Cấp đổi Chứng Minh Nhân Dân Khi Chứng Minh Bị Nhòe, Rách?
Có thể bạn quan tâm
Chứng minh thư nhân dân là loại giấy tờ thường được sử dụng hầu hết trong tất cả các giao dịch từ dân sự, hành chính đến hình sự… Bởi lẽ đây là loại giấy tờ thể hiện rất rõ tất cả các thông tin của chủ thể sử dụng chứng minh thư nhân dân. Cũng chính vì lý do này, nên yêu cầu về hình thức đối với chứng minh thư nhân dân là vô cùng khắt khe. Trong các giao dịch hầu hết đều có yêu cầu về hình thức đối với chứng minh thư nhân dân đó là không được rách hay nhòe. Vậy nếu trong trường hợp chứng minh thư nhân dân bị nhòe hoặc rách thì sẽ xử lý ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 05/1999/NĐ-CP.
– Thông tư 04/1999/TT-BCA.
– Luật căn cước công dân 2014.
Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật về hình thức của chứng minh thư nhân
- 2 2. Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật
- 3 3. Những trường hợp nào thì cần phải thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân?
- 4 4. Cấp đổi chứng minh nhân dân khi chứng minh bị nhòe, rách?
1. Quy định pháp luật về hình thức của chứng minh thư nhân
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP. có quy định về hình thức của chứng minh thư nhân dân cụ thể như sau:
+ Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
+ Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
+ Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.”.
Như vậy, ta có thể thấy việc quy định về hình thức cũng như nội dung của chứng minh thư nhân dân luôn luôn rõ ràng và nhất định phải tuân thủ theo quy định pháp luật đã được quy định. Việc quy định như vậy bởi lẽ chứng minh thư nhân dân là loại giấy tờ được quốc gia công nhận hợp pháp để cung cấp thông tin cá nhân của chủ sở hữu thẻ, được thực hiện trong tất cả các giao dịch trong đời sống.
Việc quy định như vậy sẽ khiến cho việc quản lý của cơ quan chức năng, nhà nước trong các giao dịch trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bởi lẽ những chi tiết về hình thức như chiều dài chiều rộng của chứng minh thư nhân dân hoặc những chi tiết về nội dung của chứng minh thư nhân dân cũng được quy định rất rõ ràng và cụ thể như về đặc điểm nhận dạng, dấu dập nổi….
Xem thêm: Xác định số của số hộ khẩu khi cấp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng2. Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật
Như chúng ta đã biết những điều kiện cơ bản để được cấp chứng minh thư nhân dân hiện nay đó là phải đủ 14 tuổi, và phải đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, là công dân Việt Nam. Nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì chủ thể sẽ được cấp giấy chứng minh thư nhân dân theo đúng quy định pháp luật. Nhưng bên cạnh đó, không phải trong bất cứ trường hợp nào, cứ đủ 14 tuổi hay là công dân Việt Nam thì được thực hiện cấp giấy chứng minh thư nhân dân.
Một số trường hợp không được cấp chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật như sau:
1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân.
Việc pháp luật phân chia ra các đối tượng được cấp chứng minh thư nhân dân và không được cấp chứng minh thư nhân dân giúp cho việc quản lý của cơ quan nhà nước trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ việc, việc được cấp chứng minh thư nhân dân và không được cấp chứng minh thư nhân dân cũng là một trong những cách thức hạn chế quyền , hạn chế việc thực hiện các giao dịch dân sự, thủ tục hành chính theo quy định pháp luật mà Nhà nước đưa ra theo quy định pháp luật.
