Card đồ Họa Là Gì? So Sánh Giữa Card đồ Họa Onboard Và Rời
Có thể bạn quan tâm
Card đồ hoạ là một bộ phận chịu trách nhiệm chính về việc xử lý thông tin hình ảnh cũng như tác vụ đồ hoạ. Nếu bạn muốn chơi game mượt, hình ảnh chân thực, sắc nét, sinh động khi xem phim thì card đồ hoạ màn hình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Trong đó card đồ hoạ rời là một trong những loại card đồ hoạ được sử dụng nhiều hiện nay. Bài viết hôm nay Công ty máy tính Workstation Bmat sẽ cung cấp chi tiết nhất về sự so sánh giữa card Onboard và card đồ họa rời.
Có những loại card màn hình nào?
– Hiện nay, card màn hình thì chúng ta lại chia làm 2 loại đó là Card Onboard và Card rời.
Ưu và nhược điểm của Card Onboard:
– Card Onboard (VGA Onboard hay còn gọi là VGA Share) là loại card đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính. Cụ thể đó chính là nó được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào CPU (bộ xử lý trung tâm). Card Onboard này hoạt động nhờ vào RAM hay còn gọi là bộ nhớ tạm và CPU để xử lý hình ảnh.
– Với các loại máy tính đời cũ thì Card Onboard sẽ được điều khiển bởi 1 chip tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (Mainboard) hoặc là một phần của Chipset cầu Bắc. Còn với những dòng laptop đời mới thì Card onboard được tích hợp trực tiếp vào bộ vi xử lý CPU để giảm nhiệt lượng toả ra và tăng hiệu suất để xử lý đồ hoạ trong suốt quá trình sử dụng.
– Lưu ý: Để laptop hoạt động trơn tru thì ít nhất phải có thể 4GB mới sử dụng ổn định và dài lâu.
– Về ưu điểm của card Onboard:
+ Hạn chế lỗi trong quá trình sử dụng bởi nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào Chipset.
+ Ít bị xung đột về phần cứng.
– Nhược điểm:
+ Do sử dụng chung với RAM máy tính nên sẽ tổn hao nhiều về tài nguyên có sẵn. Bởi RAM bị nóng do hoạt động quá tải, liên tục khiến máy có thể bị đơ, bị treo.
+ Card Onboard không thể chạy các phần mềm nặng, yêu cầu độ xử lý đồ hoạ cao… Không thể chạy được các phần mềm nặng, các phần mềm yêu cầu xử lý đồ họa cao…
Ưu và nhược điểm của card đồ họa rời
– Card đồ hoạ rời xử lý đồ hoạ tốt hơn so với card onboard khi ở cùng một cấp độ. Bởi nó được thiết kế và hoạt động hoàn toàn độc lập nên khả năng xử lý về hình ảnh, đồ hoạ đạt chất lượng cao hơn.
– Ngoài ra, card rời còn được liên kết với Mainboard thông qua Bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng như AGP, PIC, PIC Experss… Để nhận biết đâu chính là khe cắm của Card Vga rời thì bạn cần để đúng Main lên, bởi lúc này khe cắm của màn hình rời nằm ở trên cùng, sau đó là các khe mở rộng PCI khác như card sound, card mạng,…Kich
– Ưu điểm của card đồ hoạ rời đó là:
+ Sử dụng riêng một khe cắm và độc lập với máy chủ.
+ Card rời này còn sử dụng GPU cùng bộ nhớ riêng mà không cần dùng đến RAM trên máy tính nên nó không hề làm ảnh hưởng đến hệ thống chung của máy tính.
+ Hoàn toàn hỗ trợ để xử lý các ứng dụng hoặc phần mềm nặng, game yêu cầu xử lý đồ hoạ cao.
– Nhược điểm dùng card đồ hoạ rời:
+ Chi phí đắt hơn so với từng loại.
+ VGA rời sử dụng hệ thống tản nhiệt không tốt cho máy túnh của bạn nên có thể bị nóng hơn so với lúc trước.
Phân loại card đồ hoạ rời thông dụng nhất
Trên thị trường Laptop hiện nay chịu sự ảnh hưởng từ các nhà sản xuất card đồ họa lớn nhất đó chính là NVIDIA và AMD. Cả hai hãng này đều sẽ chịu sự ảnh hưởng của những con chip đồ họa mạnh mẽ và được tích hợp trên hầu hết các loại laptop.
