Cặp Chất Nào Sau đây Không Cùng Tồn Tại Trong Một Dung Dịch

Trắc nghiệm: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. CuSO4​ và NaOH.

B. FeCl3​ và NaNO3​.

C. Cu(NO3​)2​ và H2​SO4​.

D. NaOH và Na2​CO3​.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. CuSO4​ và NaOH.

Cặp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch là CuSO4​ và NaOH.

Giải thích:

Cặp chất có phản ứng với nhau sẽ không tồn tại được trong một dung dịch.

A. Không cùng tồn tại vì CuSO4​ + 2NaOH → Cu(OH)2​↓ + Na2​SO4​

B,C,D Các chất không có pư với nhau nên tồn tại được trong 1 dung dịch.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về tính chất, ứng dụng của CuSO4 nhé!

Mục lục nội dung I. Đồng Sunfat (CuSO4) là gì?II. Tính chất vật lí:III. Tính chất hóa họcIV. Điều chếV. Công dụng của CuSO4:

I. Đồng Sunfat (CuSO4) là gì?

   Đồng Sunfat là một hợp chất hóa học vô cơ có công thức là CuSO4, tồn tại ở dạng khan và dạng ngậm nước. CuSO4 không kết tủa, hòa tan trong nước tạo thành dung dịch màu xanh đặc trưng. Hóa trị của Cu trong CuSO4 là II, lưu huỳnh (S) có số oxy hóa là 6+.

1. CuSO4 Khan

Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch

Ở dụng muối khan, khoáng vật chalcocyanit CuSO4 là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm của không khí để tạo thành hydrat CuSO4·5H2O màu lam. CuSO4 ngoài đọc là Đồng 2 Sunfat thì còn được gọi là Cupric sunfat, Vitriol xanh dương, Bluestone, Đồng monosunfat…

  Về cấu tạo phân tử, đồng sunfat là liên kết ion giữa cation đồng  (Cu2+) và anion sunfat (SO42-).

2. Đồng sunfat ngậm nước

  Đồng ngậm nước hay đồng sunfat ngậm nước có công thức CuSO4.nH2O. Nó còn có tên gọi khác là phèn xanh vì là chất bột màu xanh đặc trưng. Đi kèm đặc tính tan được trong nước, không tạo mùi, không hề bị bắt cháy. Muối ngậm nước này tồn tại ở các dạng phổ biến như:

+ Dạng Pentahydrat phổ biến nhất, khoáng vật chalcanthit (CuSO4.5H2O)

+ Dạng Trihydrat, khoáng vật bonattite (CuSO4.3H2O)

+ Dạng Heptahydrat, khoáng vật boothit (CuSO4.7H2O)

   Các dạng ngậm nước khác ví dụ như CuSO4·6H2O, CuSO4·9H2O và CuSO4·44H2O đều rất phổ biến. Trong tự nhiên, đa phần chúng tồn tại ở dạng phổ biến nhất là pentahydrate có công thức hóa học là CuSO4.5H2O.

   Pentahydrat CuSO4·5H2O là những tinh thể tam tà màu xanh lam, trong đó ion Cu2+ được phối trí kiểu bát diện lệch. Bao quanh ion Cu2+ có bốn phân tử nước cùng nằm trên một mặt phẳng, hai nhóm SO42- nằm ở hai phía của mặt phẳng và trên cùng một trục còn phân tử H2O thứ năm, bằng liên kết hydro, liên kết với một phân tử H2O của mặt phẳng và với một nhóm SO42-. Khi đun nóng, pentahydrat mất nước dần và đến 250 ℃ biến thành muối khan:

CuSO4·5H2O → CuSO4·3H2O → CuSO4·H2O → CuSO4.

   Pentahydrat CuSO4·5H2O là hóa chất thông dụng nhất của đồng. Được dùng vào việc tinh chế đồng kim loại bằng phương pháp điện phân, với nhiều ứng dụng khác trong công nông nghiệp. Nó còn có thể dùng để điều chế nhiều hợp chất của đồng.

II. Tính chất vật lí:

- Đồng (II) sulfat CuSO4 là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm của không khí để tạo thành hiđrat CuSO4.5H2O màu lam. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng CuSO4 khan để phát hiện nước ở lẫn trong hợp chất hữu cơ.

- Tan tốt trong nước.

III. Tính chất hóa học

- Có tính chất hóa học của muối.

1. Tác dụng với dung dịch bazo:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

2. Tác dụng với muối:

    BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4

IV. Điều chế

- Cho đồng (II) oxit tác dụng với H2SO4

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2

- Cho đồng phản ứng với H4SO4 đặc nóng

    Cu + 2H2SO4  CuSO4 + SO2 +2H2O

V. Công dụng của CuSO4:

CuSO4 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số công dụng tiêu biểu như:

+ Tác dụng làm sạch nước hồ bơi, diệt rêu tảo trong hồ bơi

+ Sử dụng như chất tạo màu trong lĩnh vực in vải, dệt nhuộm, làm gốm, làm kính,… . Tạo ra màu xanh lá và xanh lam.

+ Là một trong những thành phần chính được dùng trong thuốc trừ sâu để tạo ra kháng sinh cho cây trồng. Đồng thời bổ sung lượng Cu bị thiếu cho cây, thuốc kháng sinh cho động vật, chất khử trùng, thuốc diệt cỏ…

+ Có trong thức ăn gia súc, phân bón và còn được dùng làm chất xúc tác.

+ Ngoài ra, tinh thể đồng sunphat cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp lọc kim loại và sơn tàu thuyền. Đồng sunphat trị nấm cũng khá hiệu quả..

Từ khóa » Cặp Chất Không Tồn Tại Trong Dung Dịch