[Cập Nhật] Thông Tin Và Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Tân An Mới ...

Thành phố Tân An có quy hoạch sử dụng đất như thế nào? Định hướng phát triển không gian đô thị trong tương lai? Tất cả sẽ được thể hiện trong bản đồ quy hoạch thành phố Tân An mới nhất dưới đây.

1. Vị trí, diện tích và ranh giới quy hoạch

Vị trí, diện tích và ranh giới quy hoạch

Trước năm 1956, Tân An là tỉnh lỵ thuộc tỉnh Tân An cũ. Nhưng hiện nay, Tân An thuộc tỉnh Long An. Nằm phía Tây Nam tỉnh Long An (Việt Nam), Tân An cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 47km. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về phạm vi ranh giới, Tân An có phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa; phía Nam giáp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ; phía Tây giáp huyện Châu Thành và huyện Tân Phước.

Về đơn vị hành chính, Tân An có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 9 phường (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Tân Khánh, Khánh Hậu) và 5 xã (Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Hướng Thọ Phú, An Vĩnh Ngãi, Nhơn Thạnh Trung).

Theo thống kê năm 2019, tổng diện tích thành phố Tân An khoảng 82km2. Tính đến năm 2019, dân số thành phố Tân An khoảng 181.327 người (dân số quy đổi). Phường 1 là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của thành phố.

Với vị trí đắc địa, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khoa học, hạ tầng xã hội, giao thông, thành phố Tân An hiện là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An. Thành phố còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trục giao thông chính thuỷ bộ chạy qua trung tâm thành phố gồm có Quốc lộ 62, Quốc lộ 1A và sông Vàm Cỏ Tây.

2. Lịch sử phát triển thành phố Tân An

Vào ngày 19/06/2005, thành lập thị xã Tân An, tỉnh Long An, theo Nghị định số 60/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thành lập các phường như phường 7, phường Tân Khánh và phường Khánh Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính giữa các xã, phường thuộc tỉnh Long An.

Cụ thể, thành lập phường 7 thuộc thị xã Tân An trên cơ sở điều chỉnh 45,65 ha diện tích tự nhiên và 343 nhân khẩu của xã Bình Tâm, 185,09ha diện tích tự nhiên và 1.475 nhân khẩu của xã An Vĩnh Ngãi; 141,93ha diện tích tự nhiên và 2.410 nhân khẩu của phường 3.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tân An có diện tích 8.179,3ha và dân số khoảng 121.337 người. Về đơn vị hành chính, thị xã Tân An gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc.

Ngày 19/04/2017, thị xã Tân An được công nhận là đô thị loại III. Ngày 24/08/2009, theo Nghị quyết số 38/NQ-CP, thị xã Tân An được nâng cấp để trở thành thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An. Diện tích tự nhiên của thành phố Tân An lúc này là 8.194,94ha và quy mô dân số khoảng 166.419 người với 14 đơn vị hành chính cấp xã.

Đến ngày 05/09/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1140/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II thuộc tỉnh Long An.

3. Bản đồ quy hoạch thành phố Tân An

Vào ngày 14/10/2015, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định 3767/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Tân An đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000. Quy hoạch sẽ có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập và công bố.

bản đồ quy hoạch thành phố Tân An

4. Thông tin quy hoạch thành phố Tân An

4.1. Tính chất quy hoạch thành phố Tân An

  • Đô thị cấp vùng, trung tâm vùng tỉnh Long An, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An.
  • Đô thị hạt nhân trên trục hành lang kinh tế đô thị Tân An - Bến Lức, có các trung tâm chuyên ngành cấp vùng về an ninh quốc phòng, thương mại dịch vụ chất lượng cao, giáo dục - đào tạo và thể dục, thể thao, y tế.
  • Đô thị sinh thái đặc thù sông nước.

Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Long An, đồng thời có vị trí đắc địa khi nằm ngay trên trục phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Tân An có nhiều lợi thế để phát triển thông thương, kết nối thành phố HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời thu hút đầu tư và phát triển thương mại - dịch vụ.

4.2. Định hướng phát triển không gian đô thị

Định hướng phát triển không gian đô thị

Không gian đô thị thành phố Tân An sẽ được quy hoạch như sau:

Khu đô thị trung tâm: Khu đô thị hành chính, thương mại dịch vụ tổng hợp, trung tâm hạt nhận của tỉnh. Quy mô diện tích khoảng 1.900ha. Quy mô dân số khoảng 120.000 người (năm 2020) và 140.000 người (năm 2030).

Khu đô thị phía Bắc: Khu đô thị khoa học công nghệ - giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, logistic và nông nghiệp kỹ thuật cao. Quy mô diện tích khoảng 1.900ha. Quy mô dân số khoảng 50.000 người (năm 2020) và 60.000 người (năm 2030).

