Cập Nhật Bảng Giá Gạch Xây Dựng Hôm Nay 2022 - Xaydungso

Gạch xây dựng không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dưng nào, cùng với sắt thép xây dựng, nó góp phần hình thành nên kết cấu và kiến trúc cho căn nhà. Cũng từ đó mà thị trường gạch xây dựng hiện nay rất sôi động làm cho khách hàng khó nắm bắt về giá. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn cập nhật các loại gạch xây dựng chủ yếu hiện nay cũng như bảng giá gạch xây dựng mới nhất, đầy đủ nhất nhé.

1. Gạch xây dựng là gì?

Gạch xây dựng được dùng phổ biến trong các công trình hiện này là gạch nung truyền thống. Khác với các loại vật liệu xây dựng khác như cát, đá. Gạch nung dùng đất nóng để khuôn và phải trải qua các quá trình nung nóng cho tới khi thành sản phẩm là những khối có màu nâu đỏ. Cũng giống như cát xây dựng, xi măng, gạch là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Chất lượng của gạch cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, độ bền vững của công trình. Do vậy, việc chọn gạch phù hợp với các loại công trình là việc rất quan trọng.

Gạch xây dựng là nguyên vật liệu quan trọng nhất trong quá trình xây dựng, đóng vai trò quyết định đến độ bền của công trình xây dựng. Trước đây, người ta chỉ biết đến sản phẩm gạch xây dựng là gạch chỉ, được nặn bằng đất sét và nung trong nhiệt độ cao. Nhưng ngày nay, thị trường gạch xây dựng còn xuất hiện cả gạch không nung với giá thành mềm hơn, chất lượng không thua kém gì gạch nung truyền thống.

2. Các loại gạch xây dựng hôm nay

Như đã nói ở trên, hiện nay gạch xây dựng được chia thành 2 loại chính là gạch xây dựng dạng nung và gạch xây dựng không nung.

2.1. Gạch xây dựng dạng nung hay còn gọi là gạch đỏ

Gạch đất nung hay còn gọi là gạch nung, gạch đất sét nung là sản phẩm được sản xuất từ đất sét và các phụ gia trải qua quá trinh nung ở nhiệt độ cao thích hợp. Thành phẩm sau khi ra lò là viên gạch có màu đỏ hoặc màu nâu. Gạch nung có các loại sau :

 Gạch đỏ đặc

Loại gạch này có kích thước chủ yếu là 220x105x55 mm, có sức chịu lực tốt do được nén chặt và nung trong nhiệt độ cao. Gạch đỏ đặc thường được sử dụng để thi công phần móng nhà, tường nhà, bể chứa nước. Gạch đỏ đặc tùy vào cường độ chịu lực mà được chia thành các loại khác nhau như A1, A2, và B. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì gạch đỏ đặc cũng có một số hạn chế như trọng lượng nặng ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chi phí của nó cũng cao hơn những loại khác.

 Gạch đỏ 2 lỗ

Sản phẩm gạch đỏ nung 2 lỗ thường có kích thước 220x105x55mm. Cũng như các loại gạch nung khác, gạch đỏ 2 lỗ có màu đỏ hoặc đỏ nâu, có sức chịu lực tốt nên nó thường được sử dụng cho các kết cấu không chịu lực. Nó được sử dụng xen kẽ với gạch đặc trong thi công xây tường để giảm bớt trọng lượng.

Ưu điểm của gạch đỏ hai lỗ đó là trọng lượng nhẹ nên giảm tối đa khả năng chịu lực, rút ngắn thời gian thi công, chi phí rẻ hơn so với gạch đỏ đặc. Một số nhược điểm của gạch đỏ 2 lỗ đó là khả năng chống thấm kém nên thường không được sử dụng ở những vùng độ ẩm cao, không sử dụng với những hạng mục tường chịu lực.

Gạch đỏ rỗng 6 lỗ

Cũng là một loại gạch được sử dụng nhiều trong xây dựng, gạch đỏ rỗng 6 lỗ có kích thước 220x105x150mm. Loại gạch này thường được ứng dụng để xây bức tường ngăn giữa các phòng, dùng để làm chống nóng cho mái sân, mái nhà, dùng cho các kết cấu tường không chịu lực.

Ưu điểm của gạch đỏ 6 lỗ : Gạch nhẹ nên tiến độ thi công nhanh chóng, chi phí mua gạch đỏ 6 lỗ cũng rẻ hơn so với các loại gạch nung khác. Bên cạnh ưu điểm thì gạch đỏ 6 lỗ cũng có nhược điểm như khả năng chịu lực, chống thấm kém, gạch mỏng nến khi khoan vít vào tường để treo đồ thì hay bị bể.

