[Cập Nhật] Mức Phạt Quá Tốc độ Mới Nhất Theo Nghị định 100/2019 ...

→ [Cập nhật] Mức phạt quá tốc độ mới nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Nhắc tới Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mọi người thường liên tưởng ngay tới mức xử phạt nghiêm khắc về nồng độ cồn. Nhưng bên cạnh đó, nghị định này còn rất nhiều quy định đặc biệt về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Trong đó, mức phạt quá tốc độ cũng có nhiều điều chỉnh theo xu hướng tăng mức tiền phạt.

Vậy cụ thể chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu? Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng hay không và Các quy định khác khi vượt quá tốc độ?

Cùng Saigon Express tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Khi nào thì vi phạm vượt quá tốc độ?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ có tên gọi đầy đủ là “Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Theo đó, các quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Với những quy định nghiêm khắc, mức xử phạt tăng nặng đối với các vi phạm về giao thông, nghị định 100 tác động mạnh mẽ tới đời sống của người dân.

Lỗi vi phạm vượt quá tốc độ là một lỗi vi phạm khá phổ biến. Nhưng trước khi tìm hiểu mức tiền phạt, bạn cần nắm rõ những trường hợp nào bị xem là vi phạm về tốc độ sẽ bị phạt!

Vượt quá tốc độ cho phép trên biển báo

Để biết mình có bị vi phạm vượt quá tốc độ hay không, bạn căn cứ vào các biển cắm hạn chế tốc độ trong quá trình lưu thông trên đường.

Ví dụ bạn quan sát kỹ hình bên dưới:

Biển hạn chế tốc độ đối với các loại phương tiện

Mẫu biển báo về mức hạn chế tốc độ đối với xe máy, mô tô, ô tô

Biển báo nêu rõ giới hạn tốc độ cho phép của các loại phương tiện, cụ thể:

  • Ô tô, xe khách, xe tải có giới hạn tốc độ tối đa là 50 km/giờ

  • Xe máy, xe mô tô, xe ba bánh có giới hạn tốc độ tối đa là 40 km/giờ

Có nghĩa, nếu phương tiện của bạn đi vào khu vực này và chạy nhanh hơn tốc độ nêu trên, thì bạn đã vi phạm lỗi chạy quá tốc độ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đồng nghĩa với việc cảnh sát giao thông có quyền dừng phương tiện của bạn và phạt hành chính theo quy định pháp luật. Và lưu ý, mức phạt sẽ khác nhau tùy theo ngưỡng vi phạm của bạn. Mức vượt tốc độ cho phép càng cao, thì mức tiền phạt cũng càng lớn.

Vượt quá tốc độ quy định trong khu dân cư

Đặc biệt lưu ý, hình bên dưới có ý nghĩa là xe của bạn chuẩn bị chạy vào khu đông dân cư.

Quy định mới năm 2020, xe ô tô chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?

Biển hạn chế tốc độ trong khu dân cư

Dù không ghi số km cụ thể, nhưng biển báo đồng nghĩa với quy định:

  • Tại đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tốc độ tối đa 60 km/h.

  • Tại đường hai chiều; hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới: tốc độ tối đa 50 km/h.

  • Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tốc độ tối đa 40 km/h.

Do đó khi thấy các biển báo nêu trên, bạn cần điều chỉnh tốc độ tham gia giao thông sao cho phù hợp để tránh bị phạt oan.

2. Mức phạt chạy quá tốc độ đối với xe máy, xe ô tô mới nhất

Tùy loại xe tham gia giao thông, tùy mức độ vượt quá tốc độ quy định mà ngưỡng tiền phạt sẽ khác nhau.

