Cấp Cứu A9 Bạch Mai - Nơi Sinh Mạng ở Giữa Sự Sống Và Cái Chết

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Sức khỏe
  • Tin tức
Thứ ba, 16/7/2019, 05:02 (GMT+7) Cấp cứu A9 Bạch Mai - nơi sinh mạng ở giữa sự sống và cái chết

Ở khoa Cấp cứu A9 có 4 bảng màu để phân loại tình trạng nghiêm trọng của bệnh nhân: màu đỏ, da cam, màu vàng, xanh lá.

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, là bệnh viện tuyến cuối tại miền Bắc có nhịp độ làm việc căng thẳng và nóng bậc nhất cả nước. Riêng Hồi sức cấp cứu là khoa "đầu sóng ngọn gió", là "chuyến xe định mệnh cuối cùng" của người bệnh từ khắp mọi nơi đổ về. Mỗi ngày, khoa tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân, trong đó đến 70% là bệnh nặng.

Khoa Hồi sức, Chống độc cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trước năm 2000 nằm ở tòa nhà A9 của bệnh viện, sau này tách ra thành từng tầng riêng. Khoa Hồi sức Cấp cứu vẫn ở tòa nhà A9 nên thường được gọi là Cấp cứu A9. Hiện khoa có khoảng 20 bác sĩ, 80 điều dưỡng thay phiên nhau trực 2 ca. 

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, là bệnh viện tuyến cuối tại miền Bắc có nhịp độ làm việc căng thẳng và nóng bậc nhất cả nước. Riêng Hồi sức cấp cứu là khoa "đầu sóng ngọn gió", là "chuyến xe định mệnh cuối cùng" của người bệnh từ khắp mọi nơi đổ về. Mỗi ngày, khoa tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân, trong đó đến 70% là bệnh nặng.

Khoa Hồi sức, Chống độc cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai trước năm 2000 nằm ở tòa nhà A9 của bệnh viện, sau này tách ra thành từng tầng riêng. Khoa Hồi sức Cấp cứu vẫn ở tòa nhà A9 nên thường được gọi là Cấp cứu A9. Hiện khoa có khoảng 20 bác sĩ, 80 điều dưỡng thay phiên nhau trực 2 ca. 

Tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ dựa vào bảng màu để phân loại bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bảng đỏ là ưu tiên số 1, cần hồi sức ngay lập tức. Đây là những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, rối loạn ý thức, ngừng tuần hoàn, có biểu hiện tâm thần gây nguy hiểm cho bản thân và người khác... Bảng màu da cam ở mức ưu tiên 2, cấp cứu dưới 10 phút. Bảng vàng ưu tiên 3, cấp cứu trong vòng 30 phút và bảng màu xanh lá có thể theo dõi và điều trị trong một giờ. 

Tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ dựa vào bảng màu để phân loại bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Bảng đỏ là ưu tiên số 1, cần hồi sức ngay lập tức. Đây là những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, rối loạn ý thức, ngừng tuần hoàn, có biểu hiện tâm thần gây nguy hiểm cho bản thân và người khác... Bảng màu da cam ở mức ưu tiên 2, cấp cứu dưới 10 phút. Bảng vàng ưu tiên 3, cấp cứu trong vòng 30 phút và bảng màu xanh lá có thể theo dõi và điều trị trong một giờ. 

Bệnh nhân cấp cứu ban đầu được khám sàng lọc và đánh giá lâm sàng nhanh. Bác sĩ thu thập thêm một số thông tin như lý do đến khám, chức năng sống, tình trạng ý thức, dáng vẻ chung của bệnh nhân, khả năng đi lại. Tất cả thông tin bệnh nhân, các chỉ định điều trị... đều được ghi chép vào hồ sơ bệnh án. 

Bệnh nhân cấp cứu ban đầu được khám sàng lọc và đánh giá lâm sàng nhanh. Bác sĩ thu thập thêm một số thông tin như lý do đến khám, chức năng sống, tình trạng ý thức, dáng vẻ chung của bệnh nhân, khả năng đi lại. Tất cả thông tin bệnh nhân, các chỉ định điều trị... đều được ghi chép vào hồ sơ bệnh án. 

Bệnh nhân sau phân loại được chuyển phòng cấp cứu 1. Những ca nặng điều trị tại phòng cấp cứu số 3, thở bằng máy và được theo dõi liên tục. Nhiều trường hợp đột ngột chuyển biến xấu, bác sĩ luôn phải trong trạng thái sẵn sàng. 

Bệnh nhân sau phân loại được chuyển phòng cấp cứu 1. Những ca nặng điều trị tại phòng cấp cứu số 3, thở bằng máy và được theo dõi liên tục. Nhiều trường hợp đột ngột chuyển biến xấu, bác sĩ luôn phải trong trạng thái sẵn sàng. 

Đối với bệnh nhân nặng, tình trạng có thể thay đổi liên tục. Do đó, bất cứ lúc nào, bác sĩ cũng phải sẵn sàng tham gia cấp cứu, kể cả nửa đêm. Tất cả mọi người ở khoa cấp cứu luôn phải xác định là nhiều áp lực, căng thẳng từ khối lượng công việc, chuyên môn và nguy cơ từ người nhà của người bệnh.