Khu đô thị phía Nam: Khu đô thị công nghiệp - thương mại dịch vụ - thể dục thể thao. Quy mô diện tích khoảng 900ha. Quy mô dân số khoảng 70.000 người (năm 2020) và 80.000 người (năm 2030).

Đối với dân cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp, thành phố sẽ hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao kết hợp dân cư nông thôn ở khu vực phía ngoài đường vành đai và khu vực phía Bắc nhằm tạo nên vành đai xanh cho đô thị.

Về công viên cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở, thành phố Tân An sẽ bao gồm hệ thống công viên cây xanh tập trung như công viên dọc sông Bảo Định, công viên văn hoá thể dục thể thao ở phía Tây, công viên văn hoá và công viên ven sông Vàm Cỏ Tây... và cây xanh cảnh quan dọc các sông, rạch.

4.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp

  • Mở rộng cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn với diện tích khoảng 100ha.
  • Phát triển thêm cụm công nghiệp sạch quy mô khoảng 80ha về phía Nam Cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn.
  • Phát triển cụm công nghiệp phụ trợ, phục vụ nông nghiệp diện tích khoảng 70ha tại khu vực phía Nam, phường Tân Khánh, tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang.
  • Cải tạo, nâng cấp cụm công nghiệp kho bãi và dịch vụ logistics diện tích khoảng 100ha tại khu vực tiếp giáp đường cao tốc và sông Vàm Cỏ Tây tại xã Hướng Thọ Phú.
  • Dự trữ quỹ đất nông nghiệp với tiềm năng phát triển công nghiệp diện tích khoảng 140ha tại xã Lợi Bình Nhơn và xã Nhơn Thạnh Trung.

4.4. Giao thông thành phố Tân An

Giao thông thành phố Tân An

Giao thông đối ngoại: Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Quốc lộ 1, Quốc lộ 62, các đường tỉnh ĐT 827B, ĐT.827, ĐT.828, ĐT.834, ĐT.833, ĐT.840, tuyến đường vành đai của thành phố.

Giao thông nội thị: Các tuyến đường hiện hữu có chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Tân An. Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng một số tuyến đường chính cấp đô thị như đường số 1, đường số 2 theo trục Bắc Nam; đường số 3 và đường số 4 theo trục Đông Tây.

Giao thông công cộng: Phát triển giao thông công cộng thông qua tuyến xe buýt.

Giao thông thuỷ: Sông Bảo Định, sông Vàm Cỏ Tây.

Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ và tuyến đường sắt đô thị tuyến số 3a Bến Thành - Depot Tân Kiên.

Các công trình đầu mối phục vụ giao thông: Bến xe khách Long An; bến xe khách Tân An 1; bến xe tải Tân An 2; bến xe tải Tân An 3; Bến đỗ xe buýt thành phố Tân An tại xã Nhị Thành - phường Khánh Hậu - phường Bình Tâm - phường Lợi Bình Nhơn; bến đỗ taxi tại khu hành chính, siêu thị Coopmart Tân An, bệnh viện đa khoa, bệnh viện sản nhi.

Bên cạnh những tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua địa bàn thành phố, thành phố Tân An hiện đang xây dựng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường liên xã, đường đô thị, giao thông nông thôn và những tuyến đường giao thông quan trọng trong thời gian gần đây.

  • Dự án đường Vành đai thành phố Tân An 3 (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Chiều dài tuyến 16.366,6km.
  • Dự án cầu Hùng Vương (Tân An 4).
  • Dự án đường Hùng Vương nối dài (giai đoạn 2).
  • Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 62 từ tuyến tránh QL1 đến nút giao cao tốc.
  • Dự án mở rộng tuyến tránh Tân An (đã hoàn thành).
  • Dự án nâng cấp mở rộng ĐT833 từ vòng xoay phường 5 đến nút giao Trần Minh Châu.

5. Phát triển kinh tế tại thành phố Tân An

Ngoài các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, thành phố Tân An cũng đang đưa ra nhiều chính sách phát triển kinh tế rõ ràng trong giai đoạn 2021 - 2030, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hướng tới mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đạt 227 triệu đồng/người/năm.

Cụ thể, ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch. Tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 11%.

Đối với các khu chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao, thành phố Tân An sẽ xây trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học để hỗ trợ hiệu quả định hướng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chú trọng phát triển rau an toàn, cá kiểng, cây và hoa, kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái đô thị

Ngoài ra, chỉnh trang và nâng cấp, quy hoạch các khu chợ tại Tân An và đảm bảo trật tự đô thị tại các khu an ninh phức tạp.

Trên đây là những thông tin về bản đồ quy hoạch thành phố Tân An mới nhất. Hi vọng bạn sẽ cảm thấy bài viết hữu ích. Nếu bạn muốn tìm hiểu quy hoạch của các tỉnh thành khác và những thông tin bất động sản được cập nhật hàng ngày, hãy truy cập Bất động sản ODT.

Từ khóa » Bản đồ đường Vành đai Thành Phố Tân An