[Cập Nhật 2021] Phác đồ điều Trị Tay Chân Miệng Theo Hướng Dẫn ...
Có thể bạn quan tâm
Tay chân miệng là bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ với tỷ lệ cao. Đây là bệnh do virus gây ra và có thể lây cho người khác. Bệnh tay chân miệng lành tính và khỏi sau 5-7 ngày nếu được chữa trị hợp lý kết hợp với ngăn ngừa biến chứng mà chúng có thể gây ra trên thần kinh, tim mạch và hô hấp. Để phòng và điều trị bệnh cho bé được hiệu quả nhất, cha mẹ hãy cùng chúng tôi cập nhật mới nhất về phác đồ điều trị tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
I. Tổng quan về bệnh
Tay chân miệng là bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Thời gian gặp nhiều là khoảng tháng 3 -tháng 5, tháng 9 -tháng 12. Bệnh xuất hiện đầu tiên với những biểu hiện như sốt, ho, đau họng. Đây là những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với các bệnh vào thời điểm giao mùa như cảm cúm, dị ứng thời tiết. Cũng vì thế mà nó có thể khiến gia đình nhầm tưởng với bệnh khác, từ đó xử lý chưa thực sự chính xác và quan sát chặt chẽ tiến triển bệnh của trẻ.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do virus thuộc nhóm Enterovirus, điển hình là Coxsackie Virus, Enterovirus,.. Virus này lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch từ nốt phỏng nước, chất bài tiết của bệnh nhân hoặc từ môi trường có nhiễm virus.
Virus tay chân miệng có trong môi trường nhưng trẻ em lại là đối tượng dễ mắc do:
- Sức đề kháng của trẻ lúc này vẫn còn yếu, chưa đủ khả năng tiêu diệt hay đẩy virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.
- Virus lây chủ yếu qua đường hô hấp nên dễ dàng di chuyển tới những người có tiếp xúc gần với trẻ.
- Trẻ độ tuổi này đang học lớp mẫu giáo. Một trẻ mắc bệnh lây ra nhiều trẻ khác xung quanh.
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh dễ nhầm với cảm, sốt thông thường dẫn tới các mẹ và nhà trẻ không kịp thời cho trẻ cách ly với trẻ khác, dễ khiến trẻ lây chéo cho nhau.
2. Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Theo phác đồ tay chân miệng Bộ Y tế, triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Sốt: ban đầu bé sốt nhẹ, sau vài ngày có thể tăng lên trên 39OC.
- Ho, đau họng.
- Vết loét ở trong miệng (ở lưỡi, lợi, nướu,…)
- Nốt phỏng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, bộ phận sinh dục,…
Ngoài ra, trẻ còn có cảm giác đau, khó chịu, quấy khóc, chán ăn, hay giật mình, ngủ gà, ngủ không sâu giấc.
>>> Xem bài viết: Triệu chứng tay chân miệng theo 4 phân độ bệnh
3. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Tay chân miệng là bệnh lành tính và sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nhiều trường hợp do chữa trị không kịp thời và đúng cách, trẻ mắc bệnh tiến triển lên giai đoạn nặng, sốt cao (trên 39OC) kèm nhiễm khuẩn gây ra các biến chứng lên thần kinh, tim mạch, hô hấp. Bé rối loạn nhịp tim và nhịp hô hấp, phù phổi cấp, tím tái, hôn mê và có nguy cơ tử vong.
4. Vắc xin phòng bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh hay vacxin phòng tay chân miệng, gia đình cần có những biện pháp để bảo vệ và ngăn chặn diễn biến bệnh có thể xảy ra cho bé. Thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh, kiến thức về cách phòng và điều trị bệnh để gia đình luôn sẵn sàng và chủ động trong chăm sóc sức khỏe của bé.
II. Phác đồ điều trị tay chân miệng theo Bộ Y tế
Tay chân miệng là bệnh phổ biến và dễ lây lan thành dịch. Bộ Y tế chú trọng trong việc truyền thông, giáo dục và phổ biến kiến thức tới người dân, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.