Đối với bệnh nhân nặng, tình trạng có thể thay đổi liên tục. Do đó, bất cứ lúc nào, bác sĩ cũng phải sẵn sàng tham gia cấp cứu, kể cả nửa đêm. Tất cả mọi người ở khoa cấp cứu luôn phải xác định là nhiều áp lực, căng thẳng từ khối lượng công việc, chuyên môn và nguy cơ từ người nhà của người bệnh.

Phần lớn trên đầu giường bệnh treo bảng màu cam. Mỗi bệnh nhân có một người nhà ở cạnh để hỗ trợ, chăm sóc. Thông thường, thời gian vào thăm bệnh là sau 11h và sau 16h.

"Trong năm lúc nào bệnh nhân cũng đông. Những ngày lễ tết là lúc cuộc chiến với tử thần thêm phần khốc liệt", bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ. 

Phần lớn trên đầu giường bệnh treo bảng màu cam. Mỗi bệnh nhân có một người nhà ở cạnh để hỗ trợ, chăm sóc. Thông thường, thời gian vào thăm bệnh là sau 11h và sau 16h.

"Trong năm lúc nào bệnh nhân cũng đông. Những ngày lễ tết là lúc cuộc chiến với tử thần thêm phần khốc liệt", bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ. 

Theo bác sĩ, bệnh nhân cấp cứu đều là những ca nặng được chuyển lên từ tuyến dưới. Ngày thường cũng như chủ nhật và ngày lễ, số bác sĩ, điều dưỡng trực tại viện vẫn như nhau. Mỗi kíp trực gồm 2 bác sĩ và 10 điều dưỡng nhận ca từ 16h30 ngày hôm trước và đổi ca vào lúc 9h sáng hôm sau.

Theo bác sĩ, bệnh nhân cấp cứu đều là những ca nặng được chuyển lên từ tuyến dưới. Ngày thường cũng như chủ nhật và ngày lễ, số bác sĩ, điều dưỡng trực tại viện vẫn như nhau. Mỗi kíp trực gồm 2 bác sĩ và 10 điều dưỡng nhận ca từ 16h30 ngày hôm trước và đổi ca vào lúc 9h sáng hôm sau.

Khoa hồi sức là khoa chăm sóc toàn diện, nên áp lực công việc của một điều dưỡng cũng nhiều hơn. Buổi sáng, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các điều dưỡng viên sẽ chăm sóc người bệnh từ vệ sinh răng miệng, cho ăn, thay bỉm, hút đờm... Điều dưỡng cũng liên tục theo dõi diễn biến bệnh mà không có sự hỗ trợ của người nhà để phải kịp thời ứng phó, xử trí khi có dấu hiệu bất thường. Họ còn là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh và người nhà, nhất là vào những ca trực đêm.

Khoa hồi sức là khoa chăm sóc toàn diện, nên áp lực công việc của một điều dưỡng cũng nhiều hơn. Buổi sáng, sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các điều dưỡng viên sẽ chăm sóc người bệnh từ vệ sinh răng miệng, cho ăn, thay bỉm, hút đờm... Điều dưỡng cũng liên tục theo dõi diễn biến bệnh mà không có sự hỗ trợ của người nhà để phải kịp thời ứng phó, xử trí khi có dấu hiệu bất thường. Họ còn là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh và người nhà, nhất là vào những ca trực đêm.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng còn có bác sĩ nội trú và học viên trực tại viện để hỗ trợ 24/24h. Họ vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa phải tư duy và làm việc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ chính. Khi có đủ kinh nghiệm, bác sĩ nội trú phải tự đưa ra quyết định để giải quyết kịp thời những ca bệnh nặng. Đây là thời gian vàng để bác sĩ nội trú rèn nghề và củng cố lý thuyết đồng thời tiếp thu thêm nhiều bài học thực hành, nhất là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng còn có bác sĩ nội trú và học viên trực tại viện để hỗ trợ 24/24h. Họ vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa phải tư duy và làm việc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ chính. Khi có đủ kinh nghiệm, bác sĩ nội trú phải tự đưa ra quyết định để giải quyết kịp thời những ca bệnh nặng. Đây là thời gian vàng để bác sĩ nội trú rèn nghề và củng cố lý thuyết đồng thời tiếp thu thêm nhiều bài học thực hành, nhất là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì.

Theo bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức cấp cứu, không có một công thức chung nào cho bệnh nhân cấp cứu bởi trong thực tiễn, "đã là cấp cứu thì càng nhanh càng tốt, thời gian một giây cũng là vàng". Từ bác sĩ, điều dưỡng đến nhân viên bảo vệ đều phải học được phong thái khẩn trương, nhanh nhẹn để xử lý tình huống kịp thời và không được phép có động tác thừa.

Theo bác sĩ Vũ Tưởng Lân, khoa Hồi sức cấp cứu, không có một công thức chung nào cho bệnh nhân cấp cứu bởi trong thực tiễn, "đã là cấp cứu thì càng nhanh càng tốt, thời gian một giây cũng là vàng". Từ bác sĩ, điều dưỡng đến nhân viên bảo vệ đều phải học được phong thái khẩn trương, nhanh nhẹn để xử lý tình huống kịp thời và không được phép có động tác thừa.

Bài: Thùy AnẢnh: Giang Huy

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe Copy link thành công ×

Từ khóa » Hình ảnh Phòng Cấp Cứu Bệnh Viện Bạch Mai