Cặp Phạm Trù Nội Dung - Hình Thức
Có thể bạn quan tâm
Nội dung, hình thức là gì? Phân tích mỗi quan hệ biện chứng và ý nghĩa của cặp phạm trù nội dung và hình thức? [Triết học Mác Lênin]
Mục lục ẩn 1. Khái niệm nội dung và hình thức 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 3. Ý nghĩa phương pháp luận1. Khái niệm nội dung và hình thức
Nội dung của đối tượng là tổng thể các mặt, bộ phận, yếu tố hợp thành nó, những quá trình tương tác và biến đổi trong nó.
Nội dung không chỉ bao gồm các bộ phận và sự tương tác của chúng với nhau, tức là những tương tác bên trong, mà còn quy định cả những tương tác với những đối tượng bên ngoài khác.
Nội dung chính là chất liệu để trên cơ sở đó xây dựng nên các sự vật, hiện tượng. Do đó, nó được xem là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hay biểu hiện.
Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố như tư tưởng của tác phẩm, hình tượng nghệ thuật, v.v…đã phản ánh, và giải quyết những vấn đề nào đó của cuộc sống hiện thực. Hoặc, nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tế bào, khí quan, quá trình sống v.v…
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng. “Hình thức là toàn thể nói chung những gì làm thành bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện của nội dung. Hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động. Hình thức bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.”
Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương, được thể hiện thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm… là cách sắp xếp trình tự các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của tác phẩm.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình thức có tính độc lập tương đối, v.v…
a/ Sự thống nhất giữa nôi dung và hình thức
Nội dung và hình thức là hai mặt gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Trong mỗi sự vật đều có hai mặt: Nội dung và hình thức; không có sự vật nào chỉ có một mặt. Không có nội dung nào lại không gắn liền với một hình thức nhất định; ngược lại cũng không có một hình thức nào lại không chứa một nội dung nhất định. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
b/ Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức
Hình thức là mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ phận, cho nên hình thức chịu sự quy định của chính những mặt, những yếu tố, bộ phận đó.
Hình thức phải phù hợp với nội dung, tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức và nội dung không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại khác nhau có thể có những hình thức khác nhau.
So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung.
c/ Hình thức tác động trở lại nội dung
Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Ở thời kì đầu tồn tại, hình thức của đối tượng phù hợp với nội dung và do vậy giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của nó. Với sự hỗ trợ tích cực của hình thức, nội dung phát triển càng ngày càng xa, còn hình thức vẽ cơ bản vẫn giữ nguyên không đổi. Thời gian qua đi và khuôn khổ chật hẹp của hình thức cũ bắt đầu cản trở nội dung đang biến đổi. Hình thức không còn phủ hợp với nội dung nữa, trở nên kim hãm sự phát triển của nội dung. Sự không tương thích ngày càng lớn dẫn, giữa chúng xảy ra xung đột. Và cuối cùng nội dung đã di xa về phía trước vứt bỏ hình thức quá cũ kĩ, thủ tiêu nó. Nhưng thời điểm thủ tiêu hình thức đồng thời cũng là thời điểm biển đổi của nội dung. Sự thủ tiêu những mối liên hệ bền vững đòi hỏi sự biến đổi mạnh các bộ phận của nó và chấm dứt những tương tác lẫn nhau đã tồn tại trước đó. Như vậy, sự phù hợp hình thức và nội dung, sự thống nhất của chúng, cũng như thống nhất chất và lượng, là ranh giới tồn tại của đối tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức có thể rút ra kết luận cho thực tiễn.
– Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không được tách rời nội dung với hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó của sự vật, hiện tượng.
– Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp với nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
– Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung. Để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất định, phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hơp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm.
Ví dụ: Thói trì trệ, chậm đổi mới các hình thức và phương pháp quản lí, sự gia tăng tệ quan liêu, tuyệt đối hoá những hình thức tổ chức xã hội được hình thành trước đây trong thực tiễn là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khủng hoảng xã hội và của những xu hướng bất lợi đã bộc lộ ở nước ta những năm gần dây. Xã hội có đạt tới sự phát triển mới về chất hay không phần nhiều phụ thuộc vào việc đổi mới đến đâu những hình thức xã hội già cỗi, phong cách và phương pháp làm việc cũ, đưa chúng vào phù hợp đến mức độ nào với những điều kiện dạng thay đổi.
– Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới. V.I. Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ, đồng thời cũng phê phán thái độ phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, vô căn cứ.
Ví dụ: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cùng một nguyên tố Cacbon nhưng sự khác biệt ở đây là cấu trúc tinh thể của chúng (khác biệt về hình thức).
+ Sự sắp xếp của các nguyên tử carbon trong kim cương ở dạng tứ diện, mỗi nguyên tử cacbon được gắn liền với 4 nguyên tử cacbon khác, hình thành liên kết hóa trị mạnh mẽ. Cấu trúc (hình thức) này làm cho kim cương có độ bền và độ cứng cực cao, để làm xước hoặc phá vỡ kim cương đòi hỏi một lực cực lớn, khiến kim cương trở thành một trong những vật liệu cứng nhất trong tự nhiên.
+ Than chì thì khác, các nguyên tử cacbon xếp thành các lớp 2D, mỗi nguyên tử cacbon sẽ liên kết với ba nguyên tử cacbon khác để hình thành nên hình sáu cạnh trong một chuỗi dài vô hạn. Cấu trúc này thể hiện sự liên kết yếu giữa các nguyên tử. Kết quả của sự sắp xếp này là các lớp trượt lên nhau và có thể tách khỏi nhau dễ dàng. Những liên kết yếu giữa nhiều lớp nguyên tử carbon làm cho than chì được sử dụng phổ biến trong bút chì và có thể gọt dễ dàng.
Như vậy, kim cương và than than đều giống nhau ở nội dung cấu thành là nguyên tử carbon, điều làm chúng khác biệt là hình thức của chúng; điều này cho thấy khi thay đổi hình thức thì tính chất của vật đã thay đổi; và điều quan trọng cần rút ra là cần tìm cái hình thức phù hợp với nội dung để phù hợp với điều kiện khách quan cũng như thúc đẩy sự phát triển.
Một ví dụ tiêu biểu khác của cặp phạm trù nội dung hình thức là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cùng 1 phương thức sản xuất. Nếu như lực lượng sản xuất là nội dung thì quan hệ sản xuất chính là hình thức của phương thức sản xuất đó. Để hiểu hơn về mối quan hệ này, xem chi tiết tại: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Cặp phạm trù Cái chung – Cái riêng
- Cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả
- Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên
- Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng
Từ khóa » Ví Dụ Ve Nội Dung Và Hình Thức
-
Triết!!!!!! Trời ơi Là Trời!:(( - NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC. - Wattpad
-
Nội Dung Và Hình Thức: Quan Hệ Biện Chứng Và ý Nghĩa
-
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC (word) - StuDocu
-
Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Nội Dung Và Hình Thức.
-
Nội Dung Và Hình Thức – Khái Niệm, Quan Hệ Biện Chứng Và ý Nghĩa ...
-
Phạm Trù Nội Dung Và Hình Thức (phân Tích + Ví Dụ) - YouTube
-
Phạm Trù Nội Dung Và Hình Thức/khái Niệm/mối Quan Hệ Biện Chứng/ý ...
-
Ví Dụ Về ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Nội Dung Và Hình Thức
-
Mối Quan Hệ Giữa Nội Dung Và Hình Thức? Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
-
Ý Nghĩa Của Cặp Phạm Trù Nội Dung Và Hình Thức Trong Cuộc Sống
-
Nội Dung Và Hình Thức (Chủ Nghĩa Marx-Lenin) – Wikipedia Tiếng Việt
-
【HAVIP】Mối Quan Hệ Giữa Nội Dung Và Hình Thức Trong Tác Phẩm ...
-
Mối Quan Hệ Giữa Nội Dung Và Hình Thức Của Tính Cách
-
Hình Thức Là Gì? Phân Biệt Hình Thức, Phương Thức Và Cách Thức?