Đối với bệnh tay chân miệng cần đảm bảo công tác phòng chống lây lan và điều trị dứt điểm cho người bệnh. Với trẻ mới mắc tay chân miệng ở giai đoạn nhẹ (tay chân miệng độ 1) mẹ có thể cách ly và điều trị tại nhà cho bé.
- Cách ly trẻ tại nhà.
- Điều trị triệu chứng sốt.
- Chống nhiễm khuẩn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
1. Cách ly
Khi phát hiện bé có những biểu hiện sau gia đình cần cách ly tại nhà cho bé:
- Sốt (trên 37,5oC).
- Ho, đau họng.
- Vết loét ở lưỡi, nướu, lợi.
- Xuất hiện nốt phỏng nước xung quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông,…
Cách ly giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ khác. Đồng thời bé tránh được bội nhiễm và những tác động từ môi trường xung quanh ảnh hưởng. Mẹ giám sát chặt chẽ tiến trình phát triển bệnh và xử lý kịp thời cho bé khi bệnh bé biến chuyển đột ngột.
2. Giảm sốt
Trẻ sốt nhẹ và có xu hướng tăng dần.
Nếu trẻ sốt từ 37,5 đến dưới 38,5oC,
- Để bé nằm ở chỗ thoáng (không có gió lùa), bỏ bớt quần áo.
- Dùng khăn ấm đắp vào trán, bẹn, nách, cổ. Đây là khu vực tập trung nhiều mạch máu. Khăn ấm giúp các mạch máu dưới da giãn nở, tăng cường thoát nhiệt, trao đổi nhiệt với môi trường, giúp bé hạ sốt tự nhiên. Tuy nhiên mẹ cần chú ý thay khăn thường xuyên, không để khăn nguội, lạnh trên da bé.
- Thường xuyên dùng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ trẻ.
Nếu trẻ sốt trên 38,5oC:
- Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10mg/kg/lần, các lần uống cách nhau 6 tiếng. Việc dùng thuốc của bé cần được tư vấn bởi bác sĩ và nhân viên y tế để dùng đúng thuốc với liều phù hợp theo độ tuổi và cân nặng trẻ.
Đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu gia đình thấy trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốt cao >39oC mà dùng các biện pháp trên không đỡ.
- Sốt trên 3 ngày.
- Trẻ nôn ói nhiều.
- Trẻ ngủ gà.
3. Chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
3.1. Vệ sinh vết loét miệng
Vết loét trong miệng là nguyên nhân gây đau, xót, khó chịu nhiều cho trẻ. Đồng thời đây cũng là khu vực dễ nhiễm trùng bởi nấm và vi khuẩn. Kết quả là vết loét lâu lành hơn và có xu hướng mở rộng thêm, trẻ đau, khó chịu, bỏ ăn uống. Theo phác đồ tay chân miệng của Bộ Y tế, biện pháp chống nhiễm khuẩn hiệu quả là sử dụng dung dịch kháng khuẩn.Dung dịch kháng khuẩn mẹ chọn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn, nấm sau khi sử dụng.
- Thành phần an toàn, lành tính cho cơ thể nếu nuốt phải (do sử dụng để sát khuẩn trong khoang miệng).
- Không gây đau, xót cho người dùng.
Những dung dịch sát khuẩn thông dụng trên thị trường các mẹ không nên sử dụng như: oxy già, cồn sát khuẩn (gây xót); cồn iod, xanh methylen (gây nhuộm màu da, không sử dụng trong khoang miệng). Các mẹ có thể sử dụng sản phẩm chuyên dụng là dung dịch sát khuẩn Dizigone– dung dịch có hiệu lực nhanh, không gây đau xót và an toàn khi nuốt phải.
Cách dùng: pha loãng dung dịch sát khuẩn Dizigone với nước, cho trẻ súc miệng ít nhất hai lần (sáng, tối).
