Cập Nhật Về Tình Hình Dự Trữ Ngoại Hối Quốc Tế Và Hàm ý Chính Sách

11:59 (GMT+7) Thứ Ba, ngày 17/12/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Quốc tế Cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế và hàm ý chính sách 19/10/2021 21:15 8.995 lượt xem Cỡ chữ Ngày 30/9/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế. Đây là dữ liệu tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF và một số quốc gia khác, các tổ chức nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế... Ngày 30/9/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế. Đây là dữ liệu tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF và một số quốc gia khác, các tổ chức nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc tế. Dữ liệu được thu thập theo ba nhóm: Toàn thế giới, các nền kinh tế phát triển, các nước đang phát triển và mới nổi. Đối với mỗi nhóm, dự trữ phân bổ bao gồm những đồng tiền dự trữ truyền thống (USD, EUR, GBP, JPY, CHF) và một số đồng tiền khác. Cơ cấu dữ trữ ngoại hối quốc tế quy đổi sang USD. Đơn vị tính: tỷ USD Nguồn: IMF tháng 9/2021 Tính đến cuối quý II/2021, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt trên 12.817 tỷ USD, tăng gần 270 tỷ USD so với quý trước đó. Tương tự, dự trữ đã phân bổ tăng lên con số 11.953 tỷ USD, chiếm trên 93,26% tổng dự trữ ngoại hối quốc tế. Trong giá trị dự trữ đã phân bổ, dự trữ bằng USD đạt trên 6.984 tỷ USD, giảm nhẹ từ tỷ trọng 59,54% trong quý trước xuống 59,23%, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với đồng EUR - đồng tiền dự trữ thứ hai - đồng tiền này chiếm tỷ trọng 20,54% trong tổng dự trữ ngoại hối đã phân bổ (quý I/2021 chiếm 21,24%). Tương tự, tỷ trọng JPY cũng giảm nhẹ xuống 5,79% từ 5,89% trong quý I/2021 trước đó. Tỷ trọng CHF không thay đổi, những đồng tiền còn lại tiếp tục tăng nhẹ so với quý I/2021 trước đó, cả về giá trị và tỷ trọng. Dữ liệu cập nhật cho thấy, USD đang mất dần sức hút như một loại tiền tệ dự trữ hàng đầu, khi một số quốc gia muốn chấm dứt sự lệ thuộc vào đồng bạc xanh này. Sự kiện đáng chú ý là gần đây, CHLB Nga đã loại USD khỏi danh mục dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 là yếu tố cơ bản tác động đáng kể đến tình hình dự trữ ngoại hối toàn cầu. Cụ thể là, sau khi giảm 122 tỷ USD trong quý I/2020, dự trữ tăng trở lại lên 12.817 tỷ USD vào cuối quý II/2021. Nguyên nhân là do nhiều nước đẩy mạnh can thiệp mua vào những lượng ngoại hối quy mô lớn nhằm tăng thêm nguồn dự trữ để đối phó với những diễn biến kinh tế - xã hội khó lường do dịch bệnh Covid-19 gây ra và nhiều đồng tiền mới nổi lên giá so với các loại ngoại tệ chủ chốt như USD, EUR, JPY. Tại một số quốc gia, dự trữ ngoại hối đã tăng lên quá mức cần thiết (để trang trải những nghĩa vụ (khoản nợ) nước ngoài ngắn hạn và chi phí nhập khẩu kỳ vọng. Trong khi đó, những nền kinh tế khác, cụ thể là các nước thu nhập thấp, đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngoại hối để xử lý những nhu cầu cần thiết về tài chính quốc tế. Theo thống kê do Wikipedia cập nhật, top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dự trữ ngoại tệ và vàng lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc (3.408,736 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Nhật Bản (1.424,284 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Thụy Sỹ (1.087,774 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Ấn Độ (638,646 tỷ USD, dữ liệu ngày 24/9/2021); CHLB Nga (617,90 tỷ USD, dữ liệu ngày 24/9/2021); Đài Loan (543,58 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Hồng Kông (497 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Hàn Quốc (463,90 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021); Saudi Arabia (441,245 tỷ USD, dữ liệu tháng 07/2021); Singapore (418,146 tỷ USD, dữ liệu tháng 08/2021). Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Về bản chất, các ngân hàng trung ương nắm giữ các đồng tiền dự trữ quốc tế bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là nhằm: Duy trì ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ; đảm bảo thanh khoản trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế, chính trị; duy trì niềm tin đối với các khách hàng quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài; đáp ứng các nghĩa vụ tài chính quốc tế như hoàn trả những khoản nợ đã đến hạn thanh toán; đa dạng hóa danh mục tài sản của ngân hàng trung ương, góp phần kiềm chế rủi ro quá mức. Đối với các ngân hàng trung ương, USD và EUR là hai đồng tiền mang lại lợi ích lớn nhất trong cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc gia do hai đồng tiền này được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, là trung gian thanh toán với tính thanh khoản và độ tin cậy rất cao. Mặc dù USD không còn đóng vai trò quan trọng như trong những năm sau khi hệ thống Bretton Woods được hình thành, khi mà hầu hết các đồng bản tệ trên thế giới đều neo tỷ giá với đồng tiền này nhưng đến nay, USD vẫn tiếp tục là đồng tiền quan trọng nhất trong giỏ các đồng tiền dự trữ quốc tế (chiếm 59,23%). Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương cần hạn chế can thiệp để tích lũy dự trữ, không nên để dự trữ ngoại hối quốc gia tăng quá mức cần thiết. Một khi kinh tế toàn cầu ổn định trở lại và tăng trưởng bền vững trong dài hạn, các nền kinh tế chủ chốt sẽ chấp nhận chính sách thu hẹp mức độ thâm hụt hoặc thặng dư quá mức. Rủi ro tăng cao từ khó khăn kinh tế cho thấy, các chính phủ cần đẩy mạnh các yếu tố dẫn dắt kinh tế trong nước hơn là dựa vào các nền kinh tế bên ngoài, làm nền tảng vững chắc để cân bằng tăng trưởng giữa các nền kinh tế trên thế giới. Đề tránh rủi ro, về cơ cấu dự trữ cần thay đổi phù hợp tình hình xuất nhập khẩu và nghĩa vụ tài chính quốc tế của mỗi nước, không nên nắm giữ tỷ trọng lớn những đồng tiền có xu hướng giảm giá. Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam Trong bảng thống kê của Wikipedia, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng tăng dần và đạt 100,438 tỷ USD, xếp thứ 27 trong bảng thống kê, giảm 1 bậc so với báo cáo trước đó. Đạt được kết quả đó là do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Mặc dù trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh và phức tạp do sự tàn phá của đại dịch Covid-19, tâm lý thị trường dao động mạnh, nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được đáp ứng đầy đủ và kịp thời. Với sự ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước đã góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp, duy trì niềm tin của các nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư phục hồi nền kinh tế. Hiện nay, giá cả hàng hóa thế giới biến động với biên độ lớn do thương mại quốc tế đình trệ, nhất là những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu về hàng hóa và nhu yếu phẩm tăng cao, tập trung vào một số thời điểm nhất định; các giải pháp nới lỏng chính sách vĩ mô để hỗ trợ nền kinh tế có thể kéo theo những rủi ro khó lường trong việc kiểm soát lạm phát. Do vậy, mức dự trữ trên của Việt Nam là phù hợp để tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, đáp ứng tốt các nhu cầu thương mại và tài chính quốc tế. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; IMF; Wikipedia Xuân Thanh (NHNN) Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao? Tại sao khu vực châu Á tránh được lạm phát cao? 13/12/2024 08:32 212 lượt xem Bài viết giới thiệu nghiên cứu của Giáo sư Antonio Fatas (2024), trong đó phân tích những lý do dẫn đến “sự bất khả xâm phạm” đáng ngạc nhiên của châu Á, vốn trước đây, giống như tất cả các nền kinh tế đang phát triển, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ... Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Bahamas và kinh nghiệm đối với Việt Nam 09/12/2024 08:32 323 lượt xem Với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững tại vùng đảo xa xôi, năm 2020, Bahamas trở thành quốc gia tiên phong trên toàn thế giới trong việc phát hành, lưu thông tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (NHTW) - CBDC với hệ thống Sand Dollar - tiền kỹ thuật số do NHTW Bahamas phát hành. Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam Sáng kiến về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và lợi ích tham gia của Việt Nam 05/12/2024 07:51 553 lượt xem Chiếm tới 60% dân số thế giới và đóng góp khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF do Mỹ khởi xướng từ tháng 5/2022, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh, năng động trên thế giới và có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới (2020 - 2050)... Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách 22/11/2024 10:50 1.074 lượt xem Thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu đang có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có sự tăng trưởng đáng kể của thị trường trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững (Green, Social, Sustainable, and Sustainability-Linked Bonds - GSSSB). Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam Kinh tế tư nhân: Động lực phát triển của Asean và bài học đối với Việt Nam 15/11/2024 10:30 1.313 lượt xem Phát triển khu vực kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho  Việt Nam Hệ thống xếp hạng tín nhiệm thay thế đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu - Kinh nghiệm từ châu Á và gợi ý cho Việt Nam 11/11/2024 10:22 1.397 lượt xem Xếp hạng tín nhiệm không phải là một thuật ngữ xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc” Châu Á và Việt Nam đón đầu làn sóng kinh tế “bạc” 03/11/2024 07:15 1.560 lượt xem Ủy ban về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc năm 2023 xác định già hóa dân số là một xu hướng mang tính toàn cầu. Xu hướng già hóa dân số không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu mà đã, đang và sẽ lan rộng sang khu vực châu Á, tạo ra những cơ hội lẫn thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, xã hội. Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho  Việt Nam Quy định về cấp phép ngân hàng ảo tại Thái Lan và một số gợi ý cho Việt Nam 30/10/2024 09:30 1.545 lượt xem Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và lĩnh vực tài chính trong những năm qua đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng và hệ thống tài chính trên toàn cầu. Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024 và hàm ý cho Việt Nam 23/10/2024 08:04 11.078 lượt xem Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 cho thấy có sự cải thiện nhẹ so với năm 2023, với dự báo tăng trưởng đạt 3,1 - 3,2% GDP và lạm phát giảm xuống 5,8 - 5,9%. Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực ASEAN 14/10/2024 15:40 1.689 lượt xem Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, kiều hối đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Ngân hàng mở: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam 08/10/2024 08:03 2.054 lượt xem Ngân hàng mở là một khái niệm mới nổi trong ngành tài chính - ngân hàng, mang lại sự đổi mới và cách mạng hóa phương thức hoạt động của ngân hàng truyền thống. Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam Chính sách tín dụng nông nghiệp của Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam 03/10/2024 14:46 1.734 lượt xem Nằm ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ấn Độ là một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời với quy mô thị trường ước đạt 372,94 tỉ USD vào cuối năm 2024, dự kiến ​​sẽ đạt 473,72 tỉ USD vào năm 2029 (Mordorintelligence, 2024). Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế Tác động của địa chính trị đến thương mại quốc tế 01/10/2024 16:10 2.762 lượt xem Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của địa chính trị đến thương mại toàn cầu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ năng chính là khai thác, phân tích, tổng hợp và bình luận các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên quan. Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Pháp luật về giám sát tập đoàn tài chính tại Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30/09/2024 08:01 1.884 lượt xem Tập đoàn tài chính không phải là một hình thái tổ chức hoạt động kinh doanh mới trên thị trường mà bắt đầu được hình thành từ những năm 60 tại Mỹ khi hiện tượng các ngân hàng với hoạt động cấp tín dụng kết nối các công ty bảo hiểm, chứng khoán thông qua sở hữu vốn... Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong đầu tư phát triển kinh tế vùng 26/09/2024 13:23 9.662 lượt xem Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, cả hai quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình 12/12/2024 10:42 Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

82,600

85,100

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

82,600

85,100

Vàng SJC 5c

82,600

85,120

Vàng nhẫn 9999

82,600

84,300

Vàng nữ trang 9999

82,500

83,900

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,135 25,465 26,027 27,454 31,577 32,919 161.35 170.73
BIDV 25,165 25,465 26,263 27,474 31,985 32,928 162.63 170.43
VietinBank 25,163 25,465 26,289 27,489 32,040 33,050 163.49 171.24
Agribank 25,200 25,465 26,164 27,368 31,768 32,862 163.10 170.96
Eximbank 25,130 25,465 26,230 27,209 31,854 32,999 164.16 170.29
ACB 25,140 25,465 26,261 27,163 31,980 32,946 163.95 170.43
Sacombank 25,180 25,465 26,264 27,237 31,900 33,063 164.14 171.19
Techcombank 25,171 25,465 26,090 27,433 31,604 32,944 160.58 173.08
LPBank 25,170 25,465 26,530 27,422 32,250 32,919 165.14 172.23
DongA Bank 25,210 25,465 26,270 27,140 31,920 32,860 162.30 169.60
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 36.412.471 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » đơn Vị Tính Tỷ Usd