Cặp Phạm Trù Cái Chung - Cái Riêng? Cho Ví Dụ? | Vatgia Hỏi & Đáp

Giáo dục, tham khảo > Đại học - Cao Đẳng

Cặp phạm trù cái chung - cái riêng? cho ví dụ? thu thu Trả lời 12 năm trước

Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này?Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước v.v., nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.1. Khái niệmCái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượngTrong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác.2. Mối quan hệ biện chứngPhép biện chứng duy vật khẳng định rằng,cái chung, cái riêng và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêngVí dụ, không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.- không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những cái cây cụ thể.Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không cso cái riêng tồn tạiđộc lập tuyệt đối tách rời cái chung.Ví dụ, nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật chung như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v.v..- mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những đk xác địnhSở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhấtÝ nghĩa phương pháp luận-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.-Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, -khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"

Quân Nguyễn Quân Nguyễn Trả lời 4 năm trước Cảm ơn thông tin của chị Quang Bách Quang Bách Trả lời 5 năm trước

- Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.

+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.

Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.

- Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.

Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...

Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.

Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.

+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.

Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...

Khanh Tran Khanh Tran Trả lời 5 năm trước may quá, tìm được đáp án để nộp bài kịp ngày mai Thiển Bạch Thiển Bạch Trả lời 5 năm trước

Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.

+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.

Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.

- Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.

Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...

Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.

Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.

+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.

Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...

Khanh Tran Khanh Tran Trả lời 5 năm trước

Ví dụ: cái bàn, cái ghế là cái riêng. Thế nhưng giữa cái bàn và cái ghế này lại có những đặc điểm chung như được làm từ gỗ...Tương tự cho mỗi con người chúng ta thì tất cả mọi người đều là những cá thể riêng biệt, thế nhưng tất cả đều là người, cũng có những hoạt động như nhau như ăn uống, sinh hoạt.

Nguyễn Ngọc Ánh Nguyễn Ngọc Ánh Trả lời 4 năm trước

Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.

Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau

Duy Thái Phan Nguyễn Duy Thái Phan Nguyễn Trả lời 4 năm trước

– “Cái riêng”là phạm trù được dùng để chỉmột sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻnhất định.

Ví dụ:

+ 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.

+ 01 trận bóng đã giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan diễn ra vào ngày 05/9/2019 là một cái riêng.

– “Cái chung”là phạm trù được dùng để chỉnhững mặt, những thuộc tính chungkhông những có một kết cấu vật chất nhất định, mà cònđược lặp lạitrong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).

Trình Vũ Lục Trình Vũ Lục Trả lời 4 năm trước

Mình thì thi mình thấy thầy cô hay cho cả câu phân biệt cái riêng với cáiđơn nhất nữa, mọi người ai sắp thi thì lưuý theme câu này nữa nha

Thành Nam Thành Nam Trả lời 4 năm trước

Thật raphân biệt cái riêng với cái đơn nhất không khó, trước mình thi gặp câu này, hoàn toànở trong sách giáo trình Những nguyên lý cơ bản cảu CN Mac

Lê Hương Lê Hương Trả lời 4 năm trước

+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.

Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...

Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.

Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.

+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.

Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...

Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên Luyện Thị Hồng Anh K29 12 Sử THPT Chuyên Trả lời 4 năm trước Ở đây có nhiều câu trả lời rồi, nhưng mình thấy câu trả lời này hay nhất, cảm ơn ạ! Thành Nam Thành Nam Trả lời 4 năm trước

Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.

+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.

+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.

Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.

CÂU HỎI LIÊN QUAN

Hệ cử nhân sư phạm và ngoài sư phạm khác nhau chỗ nào? Xin chỉ cho em biết với? Cho em hỏi cái này cái Nguyên lí về mối liên hệ của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn? Lấy ví dụ chứng minh? Cho em hỏi: mục đích,phạm vi công việc và phạm vi trách nhiệm cua một giám đốc nhân sự? Cho em hỏi năm 2010 em dự thi vào đại học Thủy lợi khu vực phía Bắc? Học Kĩ thuật Y là học những cái gì ? ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2011 có ngành kĩ thuật y sinh vậy ngành đó học cái gì? Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở phía Nam năm 2011 thi đề chung hay đề riêng? Những sai sót thường gặp trong hồ sơ đăng ký dự thi ĐH ? Được 14.5 điểm liệu có khả năng đỗ vào ngành Sư phạm Sử trường ĐH Vinh ko ?

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Cái đơn Nhất