3. Những trường hợp nào thì cần phải thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân?
Trong quá trình sử dụng chứng minh thư nhân dân, không phải lúc nào người sử dụng cũng giữ gìn được chứng minh thư nhân dân, sẽ có những trường hợp không may xảy ra dẫn đến việc bị mất, bị rách chứng minh thư nhân dân. Vậy trong những trường hợp cụ thể nào sẽ phải bắt buộc thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân
+ Trong trường hợp chứng minh thư nhân dân bị hết hạn sử dụng
Như chúng ta đã biết chứng minh thư nhân dân có thời hạn sử dụng là 15 năm. Vậy sau khi chứng minh thư nhân dân hết hạn sử dụng thì đương nhiên người sử dụng chứng minh thư nhân dân cần thực hiện thủ tục cấp lại thẻ
Xem thêm: Để lộ ảnh hai mặt thẻ căn cước công dân có ảnh hưởng gì không?+ Trong trường hợp người sử dụng chứng minh thư nhân dân muốn thay đổi các thông tin cá nhân trên chứng minh thư nhân dân
Các thông tin cá nhân được đề cập tới ở đây, chính là những thông tin như ngày tháng năm sinh nếu bị sai, tên của chủ chứng minh thư nhân dân sau khi thực hiện thủ tục thay đổi họ tên…..Việc này thực hiện để đảm bảo yêu cầu theo nguyên tắc thông tin trên chứng minh thư nhân dân và thông tin của người dùng thẻ phải đảm bảo nguyên tắc trùng khớp với nhau
+ Trong trường hợp chứng minh thư nhân dân bị rách, bị nhòe bị mờ thông tin
Các thông tin cá nhân được đề cập tới ở đây chính là hình ảnh, thông tin về tên tuổi, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nhận dạng hay dấu vân tay, tất cả các thông tin có trên chứng minh thư nhân dân nếu không rõ ràng đều phải thực hiện thủ tục cấp lại chứng minh thư nhân dân mới
4. Cấp đổi chứng minh nhân dân khi chứng minh bị nhòe, rách?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư Luật Dương gia, em có một vấn đề đang gặp vướng mắc rất cần sự hỗ trợ và tư vấn từ phía luật sư Luật Dương gia! Luật sư cho em hỏi vấn đề như sau: hiện nay em đang sinh sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng em lại đăng ký thường trú ở Hà Nội. Hôm vừa rồi em có ra ngân hàng để thực hiện giao dịch chuyển tiền nhưng em phát hiện ra chứng minh nhân dân của em bị rách, bị nhòe hết số. Ngân hàng không thực hiện thủ tục giao dịch cho em dù em có lấy các giấy tờ khác để chứng minh thông tin cá nhân. Nhân viên Ngân hàng có yêu cầu em về làm lại thủ tục cấp giấy chứng minh thư nhân dân,bây giờ em muốn làm lại chứng minh thư nhân dân thì có thể làm được ở Hồ Chí Minh hay phải về Hà Nội để làm ạ? Mong luật sư Luật Dương gia hỗ trợ và giải đáp cho em! Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 05/1999/NĐ-CP.
– Thông tư 04/1999/TT-BCA.
– Luật căn cước công dân 2014.
2. Giải quyết vấn đề:
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định các trường hợp cấp đổi chứng minh nhân dân như sau:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
Xem thêm: Thủ tục làm lại chứng minh thư khi mất hết giấy tờ– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Thủ tục cấp đổi xe điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì hồ sơ cấp đổi chứng minh nhân dân như sau:
– Đơn trình bầy rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;
– Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
– Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại chứng minh thư nhân dân phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;
– Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);
– Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
– Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và chứng minh thư nhân dân;
– Nộp lệ phí;
– Các trường hợp đổi chứng minh thư nhân dân phải nộp lại giấy chứng minh thư nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), chứng minh thư nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.
Thẩm quyền cấp đổi chứng minh nhân dân là cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người có yêu cầu có đăng ký thường trú. Do đó nếu bạn cấp đổi chứng minh nhân dân thì bắt buộc bạn phải ra Hà Nội để thực hiện cấp đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đổi sang thẻ căn cước công dân thì bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục tại Thành phố Hồ Chính Minh theo Điều 26 Luật căn cước công dân 2014:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Từ khóa » Cmnd Bị Mờ Số
-
CMND Bị Mờ Có Mở Thẻ Ngân Hàng được Không? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ Có Chứng Thực được Không?
-
Khổ Vì Số Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ - Báo Tuổi Trẻ
-
Chứng Minh Thư Bị Mờ Có Phải Làm Lại Không - WIKI LUẬT
-
Chứng Minh Nhân Dân Bị Mờ ảnh Có được Chứng Thực Không?
-
Hướng Dẫn Cách Làm Rõ Chứng Minh Thư ảnh Bị Mờ Hiệu Quả Nhất
-
CMND Bị Mờ Số, Nhoè ảnh Có đi Máy Bay được Không ? - Tân Phi Vân
-
Khi Số CMND Bị đảo Số Sau Khi Xin Cấp Lại - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lo Lắng Vì CMND 12 Số Bị Mờ, Bong Tróc - PLO
-
Làm Thế Nào để Vay Khi CMND Của Tôi Bị Hỏng?
-
Thủ Tục Cấp Lại Chứng Minh Nhân Dân, Cước Công Dân Bị Mất Năm ...
-
Chứng Minh Nhân Dân Cũ, Mất, Hết Hạn Có đi Máy Bay được Không?
-
Xin Cấp Lại CMND Nhưng Giữ Lại Số CMND Cũ