Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch?

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịchNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Tính chất hóa học của muối

  • Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
  • Tính chất hóa học muối
    • 1. Muối tác dụng với kim loại
    • 2. Muối tác dụng với axit
    • 3. Muối tác dụng với muối
    • 4. Muối tác dụng với bazơ
    • 5. Phản ứng nhiệt phân
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch. Cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch được phải là hai chất không phản ứng được với nhau. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn theo dõi tài liệu sau đây nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung câu hỏi liên quan

  • Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3
  • Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
  • Trong tự nhiên canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước được gọi là
  • Kết tủa màu đen xuất hiện khi dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. KCl, NaOH.

B. H2SO4, NaOH.

C. H2SO4, KOH.

D. NaCl, AgNO3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch

A. thỏa mãn

B. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ +2HCl

D. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3

Đáp án A

Tính chất hóa học muối

1. Muối tác dụng với kim loại

Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của nó

2. Muối tác dụng với axit

Muối + axit → muối mới + axit mới

HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Điều kiện xảy ra phản ứng: Sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước

3. Muối tác dụng với muối

Muối + muối → 2 muối mới

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Điều kiện phản ứng xảy ra: Sản phẩm chất tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước.

4. Muối tác dụng với bazơ

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

Điều kiện xảy ra phản ứng: sản phẩm tạo thành phải có chất khí hoặc chất kết tủa hoặc nước

5. Phản ứng nhiệt phân

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là

A. NaOH, K2SO4 và Zn

B. NaOH, AgNO3 và Zn

C. K2SO4, KOH và Fe

D. HCl, Zn và AgNO3

Xem đáp ánĐáp án B

Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là NaOH, AgNO3 và Zn

Phương trình phản ứng minh họa

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Câu 2. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

A. NaCl và AgNO3

B. NaOH và CuCl2

C. H2SO4, CaCl2

D. KNO3 và NaCl

Xem đáp ánĐáp án D

A. Loại vì có phản ứng: NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

B.  Loại vì có phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

C. Loại vì có phản ứng: CaCl2 + H2SO4 → 2HCl + CaSO4↓

D. Thỏa mãn vì 2 chất này không phản ứng với nhau

Câu 3. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. BaCO3 và H2SO4

D. BaCO3 và HCl

Xem đáp ánĐáp án D

A. Loại vì có phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

B. Thỏa mãn vì 2 chất này phản ứng chỉ tạo kết tủa

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

C. Loại vì có phản ứng: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + H2O + CO2

D. Loại vì có phản ứng: BaCO3 + 2HCl → H2O + CO2 + BaCl2

Câu 4. Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

A. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, BaCO3.

B. Ba(HCO3)2, KHCO3, Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.

D. KHCO3, CaCO3, K2CO3

Xem đáp ánĐáp án B

Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

Loại A, C vì BaCO3 là muối trung hòa

Loại D vì CaCO3, K2CO3 là muối trung hòa

Câu 5. Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không xảy ra phản ứng với nhau)

A. NaOH, HCl

B. KOH, Na2SO4

C. Ca(OH)2, Na2SO4

D. KOH, H2SO4

Xem đáp ánĐáp án B

A. Loại vì có phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. Thỏa mãn vì 2 chất này không có pư với nhau do sản phẩm không tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi.

C. Loại vì có phản ứng: Ca(OH)2 + Na2SO4 →  CaSO4↓ + 2NaOH

D. Loại vì có phản ứng: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Câu 6. Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

A. quỳ tím và dung dịch BaCl2.

B. quỳ tím và dung dịch KOH.

C. phenolphtalein.

D. phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Xem đáp ánĐáp án A

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng Dùng quỳ tím:

+ NaOH là bazo mạnh làm quỳ chuyển màu xanh

+ H2SO4, HCl là axit mạnh làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl

+ Không có hiện tượng gì là HCl

Câu 7. Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?

