Card đồ Họa Là Gì? Tìm Hiểu Các Chức Năng Của Card đồ Họa

3,K

Bạn đang muốn tự build bộ PC có thể làm việc, chiến game ngon lành? Vậy thì có một chủ đề mà bạn chắc chắn nên tìm hiểu thật chi tiết: card đồ họa là gì, cũng như các chức năng và tầm quan trọng của nó.

Card đồ họa là gì?

Bạn có biết không?

  • Card đồ họa (hay card màn hình): là một thành phần trong PC, nó có nhiệm vụ render hình ảnh lên màn hình hiển thị.
  • GPU (Graphics processing unit – Bộ xử lý đồ hoạ): là con chip cốt lõi được sử dụng trong card đồ họa.
  • GPU cao cấp thường được sử dụng cho gaming, ray tracing, sản xuất đồ họa và thậm chí là khai thác tiền điện tử.
Mục lục bài viết Hiện mục lục 1. Card đồ họa là gì? 2. Các loại Card đồ họa trên thị trường 3. Chức năng, ứng dụng của Card đồ họa

Card đồ họa là gì?

Card đồ họa là một bảng mạch in có bộ xử lý, RAM và các thành phần khác. Nó đôi khi còn được gọi là GPU hay bộ xử lý đồ họa, nhưng trên thực tế, GPU chỉ là một thành phần của card đồ họa (mặc dù là thành phần chính).

GPU và Card đồ họa

GPU được chia thành hai loại:

  • GPU tích hợp (Card đồ họa onboard): được tích hợp luôn trong bo mạch chủ và không thể nâng cấp hoặc thay thế, bạn sẽ thường thấy ở laptop và máy tính để bàn rẻ tiền hơn. Những bộ xử lý đồ họa như thế này thường có hiệu suất khiêm tốn, không hoạt động tốt cho các tác vụ như chơi game nặng hoặc sản xuất đồ họa chuyên nghiệp.
  • GPU rời (Card đồ họa rời): bạn sẽ lắp nó vào khe cắm mở rộng của bo mạch chủ. Loại card đồ họa này có thể dễ dàng thay thế, vậy nên nó có thể được nâng cấp khi có các loại card đồ họa mới hơn được ra mắt, qua đó giúp bộ PC của bạn không bị lỗi thời.

Đọc thêm: Card đồ họa (onboard và rời) là gì?

Card đồ họa hiện đại là những thiết bị cực kỳ tinh vi, theo một số cách hoạt động giống như những chiếc máy tính độc lập vậy. Chúng thực hiện số lượng lớn các phép tính toán và thường là các thành phần phức tạp nhất trong máy tính, đặc biệt là các card đồ họa cao cấp được tối ưu hóa cho gaming và xử lý đồ họa nâng cao.

Chúng không chỉ chịu trách nhiệm vẽ đồ họa 2D thông thường như các cửa sổ và tài liệu, mà các card đồ họa hiện đại có thể tạo ra đồ họa 3D chân thực, độ phân giải cao trong thời gian thực mà không cần render trước nội dung đó. Chúng rất cần thiết cho sản xuất đồ họa, chẳng hạn như nhiếp ảnh và sản xuất video, vì chúng có thể thao tác và xử lý một số lượng lớn pixel trong thời gian thực.

Phát triển tới ngày nay, các card đồ họa cũng có khả năng thực hiện một kỹ thuật được gọi là ray tracing. Ray tracing là một dạng đồ họa 3D, trong đó, các khung cảnh được hiển thị bằng cách truy tìm đường đi của từng chùm ánh sáng trong một cảnh và mô hình hóa chính xác hiệu ứng của nó trên vật liệu và kết cấu trong hình ảnh.

Đồ họa ray-traced cực kỳ chân thực, và trước đây nó chỉ có thể được render với lượng sức mạnh xử lý dồi dào. Khi card đồ họa có tích hợp ray tracing tiếp tục giảm giá, các video game sẽ ngày càng dựa vào đồ họa ray-traced để mang lại hình ảnh chất lượng như rạp chiếu phim, được hiển thị trong thời gian thực.

Đồ họa real time Ray-Traced

Các loại Card đồ họa trên thị trường

Hầu như tất cả các card đồ họa đều được phát triển bởi hai thương hiệu: Nvidia và AMD. Bất kể khi bạn mua hoặc tìm thấy loại card đồ họa nào bên trong bộ PC của mình, nó gần như chắc chắn được bán trực tiếp bởi một trong những công ty này, hoặc bởi một công ty bên thứ ba đã được cấp phép công nghệ.

Card đồ họa NVIDIA và AMD

Điều đó giúp cho việc tìm mua một chiếc card đồ họa dễ dàng hơn, vì mặc dù có rất nhiều công ty bán card đồ họa nhưng bạn luôn có thể so sánh chúng trực tiếp (do chúng đều sử dụng cùng một kiến trúc cơ bản). Nói đến một ví dụ cụ thể cho dễ hiểu, GPU Nvidia GeForce RTX 3070 sẽ hoạt động ít nhiều giống nhau cho dù bạn mua nó từ Asus, MSI, Gigabyte, hay Nvidia.

Card đồ họa Nvidia GeForce RTX 3070

AMD là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với Nvidia, và hai công ty đôi khi dẫn trước nhau về hiệu suất hàng đầu. Nhưng theo nguyên tắc chung, những chiếc card AMD tốt nhất cung cấp hiệu suất tương tự như những chiếc card Nvidia tốt nhất.

Chức năng, ứng dụng của Card đồ họa

Sự tinh vi và sức mạnh xử lý của GPU hiện đại có nghĩa là card đồ họa thường là thành phần phức tạp và có hiệu năng cao nhất trong máy tính, sánh ngang hoặc thậm chí vượt trội so với CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm).

Các card đồ họa cao cấp thực hiện tất cả các tác vụ truyền thống mà chúng luôn chịu trách nhiệm. Bao gồm cả việc render đồ họa thông thường mà bạn sử dụng hàng ngày, và render đồ họa 3D tiên tiến trong thời gian thực cho các tựa game PC.

Đồ họa game Cyberpunk 2077

Các chuyên gia đồ họa cũng rất cần dựa dẫm vào card đồ họa cao cấp. Ngày nay, các ứng dụng sản xuất ảnh, video và đồ họa sử dụng nhiều vào card đồ họa chứ không phải CPU của máy tính, để chúng thực hiện xử lý các công việc hình ảnh nâng cao.

Đôi khi, sức mạnh xử lý của GPU trong card đồ họa cũng được sử dụng để thực hiện các công việc không liên quan đến đồ họa. Ví dụ, những người khai thác tiền điện tử dựa vào máy tính có card đồ họa cao cấp để thực hiện quá trình khai thác phức tạp.

Đào coin bằng Card đồ họa

Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Card đồ họa là gì? Tìm hiểu các chức năng của Card đồ họa“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.

Chúc bạn một ngày tốt lành !!!

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Card Là Gì Trong Máy Tính