Cấp Cứu Vì Chóng Mặt Và Khó Thở, Bệnh Nhân Phát Hiện Mắc Bệnh ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện FV – Tối ngày 9/8, bệnh nhân P.V.S (40 tuổi, Hải Phòng) nhập viện FV trong tình trạng đột ngột chóng mặt, đau ngực khó thở và có hiện tượng trào bọt hồng ở miệng.
Đã nhiều năm, bệnh nhân thường xuyên chóng mặt và đi khám ở nhiều nơi nhưng vẫn không tìm rõ căn nguyên để điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân thường có cảm giác mỏi chân dù chỉ di chuyển một quãng đường rất ngắn.
Đã nhiều năm, bệnh nhân thường xuyên chóng mặt và đi khám ở nhiều nơi nhưng vẫn không tìm rõ căn nguyên để điều trị
Thời điểm cấp cứu, bác sĩ Phạm Lưu Nhật Hoàng – Phó khoa Tai nạn & Cấp cứu bệnh viện ghi nhận bệnh nhân khó thở, trào bọt hồng ở miệng, hai bên phổi nghe nhiều âm thanh lớn, ngắt quãng (rales ẩm). Bệnh nhân nhanh chóng được thở oxy, chụp X-quang phổi và thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu, bác sĩ Hoàng chẩn đoán bệnh nhân P.V.S bị nhồi máu cơ tim cấp kèm rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất) và phù phổi cấp. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu nội khoa bằng thuốc, thở oxy. Thông tin bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến chuyên khoa Tim mạch.
Trước tình huống nguy cấp, e-kip Can thiệp Tim mạch FV đứng đầu là Trưởng khoa Tim mạch – Bác sĩ Huỳnh Ngọc Long chỉ định bệnh nhân cần can thiệp nội mạch tại phòng Cathlab. Bệnh nhân P.V.S được xác định hẹp động mạch liên thất trước khoảng 70%. Với kinh nghiệm hơn 10.000 ca can thiệp thành công, bác sĩ Long đã khai thông vị trí hẹp đồng thời đặt stent giúp bệnh nhân tránh được tình trạng tái hẹp về sau. Bệnh nhân hết đau ngực, hít thở dễ dàng, sinh hiệu ổn định và được đưa vào theo dõi tại khoa Hồi sức Cấp cứu.
Tại khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, hình ảnh nhìn thấy bị nhân đôi, rung giật nhãn cầu, liệt mặt bên trái, đồng thời không bắt được mạch ở hai chân. Sau khi hội chẩn với bác sĩ Bùi Kim Mỹ (chuyên khoa Nội – Thần kinh) và bác sĩ Lương Ngọc Trung (chuyên khoa Mạch máu), bệnh nhân P.V.S được thực hiện chụp MRI não, CT scan toàn thân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu não gây nhồi máu cấp tính vùng tiểu não bên trái và tắc động mạch chủ bụng. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt và đi lại khó khăn.
Thời điểm đó, tình huống bệnh nhân P.V.S phức tạp do có biểu hiện tắc mạch nhiều nơi (mạch vành tim, mạch máu não, động mạch chủ bụng). Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch do xơ vữa lại rất thấp (bệnh nhân còn trẻ chỉ mới 40 tuổi, không hút thuốc lá, không béo phì, không rối loạn mỡ máu, không tăng huyết áp, không đái tháo đường, gia đình không có tiền sử bị nhồi máu cơ tim sớm…). Bên cạnh đó, các xét nghiệm về bệnh lý tăng đông (Protein C, Protein S, anti-thrombin III, homocystein) và bệnh tự miễn kiểm tra đều âm tính. Trước “ma trận” thông tin, các bác sĩ khoa Tim mạch đã hội chẩn với các bác sĩ khoa Nội, cùng thăm khám bệnh nhân và xem xét lại hồ sơ bệnh án cũng như các xét nghiệm đã được thực hiện. Sau cùng, bác sĩ Phan Văn Trung – người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội khoa – phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý đa hồng cầu. Cụ thể, chỉ số hồng cầu tăng cao đến 7.430.000/mm3, Hb 20.2g/dl, độ cô đặc máu tăng cao HCT 63.8% – đây là nguyên nhân gây ra tắc động mạch nhiều nơi.