Gạch ống xây dựng

Gạch ống xây dựng cũng là một trong những loại gạch được sử dụng trong xây dựng phổ biến hiện nay. Tương tự các loại gạch khác, gạch ống đều được xử dụng để xây các loại công trình khác nhau, từ nhỏ tới lớn. Gạch ống được làm từ đất sét và nước, với 2 loại nguyên liệu này, người thợ sẽ trộn cho thật đều đến khi dẻo quánh lại thì cho vào khuôn tạo hình. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà gạch ống sẽ có nhiều loại với các kích thước khác nhau. Gạch sau khi được tạo khuông sẽ được đem phơi hoặc sấy khô trước khi xếp vào lò nung để đưa ra thị trường.

2.2 Gạch không nung

Gạch không nung do không dùng đến nhiệt nên gạch có màu xám, không đỏ như gạch nung. Về mặt cơ học, gạch không nung vẫn đảm bảo các chỉ số về độ bền, rắn, độ uốn cong và thấm nước mà không cần nhờ vào việc nung trong nhiệt độ cao. Độ bền của gạch được tăng nhờ lực ép, rung hoặc cả ép lẫn rung. Gạch không nung có độ cứng cao và cách nhiệt tốt nên có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt hiện có trên thị trường. Ngoài ra, gạch không nung còn góp phần rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa và chi phí xây dựng.

Gạch không nung cũng được chia ra thành nhiều loại nhằm phục vụ rộng rãi từ các công tình nhỏ đến lớn. Công dụng của loại gạch này rất đa dạng, từ xây tường, lát nền, kê đê đến trang trí.  Gạch không nung cũng mang những ưu điểm như độ bền cao, cách nhiệt, cách điện tốt, nhẹ, chống thấm, chống nước nên được ứng dụng rất nhiều vào các công trinh xây dựng cao tầng.

3. Các loại gạch xây dựng hoàn thiện

3.1 Gạch thông gió, gạch tuynel (hay còn gọi là gạch gốm trang trí)

Gạch thông gió là loại gạch đất nung có hoa văn với nhiều màu sắc đẹp mắt, giá trị thẩm mỹ cao thường dùng để ốp tường lấy sáng và lấy gió. Do vậy, gạch thông gió được sử dụng để làm vách tường, tường trang trí, thông thủy cho các công trình nhà ở, biệt thự, nhà hàng…

3.2 Gạch bông ( hay còn gọi  là gạch ceramic)

Gạch bông là một loại gạch có hoa văn cổ điển được tráng men làm thủ công với thành phần cốt liệu 70% là đất sét, 30% là tràng thạch được nung ở nhiệt độ cao. Gạch bông gồm 2 loại là ceramic men khô và ceramic ép bán khô. Gạch bông thường được sử dụng để ốp sàn, ốp tường phòng tắm, bếp, cầu thang…

3.3 Gạch nhựa

Gạch nhựa hay còn gọi là sàn nhựa là loại gạch giả chất liệu ốp sàn có thành phấn chính là nhựa PVC và bột đá, phụ gia khác. Gạch nhựa được dùng chủ yếu để làm ván ốp sàn nhà, có thể trang trí ngoại thất.

4. Cách lựa chọn các loại gạch trong xây dựng hiện nay như thế nào?

Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều loại gạch xây dựng khác nhau. Vì vậy mà việc lựa chọn gạch thế nào để phù hợp với công trình của bạn cũng là vấn đề cần phải cân nhắc. Việc chọn đúng gạch sẽ giúp chủ đầu tư giảm được chi phí cũng như hưởng được những lợi ích mà chúng mang lại.

Chủ đầu tư hãy chú ý đến công năng sử dụng của công trình để chọn gạch phù hợp. Bên cạnh đó còn có nhu cầu của gia chủ như thế nào, ví dụ như kiến trúc yêu cầu về độ chắc chắn hay thẩm mỹ, môi trường xây dựng ra sao… Để từ đó, đối chiều vào những đặc điểm của từng loại gạch để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Báo giá gạch xây dựng hôm nay năm 2024

Thị trường gạch xây dựng đang rất sôi động. Việc tìm hiểu và lựa chọn loại gạch nào để thi công công trình phù hợp là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Dưới đây là bảng giá gạch xây dựng hôm nay được cập nhật mới nhất gửi đến quý khách hàng:

Bảng giá gạch xây dựng 2024 mới nhất hôm nay (bao gồm VAT) 

Tùy vào từng loại gạch khác nhau mà có giá giao động từ 850 - 11.500 đồng/viên, cụ thể như sau: 

