Cấp Cứu Khi Trẻ Bị Sặc Sữa - Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM
Có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KHI TRẺ BỊ SẶC SỮA
MỤC ĐÍCH:
• Lấy ra được lượng sữa trẻ hít vào đường hô hấp
• Cấp cứu cho trẻ thoát khỏi tình trạng suy hô hấp
• Cấp cứu ngưng tim ngưng thở
CÁCH NHẬN BIẾT:
• Trẻ đang bú, sau bú đột ngột ho, sặc sụa, tím tái
• Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng
• Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim sau khi bú
CÁCH XỬ TRÍ SẶC SỮA:
• Gọi giúp đỡ
• Đặt trẻ nằm sấp trên tay dọc đùi của người cấp cứu (như hình)
• Đầu trẻ ở vị trí thấp hơn thân, cổ ngửa.
• Vỗ lưng: dùng gối cổ tay phải (hoặc trái), vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai
- Ấn ngực:
• Lật trẻ nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ, cẳng tay kẹp sát thân và để dọc theo đùi của người cấp cứu, đầu thấp hơn thân, cổ ngửa.
• Dùng 2 ngón bàn tay phải ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần.
• Quan sát vùng họng và mũi trẻ, nếu có sữa thì hút sạch.
- Đánh giá lại trẻ sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực:
• Nếu hồng hào, khóc tốt: không cần làm tiếp
• Nếu trẻ vẫn còn khó thở: tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực.
- Có thể thực hiện vài lần
- Trong khi cấp cứu như trên phải quan sát đánh giá trẻ. Nếu ngừng tim, ngừng thở thì tiến hành hồi sức ngừng tim, ngừng thở.
- Theo dõi toàn thể trạng và nghe tim phổi của trẻ sau sặc sữa để có hướng xử trí tiếp tục hoặc chuyển tuyến trên.
CÁC BƯỚC HỒI SỨC NGƯNG TIM, NGƯNG THỞ CHO TRẺ < 1 TUỔI:
Bước 1: ẤN NGỰC
- Đặt 2 ngón tay trỏ và giữa của 1 bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, chổ dưới 2 đường nối núm vú.
- ẤN ngực ít nhất 1/3 chiều sâu của lồng ngực, khoảng 4 cm.
- Sau mỗi nhịp ấn để lồng ngực rút về vị trí bình thường. Ấn ngực với tần số khoảng 100L/p.
- Ấn 30 lần.
Bước 2: MỞ ĐƯỜNG THỞ
- Nghiêng đầu về sau, nâng cằm, miệng mở rộng.
- Nếu thấy dị vật cần móc ra bằng tay. Nếu không thấy, không cho bất cứ thứ gì vào miệng để lấy dị vật ra.
Bước 3: HÀ HƠI THỔI NGẠT
- Hít thở bình thường (không hít thở sâu).
- Bịt kín miệng và mũi của trẻ bằng miệng của bạn.
- Thổi 2 lần, mỗi lần kéo dài hơn 1 giây sau đó dừng lấy hơi. Mỗi nhịp thổi sao cho lồng ngực phải nâng.
Bước 4: LẶP LẠI ẤN NGỰC
- Tiếp tục chu kỳ 30 nhịp ấn ngực – 2 thổi ngạt.
- Sau 5 chu kỳ ấn ngực và thổi ngạt (2 phút), nếu không ai giúp đỡ hãy tự bạn gọi cấp cứu.
Từ khóa » Vị Trí ấn Tim ở Trẻ Em
-
Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Trẻ Em | Vinmec
-
Hồi Sinh Tim Phổi (CPR) ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - Cẩm Nang MSD
-
Cấp Cứu Ngưng Tim Ngưng Thở ở Trẻ Em Và Người Lớn đúng Trình Tự
-
[PDF] Ngưng Thở Ngưng Tim - Bệnh Viện Nhi Đồng 1
-
Bài Giảng Nhi Khoa: Cấp Cứu Ngừng Thở Ngừng Tim, Dị Vật đường Thở
-
Hồi Sức Cho Trẻ Ngừng Tim Ngừng Thở - Bác Sỹ Nhi Khoa
-
[PDF] CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ - Bệnh Viện Nhi đồng 2
-
HỒI SỨC TIM PHỔI TRẺ EM - SlideShare
-
CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ
-
NGƯNG THỞ NGƯNG TIM
-
Hướng Dẫn Hô Hấp Nhân Tạo Và Xoa Bóp Tim Ngoài Lồng Ngực
-
Sơ Cứu Dị Vật đường Thở - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC