng :1984 (kg/m3)
Màu sắc: tinh thể màu trắng
Trạng thái thông thường: Chất rắn
Nhiệt độ sôi: 1420(°C)
Nhiệt độ nóng chảy : 770(°C)
III. Tính chất hóa học:
- KCl là 1 muối trung hòa nên nó sẽ có tính chất của muối.
Phân ly hòa toàn trong nước tạo thành các ion âm và ion dương:
+ KCl → K+ + Cl-
Tác dụng với dung dịch chứa AgNO3:
KCl + AgNO3 → AgCl ↓ + KNO3
=> Phương trình ion rút gọn: Ag+ + Cl- → AgCl↓
Kali Clorua là muối được tạo từ bazơ mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính; do đó tương đối trơ về mặt hóa học.
Tác dụng với H2SO4 đặc
2KCl + H2SO4 đặc → K2SO4 + 2HCl
IV. Cách sản xuất muối Kali Clorua
Tất cả các nguồn muối kali clorua chính đều có nguồn gốc từ nước biển. Nước biển là dung dịch của một số muối hòa tan trong nước. Các muối quan trọng nhất là natri clorua (khoảng 2,3%), magiê clorua (khoảng 0,5%), natri sunfat (khoảng 0,4%), canxi clorua (khoảng 0,1%) và kali clorua (khoảng 0,07%). Khi các khối lớn của nước biển khô lại, chúng để lại các hỗn hợp khoáng chất phức tạp bao gồm các muối này. Trải qua hàng triệu năm, những mỏ lớn của các khoáng sản này đã bị chôn vùi dưới đất. Bất kỳ một trong số các muối có trong một mỏ muối biển bao gồm kali clorua có thể được chiết xuất bằng một quy trình chung. Các khoáng chất tạo nên được nghiền nát và hòa tan trong nước nóng. Các giải pháp sau đó được cho phép làm mát rất chậm. Khi nó nguội đi, mỗi muối hòa tan kết tinh ở nhiệt độ cụ thể, được loại bỏ khỏi dung dịch và được tinh chế. Vì kali clorua hòa tan nhiều trong nước nóng hơn nước lạnh, do đó nó kết tinh sau khi các muối khác được loại bỏ. Phần lớn kali clorua ở Hoa Kỳ hiện được chiết xuất bằng một quá trình dài bắt đầu bằng việc nghiền quặng tự nhiên, chẳng hạn như sylvite và Carnalite. Hỗn hợp rắn sau đó được làm sạch và tinh chế trước khi được xử lý bằng chất nổi, thường là một số loại amin.
V. Ứng dụng:
- Kali clorua được dùng làm nguyên liệu cung cấp K trong sản xuất phân bón. Nó dễ tan trong nước bón vào đất cây có thể sử dụng ngay. Sau khi bón vào đất cây có thể thay thế ion H+ trong phức hệ hấp thụ làm cho dung dịch đất hóa chua.
- Khi sử dụng dạng phân đơn, KCl thường được rắc đều trên lớp đất bề mặt (bên trên lớp đất trồng và đất canh tác). Nó cũng có thể được bón tập trung gần hạt. KCl xung quanh hạt giống sẽ bảo vệ cho hạt giống tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến quá trình nảy mầm khi các loại phân bón phân giải sẽ làm tăng sự tập trung của các muối hòa tan.
- KCl phân giải nhanh trong vào nước trong đất. Ion K+ được giữ lại từ quá trình chuyển hóa ion của đất sét và chất hữu cơ. Phần Cl- sẽ hoà đi cùng với nước. Loại KCl độ tinh khiết cao có thể hòa tan làm phân dạng lỏng hoặc bổ sung vào hệ thống nước tưới tiêu.
- Nhược điểm của KCl là phân có để laị ion Cl làm ảnh hưởng đến cây, đặc biệt phẩm chất nông sản nên tránh bón cho các loại rau quả.
- Kali là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho con người và động vật nhưng là loại cơ thể không dự trữ được. KCl có thể được dùng như loại muối thay thể trong chế độ ăn hạn chế muối natri.
- Nó cũng được sử dụng trong chất làm mềm nước thay thế cho canxi trong nước.
Từ khóa » Các Cặp Chất Cùng Tồn Tại Trong Dung Dịch
-
Các Cặp Chất Nào Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch? 1. CuSO4và HCl
-
Các Cặp Chất Cùng Tồn Tại Trong 1 Dung Dịch (không Phản ứng Với ...
-
Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch?
-
Cặp Chất Nào Cùng Tồn Tại Trong Dd? - HOC247
-
Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch Không Có Xảy ...
-
Các Cặp Chất Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch
-
Những Cặp Chất Cũng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch?
-
Các Cặp Chất Nào Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch? 1. CuSO4và HCl...
-
Trong Các Cặp Chất Sau, Cặp Chất Nào Cùng Tồn Tại Trong Dung Dịch...
-
XÉT CẶP CHẤT TỒN TẠI HOẶC KHÔNG TRONG DUNG DỊCH
-
Chuyên đề Xét Cặp Chất Tồn Tại Hoặc Không Tồn Tại Trong Cùng Một ...
-
Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch? - Tự Học 365
-
Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại được Trong Một Dung Dịch?