Các bác sĩ khoa Tim mạch đã hội chẩn với các bác sĩ khoa Nội, cùng thăm khám bệnh nhân và xem xét lại hồ sơ bệnh án cũng như các xét nghiệm đã được thực hiện
Với sự hỗ trợ hội chẩn của các bác sĩ chuyên khoa Huyết học của bệnh viện Truyền máu Huyết học Tp. HCM, bệnh nhân P.V.S được tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh đa hồng cầu như huyết tủy đồ, sinh thiết tủy và xét nghiệm máu tìm đột biến JAK2.
Kết quả xác định, bệnh nhân có đột biến JAK2 dương tính. Tình trạng biến chứng gây tắc mạch ở nhiều nơi. Số lượng hồng cầu hơn gấp 3 lần so với người bình thường khiến độ cô đặc máu lên đến 64%. Đây chính là nguyên do khiến người bệnh tắc nghẽn những vị trí quan trọng, gây nên nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu não và tắc động mạch chủ bụng gây ra thiếu máu ở chân. Bác sĩ Phan Văn Trung cho biết: “Đây là một trường hợp bệnh đa hồng cầu biến chứng tắc mạch nặng và hiếm gặp. Chúng tôi đã cứu sống được bệnh nhân, nhưng điều quan trọng hơn hết là đã tìm ra nguyên nhân, điều trị đúng để giúp bệnh nhân ngăn chặn biến chứng tắc mạch chi, tắc mạch máu não và nhồi máu cơ tim tái phát”.
Dựa trên kết quả chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân P.V.S được các bác sĩ chỉ định trích bỏ máu, truyền dịch, dùng thuốc khống chế căn bệnh đa hồng cầu. Hai tuần sau đó, bệnh nhân được xuất viện trở về quê nhà Hải Phòng để thuận tiện nghỉ ngơi và điều trị. Như từ cõi chết trở về, bệnh nhân P.V.S cảm kích nói với các bác sĩ: “Tôi thật là may mắn, nếu không vào FV kịp thời có lẽ giờ đã không còn trên đời này nữa!”.
Sau nhiều năm chống chọi với tình trạng chóng mặt và đau chân khi đi lại, nguyên nhân căn bệnh của bệnh nhân P.V.S đã được các bác sĩ Bệnh viện FV xác định. Để làm được điều đó, sự hợp tác và phối hợp của tập thể các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa là yếu tố then chốt mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Từ khóa » Khó Thở Chóng Mặt Mệt Mỏi Là Bệnh Gì
-
Thường Xuyên Tức Ngực, Khó Thở, Chóng Mặt Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Căn Nguyên Của Triệu Chứng Khó Thở, Chóng Mặt Và Hướng Xử Trí
-
Triệu Chứng Mệt Mỏi Khó Thở Và Chóng Mặt Là Bệnh Gì?
-
Thường Khó Thở, đau Thắt Ngực, Người Mệt Mỏi, Chóng Mặt Là Dấu ...
-
Chóng Mặt Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Tim đập Nhanh Khó Thở Chóng Mặt Buồn Nôn Là Do đâu?
-
Dấu Hiệu Khó Thở, Hoa Mắt, Chóng Mặt Có Nguy Hiểm Không?
-
Mệt Mỏi Kéo Dài: Cảnh Báo 13 Bệnh Lý Nguy Hiểm
-
Đừng Chủ Quan Với Dấu Hiệu Chóng Mặt, Khó Thở
-
Triệu Chứng Tức Ngực, Khó Thở, Chóng Mặt Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Khó Thở Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Phải Xử Trí Làm Sao?
-
Chóng Mặt, Buồn Nôn, đau đầu, Mệt Mỏi: Những điều Cần Biết
-
Chóng Mặt Sau Khi Luyện Tập | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC HỘI CHỨNG “HẬU COVID-19”