[Cập Nhật] Thông Tin Và Bản đồ Quy Hoạch Quận Hà Đông Mới Nhất

Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất thành phố cho dù chỉ mới thành lập từ năm 2009, quận Hà Đông trở thành một trong những quận thuộc Thủ đô Hà Nội được đánh giá cao và quan tâm nhiều. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ những thông tin và bản đồ quy hoạch quận Hà Đông mới nhất.

1. Thông tin chung về quận Hà Đông

Thông tin chung về quận Hà Đông

Trước khi đi vào tìm hiểu thông tin và bản đồ quy hoạch quận Hà Đông, chúng ta cần biết thông tin chung về quận. Hà Đông là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, nằm giữa sông Đấy và sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 12km về phía Đông.

Đây cũng là khu vực cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố, nằm tại nơi giao nhau của Quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi các tỉnh như Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên và tỉnh lộ 70A.

Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Ngày 8/5/2009, quận Hà Đông chính thức được thành lập và trở thành khu vực thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội. Kể từ khi được thành lập vào năm 2009, quận Hà Đông không chỉ là vùng đất giàu truyền thống văn hoá - lịch sử mà còn là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất thành phố.

Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy, chẳng bao lâu nữa quận Hà Đông sẽ trở thành một quận sôi động và sầm uất tại Hà Nội, không kém gì những quận trung tâm. Theo đề án quy hoạch quận Hà Đông năm 2030 - 2050, địa phương này sẽ sớm trở thành một khu đô thị trung tâm mới của cả nước.

1.1. Diện tích, dân số, vị trí địa lý quận Hà Đông

Nằm ở đầu Quốc lộ 21B, quận Hà Đông nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam và các tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình. Theo số liệu thống kê năm 2006, trước đây quận Hà Đông có diện tích khoảng 16km2 và dân số là 9,6 vạn người. Nhưng kể từ sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Hà Đông rộng 4.791,74ha và có khoảng 173.707 người.

Hiện nay tổng diện tích tự nhiên của quận Hà Đông là 49,64km2. Dân số năm 2019 là khoảng 397.854 người, mật độ dân số đạt 8.088 người/km2.

Về phạm vi ranh giới, quận Hà Đông tiếp giáp với các quận sau:

  • Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức.
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Oai
  • Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ và huyện Quốc Oai qua ranh giới sông Đáy
  • Phía Đông giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì

1.2. Đơn vị hành chính quận Hà Đông

Về đơn vị hành chính, quận Hà Đông gồm 17 phường trực thuộc gồm Biên Giang; Yết Kiêu; Đồng Mai; Văn Quán; Quang Trung; Yên Nghĩa; Vạn Phúc; Phúc La; Dương Nội; Kiến Hưng; Hà Cầu; Phú Lương; La Khê; Phú Lãm; Mộ Lao; Phú La và Nguyễn Trãi.

1.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng quận Hà Đông

Giao thông và cơ sở hạ tầng quận Hà Đông

Không chỉ có vị trí địa lý đắc địa, quận Hà Đông còn sở hữu hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng kết nối các tỉnh phía Tây Bắc như Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên.

Ngoài ra, quận Hà Đông cũng có nhiều tuyến quốc lộ, tuyến đường sắt đi ngang qua. Đây cũng là khu vực nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, nhờ đó nhiều dự án công trình giao thông được lên kế hoạch xây dựng như vành đai 3,4 cao tốc Lê Trọng Tấn, đường Lê Văn Lương nối dài, tàu cao tốc trên cao và công viên văn hoá thể thao 100ha...

Dự án tàu điện trên cao sẽ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông công cộng trên địa bàn quận, đồng thời tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân trên địa bàn quận Hà Đông, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Đông tới các quận ở nội thành và trung tâm.

Không chỉ giao thông, quận Hà Đông cũng thu hút nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực địa ốc đổ về đây để đầu tư và phát triển một loạt những dự án bất động sản. Một số khu đô thị cao cấp đã và đang hình thành trên địa bàn quận như Khu đô thị Văn Khê, Khu đô thị Mỗ Lao; Khu đô thị Văn Quán; Làng Việt Kiều Châu Âu...

Bên cạnh đó, quận Hà Đông còn có nhiều khu trung tâm mua sắm hiện đại, cao cấp như siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C Hà Đông...

1.4. Kinh tế quận Hà Đông

Quận Hà Đông là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất thành phố. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế tại quận bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Sản xuất nông nghiệp đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng và tăng 12,15% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngân sách quận Đống Đa đạt 76,5% so với các dự toán giao và bằng 199,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ giải ngân của các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn quận cũng đạt 55,4% so với kế hoạch được giao.

2. Thông tin quy hoạch quận Hà Đông

Theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông mới nhất, đến năm 2030, có gần 600 dự án đã được phê duyệt, bao gồm các trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục, y tế, thuỷ lợi, thể dục thể thao, nghĩa trang và nhiều công trình khác. Hiện nay, cũng có nhiều dự án đang được khởi công xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trong tương lai.

3. Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông giai đoạn 2030 - 2050

Dưới đây là bản đồ quy hoạch quận Hà Đông giai đoạn 2030 - 2050 được UBND thành phố Hà Nội xét duyệt. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các quy hoạch cấp phường như quy hoạch phường Phú Lãm; quy hoạch phường Phú Lương,... hay quy hoạch khu đô thị Kiến Hưng chi tiết.

Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông giai đoạn 2030 - 2050

Quy hoạch phân khu quận Hà Đông như sau:

  • Khu vực nội đô đô thị trung tâm (từ phía Nam sông Hồng đến Vành đai 2) gồm các khu nội đô lịch sử và khu nội đô mở rộng. Tại khu nội đô lịch sử, phát triển các giá trị truyền thống của người Hà Nội và bảo tồn di sản văn hoá Thăng Long. Tại khu nội đô mở rộng, phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hoá, dịch vụ - thương mại cao cấp.
  • Khu mở rộng phía Nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường Vành đai 4) gồm các chuỗi đô thị lớn của quận. Khu vực này cũng sẽ phát triển khu dân cư mới đồng bộ và hiện đại, xây dựng các trung tâm văn hoá, dịch vụ, tài chính của vùng, quốc gia.
  • Khu mở rộng phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Cà Lồ gồm 3 khu vực chính: Khu đô thị Đông Anh, Khu đô thị Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên, và Khu đô thị Mê Linh - Đông Anh với những chức năng khác nhau nhưng đều chung mục tiêu là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của toàn khu vực.
  • Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí công viên, công trình văn hoá, giải trí lớn, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa. Dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên sẽ không xây các công trình cao tầng.

4. Quy hoạch giao thông tại quận Hà Đông

Quận Hà Đông nằm ở đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối Hà Nội và các tỉnh như Tây Bắc, Điện Biên, Sơn La. Không chỉ có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế, quận Hà Đông sở hữu nhiều tuyến đường sắt và quốc lộ đi ngang qua.

4.1. Quy hoạch giao thông quận Hà Đông mảng giao thông đối ngoại

Theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông, hệ thống các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận Hà Đông gồm:

  • Tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông;
  • Tuyến đường sắt số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi;
  • Tuyến đường sắt số 7 Mê Linh - Ngọc Hồi;

4.2. Quy hoạch quận Hà Đông các tuyến đường cấp đô thị

uy hoạch quận Hà Đông các tuyến đường cấp đô thị

Theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông 2030 - 2050, trên địa bàn quận sẽ phát triển thêm 3 con đường mới gồm:

  • Tuyến đường từ phường Văn Quán đến Khu đô thị Chiến Thắng có chiều dài khoảng 560m, điểm đầu là ở gần hồ Văn Yên, điểm cuối là ở đường Tân Triều mới, gần nghĩa trang Triều Khúc.
  • Đường từ Nguyễn Khuyến đến chợ đêm nông sản Văn Quán có chiều dài 565m, gồm 260m đi qua phường Văn Quán, phần còn lại đi qua phường Phúc La. Đoạn đường đi qua phường Văn Quán có điểm đầu là ở hồ Văn Quán, điểm cuối là ở phía sau chợ đêm nông sản Văn Quán.
  • Đường 19-5 đến đường ở mục 1 chạy ven hồ Văn Quán có chiều dài khoảng 370m, điểm đầu là ở đoạn cà phê Babylon đường 19/5, điểm cuối là đoạn giao với đường ở đoạn ngõ 686 Chiến Thắng.

4.3. Triển khai các dự án giao thông hạ tầng

Hiện, trên địa bàn quận Hà Đông có 10 dự án giao thông hạ tầng đang được triển khai bằng ngân sách thành phố.

  • Dự án đường trục phát triển phía Bắc do Công ty CP tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất thu hồi là 350.964,1m2
  • Dự án đường Phúc La - Văn Phú do BQLD giao thông 1 làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích đất thu hồi là 208.931,1m2
  • Đường Lê Trọng Tấn do Ban QLDA giao thông 1 làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích thu hồi đất là 205.735,0m2.
  • Đường trục phát triển phía Nam do Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 - TCTy xây dựng công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích thu hồi đất là 12,64ha.
  • Di chuyển hạ ngầm các tuyến đường điện và đường thông tin trên không, cải tạo chỉnh trang vỉa hè thuộc đường Nguyễn Trãi, hạ tầng khu công viên cây xanh, thể thao quận.
  • Di chuyển hạ ngầm các tuyến đường điện và đường thông tin trên không, cải tạo chỉnh trang vỉa hè phố Nguyễn Trãi.
  • Cải tạo chỉnh trang hè đường Phan Đình Giót.

Ngoài ra, quy hoạch quận Hà Đông còn có một số dự án đang được triển khai bằng ngân sách quận như Đường trục 44m thuộc khu Trung tâm hành chính mới; Đường từ Ao đình Đa Sỹ đến Chùa Trắng thôn Mậu Lương; Cải tạo nâng cấp đường Vạn Phúc 1; Đường trục chính nối đường Lê Văn Lương vào khu đất dịch vụ La Khê.

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Phường Biên Giang Hà đông