3.2. Vệ sinh nốt phát ban, mụn nước trên da
Những nốt phỏng nước, đặc biệt là nốt đã bị vỡ rất dễ bị nhiễm trùng. Chất bẩn, mồ hôi, chất bài tiết tồn lưu lâu trên da sẽ là nơi lý tưởng để mầm bệnh phát triển. Vì thế việc vệ sinh da hàng ngày cho bé là cần thiết.
Vết thương nhiễm trùng khó lành, gây đau đớn và có thể để lại sẹo sau này. Để ngăn chặn vi sinh vật, mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho da nhạy cảm tránh gây kích thích lên da. Hoặc mẹ có thể dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone pha loãng để tắm cho bé. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có thành phần lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho da nhạy cảm.
- Khi tắm, vệ sinh da mẹ cần lưu ý nhẹ tay, tránh gây trầy, xước, vỡ mụn nước.
Với nốt phỏng bị vỡ:
- Nhẹ nhàng dùng khăn giấy thấm và lau khô dịch từ mụn nước. Mẹ nên sử dụng loại khăn dành riêng cho trẻ nhỏ, không chứa chất gây kích ứng da.
- Sát khuẩn vết phỏng nước vỡ bằng dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn cần phải có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm. Đồng thời cho hiệu quả nhanh, mạnh, không gây kích ứng da, đau, xót tại vị trí sử dụng. Mẹ có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone hoặc Povidone iod 1%,…
- Cách dùng: sau khi vệ sinh da, mẹ dùng dung dịch xịt trực tiếp hoặc dùng bông có tẩm dung dịch kháng khuẩn lau nhẹ mụn nước vỡ. Để da khô tự nhiên từ 1-2 phút.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone để vệ sinh nốt phát ban, mụn nước trên da bé
4. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng ăn. Ở giai đoạn này bé cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, cơ thể nhanh phục hồi sau bệnh. Với trẻ đang bú sữa mẹ thì tiếp tục cho bé bú nhiều nhất có thể. Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và an toàn, ngoài ra còn có các kháng thể từ mẹ giúp bé khoẻ hơn để chống lại tác động từ môi trường.
Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé
Với trẻ ăn dặm, gia đình có thể phối hợp đa dạng các loại thức ăn. Ăn đủ và đa dạng vừa kích thích khẩu vị của bé, vừa giúp bé có nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sự phát triển của cơ thể.
- Tinh bột: gạo, ngô, khoai, lúa mạch,…
- Protein: thịt lợn, thịt bò, thịt cá,…
- Vitamin và chất xơ: hoa quả và các loại rau củ.
- Canxi: các loại hải sản như cá nước mặn, tôm, cua, ghẹ, mực,…
- Khác: trứng, sữa, sữa chua,…
>>> Xem bài viết: Tay chân miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Tay chân miệng là bệnh mà trẻ dễ mắc do lây lan trong cộng đồng. Trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nếu gia đình sử dụng tích cực các biện pháp trong hạ sốt, chống nhiễm khuẩn và tăng cường sức khỏe cho bé. Bố mẹ cũng cần thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh khu vực mình sinh sống, nhất là giai đoạn từ tháng 3 -tháng 5, tháng 9 -tháng 12 để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế
Từ khóa » Phác đồ Chẩn đoán Và điều Trị Tay Chân Miệng
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Tay – Chân – Miệng
-
Quyết định 2554/QĐ-BYT Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Tay ...
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng Của Bộ Y Tế
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị Bệnh Tay - Chân - Miệng
-
[PDF] Cập Nhật Phác đồ Sốt Xuất Huyết Và Tay Chân Miệng
-
BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG
-
[PDF] BỆNH TAY CHÂN MIỆNG - Bệnh Viện Nhi Đồng 2
-
Phác đồ điều Trị Bài Giảng Nhi Khoa: Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em ...
-
Tay Chân Miệng - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng Và Sốt Xuất Huyết Của Bộ ...
-
Quyết định Số 1003/QĐ-BYT V/v Ban Hành Hướng Dẫn Chẩn đoán ...
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng ở Trẻ Em
-
BỆNH CHÂN TAY MIỆNG
-
Quyết định 1003/QĐ-BYT Năm 2012 Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị ...