Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Buôn Bán Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Thước bảo vệ thực vật là một loại thuốc có tính độc hại làm ô nhiễm môi trường như: không khí, đất, nước,…Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện bởi vì thuốc bảo vệ có hại cho đất và mội trường tự nhiên.Vậy để được cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì cần đáp ứng các điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được pháp luật quy định cụ thể nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng dễ dàng đáp ứng. Như vậy, tổ chức cá nhân muốn được cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì cần làm gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì tôi phải làm thủ tục này như thế nào? Luật sư có thể giải đáp giúp tôi?

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

– Thông tư Số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

– Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

1. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Thuốc bảo vệ thực vật được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là  hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ít gây độc hại.

Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hoặc nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng và được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được phép nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Pháp lệnh này; Nhập khẩu, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng, không đúng với nội dung đã đăng ký.

2. Cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Người dân và Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh, buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của nhà nước tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

– Bước 2: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh:

+ Khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật từ các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký kinh doanh. Văn thư chuyển cho lãnh đạo Chi cục xem xét phân công cho cán bộ nghiệp vụ.

+ Khi nhận được hồ sơ do lãnh đạo phân công, cán bộ nghiệp vụ được phân công có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ của cá nhân, tổ chức xem có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh hay không.

+ Nếu hồ sơ cá nhân, tổ chức xin cấp phép đủ điều kiện thì tiến hành viết vào chứng chỉ theo mẫu có sẵn do Chi cục đã in trình lãnh đạo ký duyệt và vào số, vào sổ theo dõi, lưu hồ sơ và ban hành.

+ Trả kết quả cho người yêu cầu tại Chi cục Bảo vệ thực vật.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật;

– Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp trung cấp Nông lâm nghiệp trở lên, chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Lâm sinh hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc BVTV do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp đang còn giá trị sử dụng;

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú;

– Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã cấp và có giá trị từ 6 tháng kể từ ngày cấp;

– Nộp 03 ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).

– Thời hạn giải quyết: Trong vòng 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Cơ quan thực hiện:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ Thực vật.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ Thực vật.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

– Có văn bằng về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp;

– Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

(Theo Điều 17 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/ NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ)

Thứ nhất về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Những điều kiện bạn viết như trên là điều kiện theo quy định đã hết hiệu lực. Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại điều 63 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013, cụ thể:

“Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;

b) Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;

c) Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.”

Với căn cứ trên, có thể thấy rằng hiện nay không còn chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nữa mà nó được thay thế bởi Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật”

Thứ hai, về thời hạn của loại giấy này. Theo quy định tại điều 38 và phụ lục XXII của thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thì giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trên toàn quốc và không thời hạn. Do đó trong trường hợp của bạn khi bạn chuyển lên tỉnh Gia Lai sống thì giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật  vẫn có giá trị pháp lý.

Điều kiện với người trực tiếp quản lý

Theo như quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có:

– Trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học;

– Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Cụ thể theo quy định tại Điều 32 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT  hướng dẫn chi tiết những đối tượng là người trực tiếp quản lý (chủ cơ sở buôn bán) thuốc bảo vệ thực vậtn thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; Người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định.

Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về khoảng cách an toàn

Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định là điều kiện thứ hai để được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Chi tiết điều kiện về địa điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:

– Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm; Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 m2; Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió;

– Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

– Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m; có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa; Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.

– Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Có kho thuốc, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc

Kho thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố là một trong ba điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 . Cụ thể hóa quy định này tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 123/2018/NĐ-CP, Chính phủ quy định như sau:

– Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

– Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Từ khóa » đại Lý Bán Thuốc Bvtv Phú Thọ