Điểm khác biệt ở giữa hai hãng sản xuất này đó chính là: Trong khi AMD ATI gọi chip xử lý trên card đồ họa là VPU (Video Process Unit) thì NVIDIA gọi là GPU (Graphic Process Unit). Điểm chung đó chính là cả hai đều không phân phối sản phẩm của mình đến trực tiếp người dùng mà sẽ đến tay người dùng trung gian thứ 3 đó chính là: MSI, Gigabyte, Asus, Powercolor… Cụ thể đó là:
Radeon RX 560 và GeForce GT 1030
– Đây là một trong 2 loại card đồ họa rời có chi phí ngang ngang nhau nên chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn so sánh để cân nhắc nên lựa chọn như thế nào?
– Hiện, Radeon RX 550 được đánh giá cao hơn GeForce GT 1030. Nếu ngân sách của bạn có tầm gần 2.5 triệu thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn RX 560.
– Những ai là tay chơi game nghiệp dư hoặc bắt đầu xây dựng dàn PC thì sẽ không đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý đồ họa, hình ảnh vì thế nên RX 560 chính là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho bạn. Nhờ model này, bạn có VRAM gấp đôi so với RX 550. Sự khác biết lớn giữa RAM 2GB và 4GB đối với GPU cực kỳ đáng lưu tâm. Đây cũng là lí do vì sao giá thành bán RX 560 cao hơn.
– Ưu điểm của RX 560 ở đây đó chính là hiệu suất cải thiện cao hơn tới 50% so với RX 550. Độ phân giải xử lý hình ảnh, âm thanh, chất lượng cũng tốt hơn.
– Còn về sản phẩm của hãng sản xuất Nvidia, thẻ GeForce GTX 1050 rẻ nhất có giá tới 120 đô la (tương đương với hơn 2.7 triệu vnđ) và chỉ đi kèm với bộ nhớ đệm VRAM 2GB. Do đó, muốn trở thành khách hàng thông minh thì hơn hết bạn hãy tránh xa những model này. Mặc dù rằng, GTX 1050 cũng có phiên bản 4GB nhưng lên tới gần 3.5 triệu vnđ, điều này hơi vô lý nên đặc biệt so sánh với vẫn có các phiên bản 4GB, nhưng chúng có giá lên tới 150 đô la, gần chạm đến phân khúc trên, điều này thật vô lý, đặc biệt là khi so sánh với RX 560.
Card đồ họa Radeon RX 570 (AMD)
– Tiếp đến là card đồ họa GTX 1050 Ti vs Radeon RX 570 thì không có quá nhiều điểm khác biệt quá. Xét về chi phí thì model của AMD cao hơn so với những loại khác đến từ Nvidia. Khoảng gần 4 triệu nhưng chất lượng mang lại cao hơn nhiều, bởi theo đánh giá trên thị trường hiện nay, cả Asrock và PowerColor đều có cùng chi phí nhưng về sức mạnh thì kém xa so với RX 570. Nên bạn muốn tiết kiệm chi phí và có giá thành tốt nhất nên lựa chọn card đồ họa này.
– Như vậy, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng RX 570 và cũng tùy vào từng trường hợp mà có thể lựa chọn hãng phù hợp nhất với nhu cầu và chi phí của mình.
GeForce GTX 1660 Ti, GTX 1060, Radeon RX 580, RX 590
– Nếu tài chính của bạn tầm 4.5 – 7 triệu thì có thể lựa chọn một trong các hãng trên. Tuỳ vào từng loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng khá nhau, xét giá bán trên hiệu năng, RX 580 8GB mang lại cho khách hàng nhiều giá trị và là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều chuyên gia trong nhiều năm.
– Đối với GeForce GTX 1660 Ti mới được ra mắt đã trở thành một thử thách lớn đối với những hãng khác tầm tiền với mức cải tiến lượng khung hình tới 30%. Ngoài ra, model này cũng có thể vận hành khá hiệu quả nên mát và yên tĩnh hơn so với Radeon RX 580. Chính lẽ đó mà GeForce GTX 1660 Ti được đánh giá cực kỳ cao.
– So với các đặc điểm mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì các chuyên gia khuyên bạn nên chi thêm chút tiền để lựa chọn GeForce GTX 1660 Ti đáp ứng mọi game ở độ phân giải 1440p. Đây cũng là sự lựa chọn khá tốt so với các đối thủ cùng phân khúc khác.
Radeon Vega 56/64 và GeForce GTX 1070 Ti
– Không có sự khác biệt quá lớn khi bạn đang lưỡng lự giữa 2 model này. Về chi phí, GTX 1070 Ti giá thấp hơn và sở hữu mô hình AIB chất lượng cao hơn. Vì lẽ này nên các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng GTX 1070 Ti trong phân khúc GPU 1440p cao cấp.
RTX 2060 và Vega 64
– Theo đánh giá điểm Benchmark với 36 tựa game phổ biến nhất hiện nay, RTX 2060 đã vượt qua GTX 1070 Ti và chỉ đứng sau Vega 64. Hơn nữa, về trung bình RTX 2060 cũng chỉ chậm hơn khoảng 10% so với RTX 2070 nhưng giá bán lại thấp hơn khoảng 30% nên model này nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
GeForce RTX 2080 Ti với chi phí cao nhất
– Bạn sẵn sàng đầu tư khoản tiền lớn thì RTX 2080Ti sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho mình. Chạy game với tốc độ cao, RTX 2080 sẽ yên tĩnh hơn một chút. Thích hợp dành cho các game thủ và thiết kế đồ họa cao cấp
Ndivia GeForce GTX 970
– Card đồ họa này có giá cả khoảng 12.000.000(VNĐ) là sản phẩm có cách thiết kế cực kỳ đẹp mắt và bền bỉ theo thời gian. Cực kỳ thích hợp cho việc sử dụng công nghệ 3D trên nền kiến trúc Maxwell. Vì thế mà GTX 970 được các chuyên gia đánh giá tốt cho việc chơi game trên cấu hình 1080p hoặc 1440p.
Nvidia GeForce GTX Titan X
– Chi phí cao là điều mà nhiều người biết đến khi nhắc đến Nvidia GeForce GTX Titan X nên chất lượng đi kèm được đánh giá vô cùng cao. Trong suốt quá trình hoạt động hầu như không xảy ra bất cứ một lỗi nào đi kèm và thích hợp làm việc ở nhiều lĩnh vực, trong đó có thiết kế đồ họa.
Card rời chuyên dùng cho máy trạm Workstation
Đối với các dòng siêu máy tính Workstation dành cho công nghiệp, camera, y tế, ứng dụng nặng thường chọn các dòng card Nvidia Quadro dòng K2200, K4000… giờ đổi thành P2000, P2200, P5000, P6000
Xem danh sách các mẫu Quadro tại đây: https://workstations.vn/nvidia-quadro/
Hy vọng với những chia sẻ ở trên giúp bạn có thêm thông tin về card đồ họa rời cùng các phiên bản khác nhau cho bạn đọc tham khảo. Liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tận tình chuyên gia.
Tham khảo bài viết: Ổ cứng SSD là gì?
Từ khóa » Card đồ Họa Share Là Gì
-
Card Màn Hình Share Bộ Nhớ Với RAM Là Sao?
-
Nên Chọn Card đồ Họa (Share) Onboard Hay Card Rời (VGA) ?
-
[Tips] Tìm Hiểu Và Cách Phân Biệt Card Màn Hình (rời Và Onboard)
-
Card Màn Hình Share Bộ Nhớ Với RAM Là Sao? - MediaMart
-
Card đồ Họa (card Màn Hình) Là Gì? Cách Phân Biệt ... - Laptop Ngoại
-
Card Màn Hình Rời [VGA] Là Gì ? VGA Share Là Gì, Sử Dụng Loại Nào ...
-
Share Ram Cho Vga Gì - SaiGonCanTho
-
" Shared Memory Là Gì ? Tắt Nó Được Không? Card Hình Rời Tức ...
-
Card Màn Hình ( Card đồ Hoạ ) Là Gì - Thành Nhân Computer
-
Card Màn Hình Là Gì? Lưu ý Khi Lựa Chọn Card đồ Họa VGA
-
Tìm Hiểu Và Cách Phân Biệt Card Màn Hình (Rời Và Onboard)
-
Card Đồ Họa ? Card Onboard Và Card Rời
-
Card đồ Họa Share Là Gì - Top Công Ty, địa điểm, Shop, Dịch Vụ ...
-
Card đồ Họa Laptop Và Những Hiểu Lầm Phổ Biến: Card Rời Có Tốt Hơn ...