Cập Nhật Cổ Phiếu HVN - Tái Cơ Cấu Jetstar Pacific Airlines

Sự kiện: Qantas sẽ chuyển nhượng cổ phần tại JPA cho HVN

Vào ngày 10/4/2020, truyền thông đã đưa tin HVN (nắm giữ 68,85% cổ phần) và Qantas (nắm giữ 30% cổ phần) đang đi tới giai đoạn kết thúc cuộc đàm phán xung quanh thương vụ tái cơ cấu Jetstar Pacific Airlines. Theo đó, HVN dự kiến sẽ nhận lại 30% cổ phần của Qantas tại JPA mà không kèm theo điều kiện về việc thu hồi vốn đầu tư của Qantas Asia tại JPA. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn chưa được chính thức công bố.

Hiện tại, Vietnam Airlines đang phối hợp chặt chẽ với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp (CMSC) trước khi chấp nhận tiếp quản cổ phần. Nếu thương vụ thành công, HVN kỳ vọng giao dịch chuyển nhượng cổ phần sẽ có hiệu lực trong năm nay.

Cổ phiếu HVN

Đồ thị cổ phiếu HVN phiên giao dịch ngày 15/04/2020. Nguồn: AmiBroker

Thương hiệu Jetstar Pacific có thể bị xóa sổ sau khi giao dịch được thực hiện

Chúng tôi lưu ý rằng, do KQKD kém khả quan kể từ khi Jetstar được thành lập vào năm 2005, Thủ tướng đã quyết định chuyển nhượng cổ phần của SCIC tại JPA cho Vietnam Airlines vào đầu năm 2012 để hỗ trợ triển khai tái cơ cấu. Tại thời điểm đó, vốn chủ sở hữu của JPA ở mức âm 600 tỷ đồng với lợi nhuận giữ lại ở mức âm 2.500 tỷ đồng.

Bảng 1: Lợi nhuận thuần của JPA (tỷ đồng)

Cổ phiếu HVN

Vào thời điểm đó, Vietnam Airlines và Qantas đã bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt như Giám đốc tài chính, Giám đốc Kỹ thuật, Giám đốc Vận hành, v.v. vào JPA. Trong những năm gần đây, lợi nhuận của JPA đã được cải thiện nhờ tăng cường hợp tác với Vietnam Airlines. Chẳng hạn, JPA có thể tận dụng website của Vietnam Airlines để kết hợp bán vé máy bay, nhờ đó giảm thiểu chi phí bán hàng. Vietnam Airlines cũng đã bổ nhiệm nhân sự chủ chốt vào đội ngũ quản lý của JPA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và kế hoạch thoái vốn của Qantas; cuộc thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu đã được tiến hành từ năm 2018.

Trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, chính phủ ra lệnh hạn chế đối với các hãng hàng không trong nước chỉ khai thác 3 tuyến bay nội địa từ ngày 1/4/2020. Các hãng hàng không khác như Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways tiếp tục khai thác các tuyến này, trong khi JPA quyết định dừng các chuyến bay từ ngày 1/4/2020.

Động thái sau khi thực hiện giao dịch – Sau cuộc trao đổi với công ty, chúng tôi được biết thương hiệu Jetstar Pacific khả năng cao sẽ chấm dứt. Thay vào đó, Vietnam Airlines sẽ đổi lại tên thương hiệu và tập trung vào chiến lược mới cho hoạt động kinh doanh trong phân khúc hàng không giá rẻ trong tương lai. Cổ phiếu HVN sẽ sớm trình kế hoạch tái cơ cấu đối với JPA cho Siêu Ủy Ban, nhiều khả năng sẽ bao gồm kế hoạch tăng vốn, tái cơ cấu nợ và tập trung kiểm soát chi phí.

KQKD của JPA kém khả quan từ khi thành lập

JPA có vốn điều lệ là 3.522 tỷ đồng. Kể từ khi thành lập, chỉ có 2 năm (2015 và 2018) JPA có khoản lợi nhuận nhỏ theo Hình 1. Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng lợi nhuận giữ lại của JPA ghi nhận ở mức âm 4.252 tỷ đồng với vốn chủ sở hữu của cổ đông ghi nhận âm 180,2 tỷ đồng.

Hiện tại, đội bay của JPA gồm 15 máy bay Airbus A320 và toàn bộ là máy bay thuê lại. Đội ngũ nhân viên của JPA hiện có 2.200 người.

Trong năm 2018, doanh thu thuần của JPA tăng 30,4% so với cùng kỳ đạt 8.981 tỷ đồng nhờ số lượng hành khách cải thiện mạnh. Lỗ thuần hoạt động kinh doanh năm 2018 là 226,4 tỷ đồng, tuy nhiên con số này vẫn khả quan hơn rất nhiều so với mức lỗ trong năm 2017 là 1.055 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận bán và cho thuê lại tàu bay là 261 tỷ đồng (giảm 63,3% so với cùng kỳ) giúp JPA ghi nhận lợi nhuận thuần là 34,3 tỷ đồng trong năm 2018 so với mức lỗ 346,3 tỷ đồng trong năm 2017.

Ước tính KQKD Q1/2020 của HVN

HVN cũng công bố ước tính doanh thu thuần Q1/2020 là 19.212 tỷ đồng (giảm 25,4%) và lỗ 2.383 tỷ đồng so với lợi nhuận 1.212 tỷ đồng trong Q1/2019. Điều này chủ yếu là do tác động của dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh và điều này sát với dự báo của chúng tôi.

HVN đưa ra kịch bản kém khả quan với giả định nếu đại dịch kéo dài hết cuối năm 2020 thì công ty sẽ ghi nhận mức lỗ lên tới 19.651 tỷ đồng trong năm 2020 so với lợi nhuận thuần là 2.335 tỷ đồng trong năm 2019.

Trong cuộc họp với chính phủ vào đầu tháng 4/2020, HVN cần ngân sách hỗ trợ 12.000 tỷ đồng để giảm bớt rủi ro về thanh khoản và mất khả năng trả nợ. Phần hỗ trợ đầu tiên phải được giải ngân vào tháng 4/2020. Kế hoạch vẫn đang trong quá trình thảo luận và chưa có quyết định cuối cùng.

Duy trì đánh giá Tăng tỷ trọng với giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF là 26.500đ/cp

Hiện tại, chúng tôi giữ nguyên dự báo cho năm 2020 với doanh thu thuần là 55.073 tỷ đồng (giảm 43,9%) và ghi nhận khoản lỗ 4.680 tỷ đồng so với lợi nhuận 2.335 tỷ đồng trong năm ngoái.

Hiện tại, chúng tôi chưa đưa bất kỳ thông tin liên quan đến sự thay đổi về cơ cấu sở hữu của JPA vào mô hình dự báo. Chúng tôi chờ đợi thêm thông tin chi tiết và xác nhận từ phía công ty.

Bảng 2: Cơ cấu cổ đông của JPA

Cổ phiếu HVN

                                                                                                                                                                                          Nguồn: HSC

Từ khóa: HVN

Từ khóa » Jetstar Cổ Phiếu