Sản phẩm Đơn Vị  Đơn giá (VND)
       Gạch ống Phước Thành Viên           1.080
       Gạch đinh Phước Thành Viên          1.080
       Gạch ống Thành Tâm  Viên          1.090
       Gạch đinh Thành Tâm Viên          1.090
       Gạch ống đồng tâm 17 Viên          950
       Gạch đinh Đồng Tâm 17 Viên          950
       Gạch ống Tám Quỳnh Viên          1.090
       Gạch đinh Tám Quỳnh Viên          1.090
       Gạch ống Quốc Toàn  Viên          1.090
       Gạch đinh Quốc Toàn Viên          1.090
       Gạch An Bình Viên          850
       Gạch Hồng Phát Đồng Nai Viên          920
       Gạch block 100x190x390 Viên          5.500
       Gạch block 190x190x390 Viên          11.500
       Gạch block 19*19*19 Viên          5.800
       Gạch bê tông ép thủy lực 8x8x18 Viên          1.300
       Gạch bê tông ép thủy lực 4x8x18 Viên          1.280

Lưu ý: Bảng giá gạch xây dựng trên đây đã bao gồm thuế VAT và công vận chuyên đến tận chân công trình cho khách hàng. Giá của các loại gạch cũng thay đổi tùy thuộc và biến động của thị trường, số lượng gạch khách hàng mua cũng như thời điểm mua.

Bảng giá gạch BLock

Trên đây là bảng giá gạch xây dựng mới nhất chúng tôi cập nhật gửi đến quý khách hàng. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ hotline hoặc truy cập vào website và để lại lời nhắn. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Bản quyền bài viết và hình ảnh

Bản toàn bộ bài viết thuộc xaydungso.vn . Vui lòng không sao chép nội dung bài viết dưới mọi hình thức. 

Xem thêm:

  • Bảng giá thép xây dựng hôm nay
  • Bảng giá xi măng hôm nay

Related articles

Chỉa sẻ công thức tính vật liệu xây nhà để kiểm soát chi phí Chỉa sẻ công thức tính vật liệu xây nhà để kiểm soát chi phí Báo giá vật liệu xây dựng tại Hà Nội mới nhất 2024 Báo giá vật liệu xây dựng tại Hà Nội mới nhất 2024 Tham khảo bảng giá sắt thép xây dựng mới nhất 2024 Tham khảo bảng giá sắt thép xây dựng mới nhất 2024 Quy trình xây nhà yến - Đầu tư bài bản thu lời không lỗ Quy trình xây nhà yến - Đầu tư bài bản thu lời không lỗ Quy trình xây nhà xưởng tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư Quy trình xây nhà xưởng tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư Báo giá vật liệu xây dựng tại Bắc Giang năm 2024 mới nhất Báo giá vật liệu xây dựng tại Bắc Giang năm 2024 mới nhất Giá vật liệu xây dựng tại Lào Cai năm 2024 mới nhất Giá vật liệu xây dựng tại Lào Cai năm 2024 mới nhất Bảng báo giá vật liệu xây dựng tại Nam Định năm 2024 Bảng báo giá vật liệu xây dựng tại Nam Định năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hậu Giang năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hậu Giang năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hòa Bình năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hòa Bình năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hưng Yên năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Hưng Yên năm 2024 Bảng báo giá vật liệu xây dựng tại Kiên Giang năm 2024 Bảng báo giá vật liệu xây dựng tại Kiên Giang năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa năm 2024 Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết và đầy đủ nhất 2024 Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết và đầy đủ nhất 2024 Các bước chi tiết về quy trình làm móng nhà 2 tầng Các bước chi tiết về quy trình làm móng nhà 2 tầng Bảng giá vật liệu xây dựng tại Bạc Liêu năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Bạc Liêu năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lạng Sơn năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lạng Sơn năm 2024 Quy trình xây dựng nhà 2 tầng bạn nên biết trước khi xây nhà Quy trình xây dựng nhà 2 tầng bạn nên biết trước khi xây nhà Quy trình các bước xây nhà 5 bước cơ bản nhất hiện nay Quy trình các bước xây nhà 5 bước cơ bản nhất hiện nay Bảng giá vật liệu xây dựng tại Kon Tum năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Kon Tum năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lai Châu năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lai Châu năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Đồng Tháp năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Đồng Tháp năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lâm Đồng năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Lâm Đồng năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Quảng Bình năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Quảng Bình năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Phú Yên năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Phú Yên năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Phú Thọ năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Phú Thọ năm 2024 Giá vật liệu xây dựng tại Quảng Nam năm 2024 hiện nay Giá vật liệu xây dựng tại Quảng Nam năm 2024 hiện nay Quy trình làm móng nhà cấp 4 tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí Quy trình làm móng nhà cấp 4 tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí Bảng giá vật liệu xây dựng tại Bắc Kạn năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Bắc Kạn năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Thái Nguyên năm 2024 Bảng giá vật liệu xây dựng tại Thái Nguyên năm 2024

Từ khóa » Giá Gạch ống Xây Nhà