(1) CuSO4 và HCl

(2) H2SO4 và Na2SO3

(3) KOH và NaCl

(4) MgSO4 và BaCl2

A. (1; 2)

B. (3; 4)

C. (2; 4)

D. (1; 3)

Xem đáp ánĐáp án D

Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất không phản ứng với nhau

CuSO4 và HCl và cặp 3. KOH và NaCl các chất không phản ứng được với nhau

Câu 8. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

A. NaOH, MgSO4

B. KCl, Na2SO4

C. CaCl2, NaNO3

D. ZnSO4, H2SO4

Xem đáp ánĐáp án A

Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau

=> cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:

2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4

Câu 9. Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

A. Quỳ tím

B. Dung dịch Ba(NO3)2

C. Dung dịch AgNO3

D. Dung dịch KOH

Xem đáp ánĐáp án D

Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch KOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl

dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl

dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl

Câu 10. Dãy muối tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl

B. CaCO3, Na2SO3, BaCl2

C. CaCO3, BaCl2, MgCl2

D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Xem đáp ánĐáp án B

Phương trình phản ứng minh họa

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Loại A vì NaCl không phản ứng

Loại C vì MgCl2 không phản ứng

Loại D vì Cu(NO3)2 không phản ứng

Câu 11. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là:

A. CaCO3 và HCl

B. Na2SO3 và H2SO4

C. CuCl2 và NaOH

D. Na2CO3 và HNO3

Xem đáp ánĐáp án B

A. Loại

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

⟹ thu được khí CO2: cacbon đioxit

B. Đúng

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

⟹ thu được khí SO2: lưu huỳnh đioxit

C. Loại

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

⟹ không thu được khí.

D. Loại

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2↑ + H2O

⟹ thu được khí CO2: cacbon đioxit

Câu 12. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. Ozon.

B. Dẫn xuất flo của hidrocacbon.

C. Cacbon đioxit.

D. Lưu huỳnh đioxit.

Xem đáp ánĐáp án D

SO2 góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit

Câu 13. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:

A.dung dịch NaOH

B.dung dịch HCl

C.dung dịch AgNO3

D.dung dịch BaCl2

Xem đáp ánĐáp án A

Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là dung dịch NaOH vì tạo kết tủa

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaNO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

Câu 14. Cho Na2O vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?

A. NaCl.

B. FeCl3.

C. CuCl2.

D. MgCl2.

Xem đáp ánĐáp án D

Khi cho Na2O vào nước có phản ứng sau: Na2O + H2O → NaOH

A. NaCl không phản ứng với NaOH

B. FeCl3 tác dụng với NaOH sinh ta kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

C. CuCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu xanh lam: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

D. MgCl2 tác dụng với NaOH sinh ra kết tủa màu trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Câu 15. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaNO3, NaOH.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 6

Xem đáp ánĐáp án C

+) Quỳ tím hóa đỏ: NaHSO4

+) Quỳ tím hóa xanh: Na2CO3 và NaOH

Na2CO3 + NaHSO4 → sủi bọt khí

Na2CO3 + 2 NaHSO4 → 2 Na2SO4 + H2O + CO2

NaOH + NaHSO4 → không hiện tượng

+) Quỳ không đổi màu: NaCl, NaHCO3, NaNO3

NaHCO3 + NaHSO4 → sủi bọt khí

NaHCO3 + NaHSO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

NaNO3, NaCl + NaHSO4→ không hiện tượng

Vậy phân biệt được 4 chất.

Câu 16. Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

A. Na2SO4.

B. FeSO4.

C. NaOH.

D. MgSO4.

Xem đáp ánĐáp án B

Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2 (1)

Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

→ X là dung dịch muối của kim loại có tính khử yếu hơn Zn

→ dung dịch cần dùng là FeSO4

-------------------------

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Hóa học 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?. Nội dung tài liệu chủ yếu giúp củng cố kiến thức, luyện tập thành thạo các dạng bài tập liên quan về chủ đề.

Ngoài tài liệu trên, các bạn còn có thể tham khảo các Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Từ khóa » Cặp Chất Nào Sau đây Cùng Tồn Tại Trong Dd