Cặp Từ Hô ứng Là Gì? Tác Dụng Của Cặp Từ Hô ứng? - TopLoigiai

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cặp từ hô ứng là gì? Tác dụng của cặp từ hô ứng?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về cách nối vế câu ghép và cặp từ hô ứng là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Mục lục nội dung Cặp từ hô ứng là gì? Tác dụng của cặp từ hô ứng?Kiến thức tham khảo về cách nối vế câu ghép và cặp từ hô ứng1. Các cách nối câu ghép2. Bài tập

Cặp từ hô ứng là gì? Tác dụng của cặp từ hô ứng?

- Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép

- Tác dụng: Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

+  vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…

+  đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

Kiến thức tham khảo về cách nối vế câu ghép và cặp từ hô ứng

1. Các cách nối câu ghép

a. Nối bằng từ ngữ nối ( hay nối trực tiếp )

– Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

– Ví dụ minh họa:

+) Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

+) Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

Cặp từ hô ứng là gì? Tác dụng của cặp từ hô ứng?

b. Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

- Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

- Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

- Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

- Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà

+ Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

+ Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

c. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). 

- Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. 

2. Bài tập

Bài 1: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :

a) Nó …về đến nhà , bạn nó … gọi đi ngay.

b) Gió …to, con thuyền ….lướt nhanh trên biển.

c) Tôi đi …nó cũng đi…

d) Tôi nói….., nó cũng nói….

Đáp án:

a)  vừa… đã…

b)  càng….càng…

c)  …. đâu…. đấy.

d)  …sao….vậy.

Bài 2: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :

a) Mưa càng lâu,…

b) Tôi chưa kịp nói gì,….

c) Nam vừa bước lên xe buýt,…

d) Các bạn đi đâu thì….

Đáp án:

a) ….. đường càng lầy lội.

b) …..nó đã bỏ chạy.

c) …..xe đã chuyển bánh.

d) …..tôi theo đấy.

Bài 3: Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Trả lời:

a) Vế 1: Nắng (chủ ngữ), vừa nhạt (vị ngữ).

Vế 2: Sương (chủ ngữ), đã buông nhanh xuống mặt biển (vị ngữ).

b) Vế 1: Chúng tôi (chủ ngữ), đi đến đâu (vị ngữ).

Vế 2: Rừng (chủ ngữ), rào rào chuyển động đến đấy (vị ngữ).

Bài 4: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Mưa ... to, gió... thổi mạnh.

b) Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...

Trả lời:

a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.

b) Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

Bài 5: Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

a) Mẹ bảo sao / thì con làm vậy.

b) Học sinh nào chăm chỉ / thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.

c) Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.

d) Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.

Trả lời

a) Cặp từ hô ứng: sao…vậy

b) Cặp từ hô ứng: nào… đó

c) Cặp từ hô ứng: bao nhiêu… bấy nhiêu

d) Cặp từ hô ứng: càng…càng

Từ khóa » Các Câu Ghép Có Cặp Từ Hô ứng