Cập Nhật Biện Pháp Phòng, Chống Dịch COVID-19 đối Với Các ...

Các biện pháp phòng chống dịch đối với trường hợp F1

Đối với F1 (theo Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30-7-2021 của Bộ Y tế) - các trường hợp tiếp xúc gần với nguồn lây F0 phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly y tế tập trung, tại khách sạn có thu phí (nếu có nhu cầu) hoặc tại nhà/nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện theo quy định tại Công văn số 156/BCĐ-SYT ngày 27-10-2021, Công văn số 162/BCĐ-SYT ngày 10-11-2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng).

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng cách ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với F0 hoặc đã được công bố khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng thì thực hiện cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với FO; xét nghiệm 02 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ nhất khi bắt đầu cách ly y tế và ngày thứ 7 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0. Đồng thời, tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện quy định 5K. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 (ho, sốt, rát họng, viêm phổi, khó thở, giảm hoặc mất vị giác, khướu giác,...) thì báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm, xử trí theo quy định.

Đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID19 phải thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0; xét nghiệm 03 lần vào ngày thứ nhất khi bắt đầu cách ly bằng phương pháp RT-PCR, ngày thứ 7 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR và ngày thứ 14 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0 bằng phương pháp RT-PCR. Nếu 02 lần lấy mẫu đầu cách nhau dưới 72 giờ thì chi lấy mẫu 01 lần, lần thứ 2 vào ngày thứ 14 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0.

Khi người cách ly có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 trong quá trình cách ly y tế thì lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên (nếu cần thiết) và RT-PCR.

Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày kể từ ngày hoàn thành cách ly y tế. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì lập tức liên hệ ngay cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm, can thiệp y tế phù hợp.

Các biện pháp phòng chống dịch đối với trường hợp F2, F liên quan

Đối với F2 (các trường hợp tiếp xúc gần với F1) thực hiện cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1 (có thể lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đối với trường hợp F2 nếu cần thiết). Nếu kết quả âm tính: F2 kết thúc cách ly. Nếu kết quả dương tính: F2 chuyển thành F1 và xử lý như đối với F1.

Đối với F liên quan (người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với F0 trong khoảng thời gian từ 04 đến 05 ngày trước khi khởi phát của F0; người có đến khu vực, địa điểm liên quan đến 60 tại thời điểm có 50 nhưng không rõ có tiếp xúc hay không hoặc không tiếp xúc vòng 2 mét với F0) tự theo dõi sức khỏe (không cách ly y tế) trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với F0 hoặc đến địa điểm liên quan đến F0. Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì lập tức liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, lấy mẫu xét nghiệm tại Trạm y tế hoặc Trung tâm y tế và áp dụng các biện pháp can thiệp y tế phù hợp.

Các biện pháp phòng chống dịch đối với đối với bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đủ điều kiện ra viện

Các bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh đủ điều kiện ra viện tự theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày ra viện; đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở 02 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho cơ quan y tế địa phương để thăm khám, xử trí và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR kịp thời. Không thực hiện xét nghiệm cho những trường hợp không có triệu chứng.

Đối với những trường hợp F1 (thuộc diện thực hiện cách ly y tế 07 ngày theo Công văn 7778/UBND-SYT ngày 19-11-2021 của UBND thành phố) đã thực hiện cách ly y tế đủ 07 ngày (cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà) mà ngày lấy mẫu gần nhất đã quá 48 giờ thì thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi hoàn thành cách ly y tế; tiếp tục thực hiện các y biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định nêu trên.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, phối hợp triển khai thực hiện việc quản lý, giám sát y tế chặt chẽ các trường hợp nêu tại mục 1 Công văn này, đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế triển khai nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo triển khai việc hướng dẫn các trường hợp cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú tự lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 theo lộ trình cụ thể. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để phổ biến, hướng dẫn rộng rãi cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà. Tiếp tục cập nhật các cấp độ dịch của các xã, phường, các khu vực cách ly y tế (phong tỏa) trên cả nước, tùy theo diễn biến dịch bệnh trên cả nước, chủ động tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án phổ biến, hướng dẫn rộng rãi cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà; nghiên cứu triển khai việc giám sát lấy mẫu xét nghiệm, tin nhắn nhắc lịch xét nghiệm,...bằng phần mềm; tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy hiệu quả của ứng dụng quản lý cách ly y tế tại nhà.

Công an thành phố phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương quản lý, giám sát các trường hợp cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú.

UBND các quận, huyện chỉ đạo kiểm tra, giám sát, theo dõi, quản lý cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú theo quy định, đảm bảo phòng, chống dịch y COVID-19; hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ứng dụng quản lý cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

NGUYÊN THẢO

Từ khóa » F1 Covid ở đà Nẵng