2.1. Mức phạt quá tốc độ xe máy

Điều 6, nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ mức phạt hành chính đối với phương tiện xe máy, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện). Nội dung khá dài, Saigon Express tóm tắt ngắn gọn để bạn dễ theo dõi trong bảng phía dưới:

Mức độ vượt

Mức phạt quá tốc độ với xe máy, mô tô, xe gắn máy (xe máy điện)

Dưới 5 km/h

Bị nhắc nhở

Từ 5 km/h đến dưới 10 km/h

200.000đ - 300.000đ

Từ 10 km/h đến 20 km/h

600.000đ - 1.000.000đ

Trên 20 km/h

4.000.000đ - 5.000.000đ. Đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng

Chạy quá tốc độ từ 2 xe trở lên

6.000.000đ - 8.000.000đ

Cổ vũ, kích động chạy quá tốc độ

1.000.000đ - 2.000.000đ

2.2. Mức phạt quá tốc độ đối với xe ô tô, xe khách, xe tải

Mức phạt quá tốc độ đối với các phương tiện cơ giới lớn như ô tô, xe khách, xe tải cao hơn rất nhiều so với xe máy, quy định tại điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài phạt hành chính, tùy mức độ vi phạm mà còn bị phạt bổ sung. Do đó tài xế, chủ phương tiện cần hết sức lưu ý:

Mức độ vượt

Mức phạt quá tốc độ ô tô, Xe khách, xe tải

Mức phạt bổ sung

Dưới 5 km

Bị nhắc nhở

05 km/h đến dưới 10 km/h

800.000đ đến 1.000.000đ

10 km/h đến 20 km/h

3.000.000đ đến 5.000.000đ

Bị tước Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng

Trên 20 km/h đến 35 km/h

6.000.000đ đến 8.000.000đ

Bị tước Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

Trên 35 Km/h

10.000.000đ đến 12.000.000đ

Bị tước Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng

3. Chạy xe chậm hơn tốc độ quy định có bị phạt tiền không?

Câu trả lời là có!

Nhiều người nghĩ rằng chỉ chạy quá tốc độ mới bị phạt hành chính. Nhưng trên thực tế, nếu quá trình tham gia giao thông mà phương tiện của bạn chạy quá chậm, thấp hơn ngưỡng quy định làm ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm cho các phương tiện khác thì vẫn bị phạt. Thông thường sẽ áp dụng đối với xe ô tô, xe tải, xe khách khi vận hành trên đường cao tốc.

Quy định cụ thể như sau:

Theo điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000đ đến 1.000.000đ nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Theo điểm b, khoản 2, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000đ đến 600.000đ nếu người điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định)

Biển tốc độ ưu tiên

Tốc độ quy định 60-100 km/giờ

Ví dụ như hình trên, bạn cần chạy tốc độ trong khoảng từ 60-100km/giờ. Nếu chạy chậm hơn 60 km/giờ sẽ bị phạt từ 800.000đ đến 1.000.000đ.

4. Thủ tục nộp phạt chạy quá tốc độ

Thủ tục nộp phạt hành chính, mà cụ thể là nộp phạt quá tốc độ sẽ được quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội. Quy định khá dài, và Saigon Express xin được tóm tắt ngắn gọn với các trường hợp phổ biến như sau:

  • Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.

  • Nếu quá thời hạn 10 ngày, bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì sẽ thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

  • Nếu tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn không thể tới trực tiếp Kho bạc hay không thể chuyển khoản, thì cá nhân, tổ chức có thể nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt. Trong thời hạn không quá 07 ngày kể từ ngày thu tiền phạt, người này sẽ có trách nhiệm nộp lại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc.

  • Nếu xử phạt ngoài giờ hành chính hoặc xử phạt trên biển, bạn cũng có thể nộp phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày vào bờ hoặc thu tiền phạt, người này sẽ có trách nhiệm nộp lại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc.

  • Việc nộp phạt phải tiến hành nộp 1 lần, trừ những trường hợp đặc biệt.

  • Người thu tiền phạt bắt buộc phải giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

=> Xem thêm: [Hướng dẫn chi tiết] 7 bước làm thủ tục đăng ký xe máy

Mức phạt quá tốc độ không quá thấp, nhưng cũng không quá cao. Bởi xét cho cùng, tính mạng con người vẫn là quan trọng nhất. Việc phạt hành chính chỉ mang tính răn đe, quan trọng là mỗi cá nhân khi tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định an toàn. Không chỉ vì bản thân bạn, mà còn vì mọi người xung quanh! Hãy luôn chạy xe đúng tốc độ bạn nhé!

Từ khóa » Tốc độ 62/50 Phạt Bao Nhiêu